Trẻ chậm biết đi có thực sự là vấn đề đáng lo ngại không – các chuyên gia nói gì?

Rate this post

Trẻ chậm biết đi là một trong số những tình trạng dễ khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Thông thường các cha mẹ hay dựa vào những trẻ khác cùng độ tuổi với con, những trẻ sống cùng khu vực, hoặc con của bạn bè…để đánh giá mức độ phát triển vận động của con mình.

Bạn đang đọc: Trẻ chậm biết đi có thực sự là vấn đề đáng lo ngại không – các chuyên gia nói gì?

Nếu một trẻ 12 tháng con nhà bên cạnh đã chập chững đi mà con mình thì chưa thấy động tĩnh gì, thì hầu hết các cha mẹ có con cùng độ tuổi sẽ thấy sốt ruột, không biết con mình có gặp vấn đề gì không. Vậy thực sự trẻ chậm biết đi có đáng lo ngại không, chúng ta hãy cùng xem các chuyên gia nói gì nhé.

1. Bạn cần lưu ý gì về tình trạng trẻ chậm biết đi

Theo ông Andrew Adesman, trưởng khoa nhi chuyên về phát triển và hành vi tại bệnh viện Schneider Children tại New york cho biết: nếu con bạn vẫn còn bò, trườn, lết trong khi những trẻ cùng độ tuổi đã bắt dầu bước đi, bạn có thể lo lắng về sự phát triển vận động của trẻ. Một trẻ 18 tháng tuổi nếu chưa tự bước đi tuy vẫn được liệt vào nhóm “không thường gặp nhưng vẫn có thể bình thường”, nhưng trên thực tế, đây có thể là dấu hiệu của một sự bất thường nào đó, và tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ.

Trẻ chậm biết đi có thực sự là vấn đề đáng lo ngại không – các chuyên gia nói gì?

2. Nguyên nhân của tình trạng trẻ chậm biết đi là gì

Theo chuyên gia vật lý trị liệu Gay Girolami, trẻ chậm biết đi có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ chưa đủ dũng cảm để tự bước đi: Một số trẻ phát triển kỹ năng vận động bình thường nhưng khá nhát, bé có thể vịn đi hoặc bước đi khi được người khác dắt, nhưng lại không dám tự đi một mình. Đây là tâm lý bình thường của trẻ và bạn có thể giúp con tự tin hơn bằng cách khuyến khích con tự đi những đoạn ngắn, sau đó tăng dần lên. Một khi trẻ đã tự đi được những bước đầu tiên, con sẽ hào hứng hơn và việc tự đi sẽ dễ dàng hơn nhiều.
  • Sự tác động của các nhân tố về môi trường hoặc về gia đình: Một đứa trẻ trải qua quá nhiều thời gian trong xe tập đi , các loại khung nhún, hoặc ghế ngồi trong xe hơi (trong trường hợp phải di chuyển nhiều cùng gia đình) sẽ khiến cho hệ cơ xương chậu và thân mình không đủ khỏe để tự nâng đỡ cơ thể, từ đó khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tập đi.

Trẻ chậm biết đi có thực sự là vấn đề đáng lo ngại không – các chuyên gia nói gì?

  • Tăng hoặc giảm trương lực cơ (sức căng cơ – ảnh hưởng bởi yếu tố thần kinh và sinh cơ học) cũng có thể khiến việc bước đi của trẻ gặp khó khăn. Trẻ bị tình trạng này sẽ khó giữ thăng bằng và kiểm soát sức nặng của cơ thể. Đôi khi, trẻ gặp các vấn đề về xương hông cũng dẫn đến việc chậm biết đi, dù tình trạng này khá hiếm gặp.
  • Trẻ chậm biết đi cũng có thể do một số khiếm khuyết về hệ thần kinh.

3. Bác sỹ khuyến cáo gì về tình trạng trẻ chậm biết đi

Đối với tình trạng chậm biết đi của trẻ, bác sỹ sẽ tiến hành các bước kiểm tra bao gồm kiểm tra về thần kinh, đánh giá các phản xạ, tư thế và trương lực cơ của trẻ. Họ cũng sẽ kiểm tra một số kỹ năng khác ở trẻ như ngôn ngữ, vận động và kỹ năng xã hội.

Theo ông Adesman, trẻ chậm biết đi cũng thường ngồi và bò muộn – vì vậy việc bước đi không phải là cột mốc đầu tiên trẻ chậm đạt được mà bạn nhận thấy. Do vậy, bác sỹ sẽ xem xét kỹ năng đi lại của trẻ trong bối cảnh các kỹ năng khác để xác định bé đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển kỹ năng vận động.

Tìm hiểu thêm: Trẻ 4 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài có sao không?

Trẻ chậm biết đi có thực sự là vấn đề đáng lo ngại không – các chuyên gia nói gì?

Trong trường hợp chẩn đoán nguyên nhân thuộc yếu tố thể lý hoặc thần kinh , bác sỹ sẽ giới thiệu trẻ đến những chuyên gia để được thăm khám kỹ càng hơn, cụ thể như sau:

  • Nếu các chi của trẻ quá cứng hoặc quá mềm, bác sỹ sẽ giới thiệu bạn và trẻ đến gặp bác sỹ thần kinh khoa nhi để được thăm khám và điều trị.
  • Nếu trẻ bị chậm cả những kỹ năng khác như ngôn ngữ hay vận động, bạn sẽ cần đưa trẻ đến gặp chuyên gia về phát triển.

Đối với hai trường hợp trên, nếu xác định được cụ thể nguyên nhân gây chậm biết đi ở trẻ, các liệu pháp điều trị về vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật sẽ được chỉ định để cải thiện tình trạng cho trẻ.

  • Trong trường hợp bác sỹ không thể xác định được nguyên nhân làm cho trẻ chậm đi, ông ấy sẽ đề xuất cho trẻ tham gia một số trò chơi để khuyến khích trẻ đi. Đồng thời sẽ đề nghị bạn quay lại sau đó để kiểm tra lại. Ngoài ra bác sỹ cũng có thể đề nghị tập vật lý trị liệu cho trẻ, kèm với một huấn luyện viên đã được đào tạo bài bản để theo dõi sát quá trình tập của con.

Trẻ chậm biết đi có thực sự là vấn đề đáng lo ngại không – các chuyên gia nói gì?

>>>>>Xem thêm: Bé ngồi xe tập đi – nên hay không nên?

Nhìn chung, khi nhận thấy trẻ chậm biết đi, tốt nhất các cha mẹ nên đưa con đến gặp các chuyên gia để được thăm khám. Mặc dù trong nhiều trường hợp, trẻ không gặp bất thường gì về phát triển vận động hoặc thần kinh, thế nhưng các cha mẹ cũng không nên chủ quan. Những bước đi đầu đời của con khá quan trọng, nó đánh dấu một mốc quan trọng về cả thể lý lẫn tâm lý của trẻ cũng như gia đình. Vì vậy, các cha mẹ hãy theo sát để giúp con có được những bước chân đầu đời thật vững chãi nhé.

Theo Baby Center

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *