Trẻ chậm nói và khả năng cải thiện ngôn ngữ nếu được can thiệp phù hợp

Rate this post

Trẻ chậm nói được xác định là trẻ gặp khó khăn trong quá trình phát triển ngôn ngữ nói. Bố mẹ cần phải nỗ lực hơn trong suốt quá trình đồng hành cùng con từ lúc cất lên tiếng “ê a” đầu tiên đến khi có thể nói được câu hoàn chỉnh.

Bạn đang đọc: Trẻ chậm nói và khả năng cải thiện ngôn ngữ nếu được can thiệp phù hợp

1. Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói

1.1. Sự phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ

Trẻ chậm nói và khả năng cải thiện ngôn ngữ nếu được can thiệp phù hợp

0 đến 3 tháng: Bé phát ra âm thanh đầu tiên bằng tiếng khóc, rồi đến những tiếng từ trong họng không kèm theo tiếng khóc như tiếng gù gù. Đến 3 tháng bé thường chăm chú quan sát và lắng nghe khẩu hình miệng của người lớn, phát ra âm những âm thanh nhẹ như muốn được nói chuyện.

3 đến 6 tháng:  Bé có thể nói được các nguyên âm như ” a “, từ ” ba “, ” “. Trẻ có một số biểu hiện hành vi hướng đến âm thanh, chăm chú nhìn vào người nói chuyện, phân biệt được tiếng động từ các vị trí khác nhau.

6 đến 9 tháng : Bé có các biểu hiện luân phiên âm thanh. La lên hay ê a để gây chú ý hay phân biệt các khuôn mặt quen thuộc. Bé có thể lặp lại những từ có 2 âm như ” ma ma “, ” da da “.

9 đến 12 tháng:  Bé phát ra nhiều nguyên âm hơn, kéo dài một chuỗi âm như người lớn. Khi trẻ được khoảng 11 đến 1 tuổi có thể nói được 2 đến 3 từ đơn khá rõ ràng như: mẹ, ba, bà,…

12 đến 15 tháng:  Bé có các biểu hiện để giữ cho các hành động tiếp tục cùng những cải thiện trong ngữ điệu nói. Đặc biệt bé có thể bắt chước phát âm một từ gần đúng theo giọng của người nói với bé.

Trẻ chậm nói và khả năng cải thiện ngôn ngữ nếu được can thiệp phù hợp

15 đến 18 tháng: Trẻ bắt đầu có những điều chỉnh để hình thành trật tự câu, có thể nói và nối ghép được hai từ với nhau. Trẻ có thể chỉ được các hình ảnh quen thuộc và gọi tên khi nhìn tranh như: Bố, mẹ, bà, ông,…Và có những cử chỉ đơn giản để phụ họa cho ý của mình.

18 đến 2 tuổi:  Trẻ có thể dùng ngôn ngữ để gọi tên, chào hỏi hay từ chối. Số từ mà bé biết có thể lên tới 25 từ. Tiếp xúc với trẻ nhiều có thể hiểu được ý mà trẻ muốn chuyển tải.

2 đến 3 tuổi:  Số từ mà bé biết tăng lên rất nhanh trong giai đoạn này, ước chừng 200 từ. Trẻ tự nói chuyện, tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Sử dụng các câu và đặt câu đơn giản.

3 đến 4 tuổi:  Trẻ nói được các câu phức tạp, tự kiểm soát được ngữ điệu cũng như cường độ giọng nói giống như người lớn. Trẻ biết dùng ngôn ngữ để phục cho mục đích khám phá của mình như hỏi câu hỏi ở đâu, tại sao, cái gì,…

1.2. Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói

Tùy theo sự phát triển của trẻ, ba mẹ nên lưu ý những dấu hiệu cảnh báo sau:

3 đến 4 tháng: Không đáp ứng với tiếng động mạnh, không bắt chước các âm thanh.

7 đến 12 tháng: Không nói một từ nào, không phản ứng khi được gọi tên, không làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu, chỉ tay, không quan tâm tới thế giới xung quanh.

18 tháng: Không nói được các từ thích hợp với cảm xúc, không bắt chước âm thanh, không giao tiếp bằng mắt và chỉ vào thứ mình muốn, không hiểu các mệnh lệnh đơn giản và đáp lại bằng lời nói khi được hỏi tới.

Trẻ chậm nói và khả năng cải thiện ngôn ngữ nếu được can thiệp phù hợp

24 tháng: Vốn từ tăng chậm, chỉ nhại lại lời nói của người khác, không biết tự chơi, chơi giả vờ, không nối được hai từ với nhau, không biết công dụng của một vài đồ dùng cơ bản trong nhà, không bắt chước lời nói hay hành động của người khác.

3 tuổi: Không gọi tên các bộ phận trên cơ thể, không đặt được các câu hỏi đơn giản, phát ra âm thanh lắp bắp với vẻ mặt nhăn nhó, khó tách khỏi bố mẹ và không quan tâm tương tác với trẻ khác.

4 tuổi: chưa phát âm thành thục các phụ âm, không sử dụng các đại từ xưng hô khi trò chuyện, mọi người không hiểu trẻ nói gì.

2. Các nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói có thể bắt nguồn từ:

  • Nguyên nhân thể chất

Do trục trặc vòm họng miệng (vấn đề với lưỡi hoặc hàm ếch, dây hãm ngắn,…) làm trẻ không thể kết hợp giữa môi, lưỡi và hàm để cất tiếng nói. Trục trặc trong khả năng nghe dẫn tới khó bắt chước, hiểu và sử dụng ngôn ngữ.

  • Nguyên nhân tâm lý

Trẻ ngại nói, ngại tiếp xúc với mọi người. Gặp khó khăn tâm lý như lo âu, tự kỷ, vấn đề gắn bó, phát âm có chọn lọc,…khiến trẻ không chịu nói.

Tìm hiểu thêm: Bé 3 tuổi biếng ăn cần được chăm sóc như thế nào mẹ nên biết

Trẻ chậm nói và khả năng cải thiện ngôn ngữ nếu được can thiệp phù hợp

Nguyên nhân từ bố mẹ

  • Quá nuông chiều, bảo bọc con, không tạo môi trương thích hợp thúc đẩy trẻ muốn nói khiến con mất đi cơ hội để nói và tiếp xúc với bên ngoài.
  • Cho con xem tivi quá nhiều làm con không biết cách phản hồi khi tiếp nhận thông tin.
  • Dạy những từ khó ngay từ đầu khiến con gặp khó khăn và giảm hứng thú trò chuyện.
  • Lười nói chuyện với con.

3. Cần làm gì để can thiệp trẻ chậm nói?

Ba mẹ cần chú ý quan sát sự phát triển của trẻ, nếu thấy có các biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám để nhận được những lời khuyên phù hợp. Nếu còn băn khoăn không biết nên cho con khám ở đâu thì bệnh viện Nhi Trung Ương là một gợi ý đáng tin cậy cho ba mẹ.

Tùy theo độ tuổi và mức độ tình trạng, trẻ chậm nói có thể được áp dụng các hình thức can thiệp khác nhau như: Điều trị các khiếm khuyết liên quan đến thể chất trẻ, huấn luyện ngôn ngữ cho trẻ tại các trung tâm can thiệp sớm và ngay tại gia đình.

Trẻ chậm nói và khả năng cải thiện ngôn ngữ nếu được can thiệp phù hợp

Hiện nay, có khá nhiều trung tâm nhận can thiệp cho trẻ chậm nói, do đó, trước khi quyết định cho con tham gia trị liệu, ba mẹ nên tìm hiểu trước về các địa điểm này xem có phù hợp với con mình không.

Ngoài ra, cha mẹ dành thời gian hướng dẫn và cùng con trao đổi chuyện trò là điều quan trọng góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của con. Dưới đây là một số lưu ý giúp bố mẹ khuyến khích trẻ chậm nói   giao tiếp nhiều hơn, bao gồm:

  • Đặt câu hỏi và khuyến khích trẻ trả lời
  • Tập cho con biết nghe các âm thanh khác nhau
  • Dạy con bộc lộ suy nghĩ thông qua các bức tranh
  • Kiểm soát thời gian và chương trình tivi con xem
  • Khuyến kích con đặt câu hỏi và kiên nhẫn trả lời con
  • Thường xuyên nói chuyện với con, đọc sách cho con nghe , chú ý lắng nghe và khen khi con muốn nói
  • Dạy con theo mức độ, bắt đầu từ những từ đơn giản, dễ hiểu
  • Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích con nói và bộc lộ ngôn ngữ

4. Biện pháp ngăn ngừa chậm nói ở trẻ

Trẻ chậm nói và khả năng cải thiện ngôn ngữ nếu được can thiệp phù hợp

>>>>>Xem thêm: 5 kinh nghiệm nấu cháo không bị mất chất mẹ nào cũng nên học hỏi

Dân gian có câu ” phòng bệnh hơn chữa bệnh “, vì vậy, cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây để giảm nguy cơ khiến con chậm nói:

  • Ngay từ thời kỳ mang thai, cần quan tâm đến sức khỏe thai nhi để giảm nguy cơ trẻ mắc các khuyết tật cơ thể sau này. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần chú ý không tiếp xúc với những môi trường độc hại, không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia và các chất kich thích.
  • Quan tâm đến sức khỏe tinh thần cho con: Tạo cho trẻ môi trường an toàn và thoải mái để thể hiện. Tránh cho trẻ gặp các cú sốc tinh thần, cha mẹ không nên cãi cọ, bất hòa với nhau trước mặt trẻ.
  • Không nên cho con xem ti vi quá nhiều, tận dụng cơ hội để nói chuyện, chia sẻ và chơi cùng con nhiều hơn.

Phụ huynh của  trẻ chậm nói  có lẽ sẽ gặp nhiều gian nan và thử thách hơn trong suốt chặng đường cùng con khôn lớn . Nhưng khó khăn càng nhiều thì hy vọng cũng sẽ nhiều hơn. Đặc biệt là niềm vui vỡ òa khi nghe được những âm thanh non nớt từ miệng con phát ra – cảm giác hạnh phúc đó không phải ông bố bà mẹ nào cũng có được.

Nguyễn Oanh tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *