Trẻ chậm nói dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ

Rate this post

Trẻ chậm nói có nhiều biểu hiện dễ nhầm lẫn với hội chứng tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, “hội chứng Einstein”,…Do đó, để phát hiện sớm và khắc phục kịp thời tình trạng chậm nói ở trẻ, bố mẹ cần nắm bắt rõ những dấu hiệu nhận biết, cũng như phân biệt với các rối loạn phát triển khác có kèm theo chậm nói ở trẻ.

Bạn đang đọc: Trẻ chậm nói dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ

1. Trẻ chậm nói được xác định như thế nào?

Trẻ chậm nói dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ

Một số người thường nhầm lẫn giữa “lời nói” và “ngôn ngữ”, dẫn đến việc sử dụng không phù hợp các thuật ngữ “trẻ chậm nói” và “trẻ rối loạn ngôn ngữ”. Thực tế, chúng là hai khái niệm khác nhau:

  • Lời nói là sự biểu thị và truyền đạt ngôn ngữ bằng lời, thể hiện ra ngoài bằng âm thanh. Lời nói gồm các thành phần chính là cách phát âm, âm giọng, và khả năng giao tiếp lưu loát.
  • Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt và thu nhận thông tin bằng lời nói hoặc cử chỉ – bao gồm ngôn ngữ kí hiệu, điệu bộ cơ thể, nét mặt, cảm xúc,…

Như vậy, trẻ chậm nói là một dạng phát triển bất thường về ngôn ngữ. Mặc dù có sự phân biệt, nhưng hai khái niệm này vẫn có vài đặc điểm giao thoa nhau. Chẳng hạn, một đứa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể phát âm tốt, nhưng chỉ có thể nối 2 từ lại với nhau. Trong khi đó, một trẻ chậm nói có thể sử dụng được nhiều từ, hoặc cụm từ để diễn đạt ý tưởng của mình – tuy chúng hơi khó hiểu.

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng chậm nói ở trẻ

Bố mẹ cần nắm bắt rõ giai đoạn phát triển lời nói và ngôn ngữ của con, để phát hiện kịp thời ngay khi trẻ có biểu hiện bất thường được cảnh báo dưới đây:

  • Từ 2 đến 4 tháng tuổi, bé không có biểu hiện đáp ứng lại với tiếng động mạnh, không phát ra những âm “gừ gừ, ư ư”. Hoặc, có phát ra những tiếng này, nhưng không có khả năng bắt chước âm thanh.

Trẻ chậm nói dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ

  • Đến 7 tháng tuổi, bé không có biểu hiện đáp ứng lại với các âm thanh khác từ môi trường.
  • 12 tháng, bé không đáp ứng lại với các âm thanh, kể cả khi được gọi tên. Khi được dạy, bé vẫn không nhận biết được tên các đồ vật, không biết bập bẹ các phụ âm, không nói hoặc không thể hiện động tác “bye bye”, vẫy tay chào, chỉ ngón tay, lắc đầu để từ chối. Đồng thời, bé không quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh mình, không thể hiện nhu cầu giao tiếp hay tìm cách “bắt chuyện” với người khác.
  • 15 tháng tuổi, trẻ không nói từ nào, không hiểu và đáp ứng lại với lời nói của người lớn. Trẻ cũng không nhận biết được các danh từ như “bé”, “bóng”, không hiểu và làm theo các chỉ dẫn của người lớn được – như “cho mẹ đồ chơi nào”, “ra đây nào”,…
  • Đến 18 tháng tuổi, trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.
  • 2 tuổi, trẻ chỉ có bắt chước theo lời nói, động tác của người khác, chứ không thể tự nói ra các từ, cụm từ. Hoặc, trẻ chỉ phát ra được một số âm thanh, từ, cụm từ lặp đi lặp lại chứ không có khả năng sử dụng lời nói trôi chảy để truyền đạt nhiều hơn về nhu cầu, mong muốn của mình. Cũng trong khoảng độ tuổi này, bé được cảnh báo có nguy cơ chậm nói khi không thể làm theo hướng dẫn đơn giản của người lớn, không thể chỉ vào đồ vật được gọi tên, không biết chơi giả vờ với búp bê, không tự nói một mình, có giọng điệu không bình thường – như nói bằng âm mũi, dễ cáu kỉnh, bực tức – và khó hiểu hơn so với sự phát triển kỹ năng lời nói ở tuổi lên 2.

Trẻ chậm nói dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ

  • Từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, trẻ chưa nói được câu ngắn đơn giản với 2 – 4 từ, chưa gọi tên được một số bộ phận cơ thể, không có khả năng ghi nhớ theo kiểu “học vẹt” – ví dụ như, không nhớ được khi nghe đọc nhiều lần một bài thơ. Trẻ chưa biết dùng các đại từ nhân xưng như “mẹ, ba, con”, chưa có khả năng ghép các từ lại thành một câu ngắn để thể hiện nhu cầu, ý muốn (“Con muốn nó”, “Giúp con”, “Cất giày vào tủ”, “Con muốn ăn…”). Lời nói của trẻ trong giai đoạn này khiến người lớn khó hiểu, không rõ, lắp bắp, thể hiện sự khó chịu khi gặp khó khăn với việc dùng lời nói biểu đạt suy nghĩ, không tìm cách giao tiếp với bạn đồng lứa, khó tách rời bố mẹ, người chăm sóc gần gũi,…
  • Đến 4 tuổi, trẻ vẫn chưa có khả năng phát âm thành thạo các phụ âm, chưa thể phân biệt sự “giống” hay “khác” giữa các đồ vật, hoặc vẫn chưa dùng đúng đại từ nhân xưng.

Biểu hiện không đáp ứng lại với âm thanh từ môi trường, không nói được từ nào có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không loại trừ trường hợp trẻ mắc các rối loạn về phát triển. Vì vậy, để được chẩn đoán chính xác và có cách can thiệp phù hợp, bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ chuyên khoa nhi để thực hiện một số kiểm tra cần thiết. 

3. Trẻ chậm nói là do đâu?

3.1. Nguyên nhân do thực thể

Trẻ chậm nói dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ

Tình trạng chậm nói ở trẻ có thể do suy giảm chức năng và hoạt động ở miệng, như vấn đề về lưỡi, vòm miệng. Trong một số trường hợp, dây thắng lưỡi ngắn – nếp gấp dưới lưỡi – cũng có thể khiến trẻ bị hạn chế vận động lưỡi để phát ra lời nói. Hoặc, với những trẻ gặp vấn đề về cơ miệng – như khó khăn khi cho bú – cũng có thể ảnh hưởng đến vùng não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, lời nói, dẫn đến khó phối hợp môi và lưỡi để tạo ra âm nói.

Các vấn đề về thính giác cũng thường liên quan đến tình trạng trẻ chậm nói. Đó là lý do vì sao bác sĩ nhi khoa luôn kiểm tra tình trạng thính giác của trẻ, trước khi chẩn đoán các rối loạn liên quan đến trì hoãn lời nói. Trẻ gặp vấn đề về khả năng nghe cũng có thể gặp khó khăn khi nói chuyện với người khác. Điều này thể hiện ở các lĩnh vực hiểu, bắt chước, và sử dụng ngôn ngữ khi trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh.

3.2. Nguyên nhân do tâm lý

Trẻ chậm nói do mắc rối loạn tự kỷ

Mặc dù dễ bị nhầm lẫn khi chẩn đoán, nhưng trẻ có rối loạn tự kỷ vẫn có một số đặc điểm khác với trẻ chậm nói thông thường.

Tìm hiểu thêm: Tâm lý trẻ lớp 1 cần được cha mẹ hỗ trợ thế nào để con làm quen việc học?

Trẻ chậm nói dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ

  • Trẻ tự kỷ có thể không nói những từ rõ ràng, mà chỉ phát ra vài âm thanh, gây ra những tiếng ồn kỳ lạ, hoặc cứ lặp đi lặp lại một số từ, cụm từ nhất định chứ không bắt chước những từ mới, không dùng lời nói một cách tự nhiên để đưa ra yêu cầu, và đáp ứng theo yêu cầu người khác. 
  • Trẻ tự kỷ có thể chỉ nói một từ nào đó một lần, và không bao giờ nhắc lại nữa, hoặc chỉ sử dụng vài từ trong một khoảng thời gian, và sau đó, các từ ấy mất đi không bao giờ xuất hiện nữa.
  • Trẻ tự kỷ phát ra những âm thanh bất thường, như bắt chước một giọng hát nào đó, giọng nói như robot hoặc gầm gừ tiếng động cơ.
  • Ngôn ngữ tiếp nhận và biểu đạt của trẻ tự kỷ rất nghèo nàn.
  • Trẻ mắc hội chứng tự kỷ không giao tiếp mắt, tương tác rất hạn chế, chỉ tập trung vào một việc/ đồ vật/ sự kiện nào đó, chơi đồ chơi theo cách kì quặc – như tháo hết các bộ phận xe ra, ném đồ chơi, quay bánh xe đồ chơi liên tục, hoặc xếp xe đồ chơi theo hàng thẳng tắp,…
  • Trẻ tự kỷ có hành vi rập khuôn, liên tục lặp đi lặp lại các hành động nhón gót khi bước đi, vẫy tay, xoay tròn,…

Ngoài ra, còn một số lĩnh vực khác biệt giữa biểu hiện chậm nói ở trẻ tự kỷ và tình trạng chậm nói thông thường. Để chẩn đoán hiệu quả nhất, hãy đưa con đến nhà chuyên môn ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường.

Trẻ chậm nói do mắc “hội chứng Einstein”

Trẻ chậm nói dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ

Khác với tình trạng chậm nói thông thường, trẻ mắc “hội chứng Einstein” được gọi là những đứa bé sáng dạ, thông minh với 8 thuộc tính riêng biệt bao gồm:

  • Bé chậm nói, đến khoảng 4 tuổi thì bắt đầu nói câu đầu tiên.
  • Trẻ có đặc điểm khác thường về di truyền gia đình – như cha mẹ có kỹ năng phân tích, nghiên cứu khoa học tốt,…
  • Các bé trai thuộc nhóm hộ chứng này chiếm đến 85% so với bé gái.
  • Trẻ có khả năng phân tích tốt, thậm chí, ngay từ độ tuổi lên 2, bé đã thể hiện sự xuất chúng của mình khi giải được các câu đố khó dễ dàng.
  • Trẻ có khả năng ghi nhớ vượt trội, thậm chí “siêu phàm”.
  • Trẻ phát triển các năng khiếu từ sớm, như sử dụng được máy tính, chơi nhạc cụ giỏi,…
  • Trẻ chậm trễ phát triển các kỹ năng xã hội, như chưa biết kết bạn, chơi với bạn, hòa nhập với các bé đồng trang lứa,…
  • Trẻ có ý chí vô cùng mạnh mẽ, như say mê trò chơi hoặc chương trình nào đó đến cực độ, nhạy cảm khác thường, đôi khi dẫn đến một số đáp ứng mang tính cực đoan.

Trẻ chậm nói do một số vấn đề tâm lý khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, trẻ trì hoãn khả năng nói cũng có thể do chứng kiến một sự kiện nào đó tổn thương, gây sang chấn tâm lý ngay từ nhỏ. Chẳng hạn như, gia đình có tang chế, mất mát, thiếu hụt cha/ mẹ/ hoặc cả hai khi còn quá nhỏ, bạo lực gia đình, là đứa con không mong muốn,…Việc cho trẻ tiếp xúc quá sớm các thiết bị điện tử, điện thoại thông minh, cũng có thể gia tăng nguy cơ chậm nói ở trẻ.

4. Những cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ em

4.1. Điều trị trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ

Khoảng 20% trẻ sử dụng từ ngữ, hoặc bắt đầu nói chậm hơn bạn đồng lứa. Điều này có thể khiến một số trẻ trở nên khó chịu, cáu kỉnh, thậm chí rối loạn hành vi vì không thể biểu đạt được những gì mình muốn nói. Tình trạng chậm nói thông thường ở trẻ có tính chất tạm thời, nếu nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, thì trẻ có thể phát triển lời nói bình thường.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cần phải có sự can thiệp phối hợp của các chuyên viên tâm lý lâm sàng trẻ em, chuyên viên ngữ âm trị liệu, nhà giáo dục trẻ có khó khăn đặc biệt. Tại các phòng khám tâm lý có chuyên môn, trẻ sẽ được can thiệp theo nhiều phương pháp và công cụ khác nhau để cải thiện vấn đề về lời nói, ngôn ngữ .

4.2. Bố mẹ có thể làm gì để giúp con khắc phục tình trạng chậm nói?

Bố mẹ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp con cải thiện vấn đề về lời nói hoặc ngôn ngữ. Dưới đây là một số cách bố mẹ có thể thực hiện để khuyến khích trẻ phát triển khả năng nói ở nhà:

  • Hãy dành ra thật nhiều thời gian để giao tiếp với con ngay từ giai đoạn sơ sinh, như hát, nói chuyện, khuyến khích con bắt chước theo âm thanh, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,…

Trẻ chậm nói dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ

  • Hãy cho con chơi những trò chơi đơn giản để kích thích sự đáp ứng lại của trẻ bằng lời nói, cố gắng lắng nghe từng âm thanh con nói ra để hiểu được điều con muốn bày tỏ.
  • Hãy cho con nghe nhạc, hoặc chơi nhạc cụ phù hợp với bé. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cho trẻ học nhạc sẽ giúp con học được những phương thức mới để “trò chuyện”, kích hoạt sử dụng các kỹ năng ghi nhớ, lắng nghe, bày tỏ ý nghĩ với từ ngữ hiệu quả hơn.
  • Hãy đọc sách, kể chuyện cho bé nghe với những hình ảnh minh họa vui nhộn, phù hợp lứa tuổi của con. Đồng thời, khuyến khích con nhìn theo khi bố mẹ đặt tên, đọc to tên hình ảnh trong sách. Ví dụ, khi đọc sách có ảnh thỏ Bunny đang vỗ tay, bố mẹ cũng nhẹ nhàng cầm tay con bắt chước theo hành động đó và gọi tên “Thỏ Bunny đang vỗ tay”. Trẻ sẽ bắt đầu ghi nhớ những chi tiết này khi kết nối được giữa lời nói, hành động, hình ảnh. Quá trình này sẽ diễn ra tốt hơn nếu bố mẹ nắm bắt được sở thích để chọn sách phù hợp cho bé.

Trẻ chậm nói dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Có nên sử dụng thuốc trị ho, sổ mũi cho trẻ dưới 2 tuổi? Những điều mẹ nên biết!

  • Hãy sử dụng các tình huống hàng ngày để củng cố lời nói và ngôn ngữ cho con. Ví dụ, khi dắt con đi chợ, hãy đặt tên một số loại hoa quả quen thuộc có trong cửa hàng, giải thích cho con nghe về loại thực phẩm đó khi nấu ăn để bé hiểu. Hoặc, có thể chỉ cho con xem các vật dụng xung quanh nhà, cố gắng gọi tên và giải thích công dụng của chúng, đặt câu hỏi và khen ngợi khi con trả lời – kể cả khi đó là những từ ngữ rất khó hiểu và không rõ ràng.

Việc nhận biết dấu hiệu cảnh báo và điều trị trẻ chậm nói sớm là cách can thiệp tốt nhất mà các bác sĩ Nhi khoa khuyến cáo đến những bố mẹ nào đang nuôi con nhỏ. Để làm được điều này, ngoài việc tự trang bị kiến thức về tình trạng chậm nói ở trẻ, bố mẹ cần tìm hiểu các bí quyết dạy bé tập nói ngay từ khi còn nhỏ. Điều này giúp trẻ có nhiều cơ hội gia tăng khả năng giao tiếp với những người thân thuộc nhất, và với cả thế giới rộng lớn xung quanh mình.

Trúc Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *