Trẻ chích ngừa bị sốt phải làm sao?

Rate this post

Việc trẻ chích ngừa bị sốt chắc chắn sẽ khiến ba mẹ lo lắng, bất an và mệt mỏi. Bị sốt sau chích ngừa ở trẻ là tình trạng không hiếm gặp. Vậy nếu sau tiêm phòng con bị sốt, mẹ phải làm thế nào? Sau đây là những cách giúp chăm sóc trẻ chích ngừa bị sốt để ba mẹ có thể an tâm hơn.

Bạn đang đọc: Trẻ chích ngừa bị sốt phải làm sao?

Trẻ chích ngừa bị sốt là phản ứng của cơ thể với vắc xin rất hay gặp. Thông thường tình trạng này kéo dài từ 1 đến 2 ngày sẽ hết vì vậy ba mẹ không nên quá lo lắng. Chỉ cần theo dõi biểu hiện của trẻ và chăm sóc trẻ chích ngừa bị sốt đúng cách là được.

1. Chăm sóc trẻ chích ngừa bị sốt

Tiêm phòng là rất quan trọng với trẻ giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau khi tiêm, các bé thường bị sốt nhẹ do cơ thể phản ứng với vắc xin. Khi sốt trẻ thường mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc. Vì vậy việc chăm sóc trẻ chích ngừa bị sốt đúng cách sẽ giúp trẻ dễ chịu, mau phục hồi sức khoẻ hơn.

Việc đầu tiên, sau khi tiêm ngừa ba mẹ nên dùng nhiệt kế để kiểm tra theo dõi nhiệt độ của trẻ. Không nên dùng tay để đoán nhiệt độ theo cảm tính nhé. Khi bé sốt nhẹ (dưới 39 độ), ba mẹ hãy cho bé mặc đồ rộng rãi, thoáng mát. Dùng khăn sạch nhúng nước ấm và lau mát cho trẻ (không nên dùng nước lạnh hay nước đá). Ba mẹ cho trẻ nằm phòng thoáng mát có điều hoà hay quạt. Tuy nhiên phòng có điều hoà nên chỉnh nhiệt độ không quá lạnh (nên để từ 27 đến 28 độ) và không nên để điều hòa hay quạt thổi thẳng vào bé.

Trẻ chích ngừa bị sốt phải làm sao?

Nếu bé sốt cao từ 39 độ ba mẹ hãy cho bé dùng thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt với các bé nhỏ hơn ba tháng, ba mẹ cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc cho trẻ nhé. Khi trẻ sốt ba mẹ cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hoá hơn. Ngoài ra nên cho trẻ bú nhiều hơn để bù thêm nước cho cơ thể trẻ.

Việc tắm rửa vệ sinh cho trẻ chích ngừa bị sốt ba mẹ cũng cần nên lưu ý. Khi tắm cho trẻ ba mẹ nên tắm trong phòng kín, nhiệt độ nước tắm nên thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2 độ. Khi tắm nên tắm nhanh, lau thật khô người và mặc quần áo thông thoáng cho trẻ.

Ngoài ra, nếu ba mẹ đã dùng nhiều cách, kể cả dùng thuốc hạ sốt mà thân nhiệt trẻ vẫn không hạ, thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay, để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi để có biện pháp khắc phục tốt nhất cho con.

2. Theo dõi trẻ chích ngừa bị sốt và những dấu hiệu nguy hiểm kèm theo

Những biến chứng nguy hiểm khi tiêm phòng vắc xin rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho con, ba mẹ cần nên theo dõi phản ứng của con sau khi tiêm vắc xin từ 24 – 48 giờ để có thể xử lý kịp thời nếu có tình huống xấu xảy ra. Sau đây là những dấu hiệu nguy hiểm sau khi tiêm ngừa ba mẹ cần nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Tìm hiểu thêm: Trẻ 3 tháng tuổi lười ăn bố mẹ cần lưu ý những điều này

Trẻ chích ngừa bị sốt phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đờm và những lưu ý liên quan mẹ nên biết

  • Trẻ bị sốt cao, ba mẹ dùng mọi biện pháp nhưng vẫn không hạ sốt được.
  • Trẻ sau khi tiêm phòng bị sốt cao, co giật toàn thân.
  • Trẻ lừ đừ, mệt mỏi, có dấu hiệu quấy khóc liên tục trên 3 giờ.
  • Trẻ tím tái, khó thở, tim đập nhanh.
  • Vết tiêm sưng tấy đỏ từ 2 ngày trở lên kèm theo sốt cao.
  • Trẻ bỏ ăn, biếng ăn, bé bỏ bú lâu .
  • Trên người của bé nổi nhiều ban, mề đay ở nhiều vị trí.
  • Tay chân của trẻ bị lạnh, tím tái.

Tóm lại, việc trẻ chích ngừa bị sốt sẽ không trở nên nguy hiểm, nếu ba mẹ chăm sóc đúng cách. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích được cho ba mẹ, khi chăm sóc trẻ chích ngừa bị sốt một cách tốt nhất, để bé mau hạ sốt, mau khỏe lại và ba mẹ không còn mệt mỏi, lo lắng sau những lần tiêm phòng cho bé nữa.

Thanh Ngân tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *