Rất nhiều bà mẹ lo lắng về hiện tượng sốt ở trẻ như đầu nóng nhưng chân tay lại lạnh. Điều này có đáng lo ngại không và dấu hiệu này cho thấy trẻ bị bệnh gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ bị sốt nhưng chân tay lạnh là bệnh gì và cách chữa trị
1. Nguyên nhân trẻ bị sốt nhưng chân tay vẫn lạnh
Sốt không phải là bệnh mà chỉ là một biểu hiện cho thấy trẻ đang bị mắc bệnh gì đó. Muốn biết trẻ mắc bệnh gì cha mẹ cần phải cho trẻ đi thăm khám chuyên khoa mới có thể tìm ra nguyên nhân để điều trị tận gốc.
Theo đó, sốt kèm theo chân tay lạnh có thể do trẻ bị:
– Nhiễm siêu vi trùng như siêu vi gây bệnh cúm chân tay miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết…
– Nhiễm vi trùng do vi khuẩn gây ra các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi, thương hàn, kiết lị, tả, nhiễm trùng máu…
– Nhiễm lao hoặc ký sinh trùng.
– Sốt không do nhiễm trùng mà do mọc răng, tiêm chủng, cảm nắng…
2. Sốt kèm theo chân tay lạnh có nguy hiểm không?
Như đã nói trên, sốt không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng cho thấy cơ thể đang bị vi khuẩn hoặc virus tấn công và gây ra bệnh. Theo đó, khi sốt, đầu trẻ nóng nhưng chân tay vẫn lạnh có thể do bị nhiễm trùng hoặc không.
Lý giải về hiên tượng này, các bác sĩ cho biết, cơ thể khi bị bệnh, hệ miễn dịch sẽ hoạt động và tạo ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus. Quá trình này sinh ra năng lượng dẫn tới nhiệt độ cơ thể tăng, đồng thời, trung tâm điều nhiệt trong hệ thần kinh trung ương sẽ chỉ huy cơ thể thoát nhiệt ra ngoài, vì vậy, một số trẻ sẽ lạnh tay chân dù đầu rất nóng.
Nếu trẻ rơi vào trường hợp này thì vừa có lợi vừa có hại. Có lợi là thân nhiệt trẻ được hạ xuống, có hại là trẻ sẽ rất mệt, mất ngủ, kém ăn, nếu để tình trạng này lâu dài sẽ dẫn tới tổn thương não, vận động và gây tử vong….
Do đó, nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu sốt như trên, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, theo dõi trong vòng 2 tiếng trẻ vẫn không hết sốt, người mệt, ngủ li bì, kém ăn… thì cần cho trẻ đi khám ngay lập tức.
3. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt chân tay lạnh?
Tìm hiểu thêm: 3 sai lầm khi hạ sốt cho trẻ có thể lấy mạng con mẹ nhất định không được quên
>>>>>Xem thêm: Cách dạy trẻ tự lập và lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ
Khi thấy trẻ có hiện tượng sốt (đo nhiệt kế ở nách nếu trên 38.5 độ là trẻ bị sốt) cha mẹ nên thực hiện một số việc sau:
– Di chuyển tới nơi thoáng mát, cởi bớt quần áo cho bé để cơ thể thoát nhiệt ra.
– Lấy khăn ấm lau mát cho bé và cho bé uống nhiều nước để bù nước.
– Thường xuyên theo dõi xem bé sốt như thế nào, nhiệt độ tăng hay giảm. Nếu dưới 38.5 độ thì không cần dùng thuốc hạ sốt, cho bé ăn uống nghỉ ngơi bình thường. Nếu trên 39 độ thì cho bé uống thuốc hạ sốt hoặc cho bé đi khám ngay.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)