Rất nhiều cha mẹ băn khoăn con bị sổ mũi, ho nhẹ liệu có thể tiêm phòng được không hay phải chờ trẻ khỏi bệnh và tiêm phòng vào tháng sau. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ giải đáp băn khoăn trên nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ bị ho sổ mũi có nên đi chích ngừa, trường hợp nào không nên cho trẻ đi?
1. Trẻ bị ho, sổ mũi có nên cho trẻ tiêm phòng?
Theo các bác sĩ, nếu bé bị viêm đường hô hấp, chỉ ho nhẹ hay chảy nước mũi, không sốt, vui chơi bình thường thì việc tiêm ngừa vắc-xin 5 trong 1 cho bé vẫn được tiêm bình thường.
Trong trường hợp trẻ bị ngạt mũi, sốt nhiệt độ thấp 38 độ C mẹ vẫn có thể cho trẻ đi tiêm phòng. Đây là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ đang kích hoạt chống bệnh nên việc tiêm phòng vắc-xin sẽ phát huy được tác dụng tối đa.
Tuy nhiên, nếu trường hợp trẻ ngạt mũi hoặc sốt nhiệt độ cao thì cần phải chờ đến khi trẻ hồi phục mới được tiêm phòng. Vì lúc này, hệ miễn dịch đang yếu, trẻ cần được điều trị dứt đểm để hệ miễn dịch phục hồi. Hoặc nếu trẻ sốt nhẹ nhưng mẹ cho trẻ uống thuốc thì cũng không nên tiêm, cần được bác sĩ tư vấn.
Các mẹ cũng lưu ý, việc tiêm phòng đúng hẹn rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, vì lý do sức khỏe trẻ phải dời lịch tiêm phòng thêm 1 – 2 tuần, thậm chí 1 – 2 tháng cũng không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Do đó, cha mẹ hãy đảm bảo sức khỏe trẻ thật tốt trước khi đi tiêm phòng và không cần lo lắng về việc tiêm trễ lịch.
2. Trường hợp nào không cho trẻ đi tiêm phòng?
Tìm hiểu thêm: Tiêm thuốc tránh thai có hại như thế nào với sức khỏe?
>>>>>Xem thêm: Thuê người trông trẻ tại nhà và những điều mẹ cần lưu ý
Tiêm phòng là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe của trẻ, nhất là với những trẻ em có sức đề kháng yếu. Tuy nhiên, tiêm phòng cho trẻ không phải trường hợp nào cũng thực hiện được. Có một số trường hợp cha mẹ nhất định không cho trẻ đi chích ngừa. Vậy trường hợp nào không cho trẻ đi chích ngừa?
– Không tiêm phòng cho trẻ khi trẻ đang sốt, trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, thương hàn, sởi. Hoặc trẻ vừa mới khỏi các bệnh trên đang trong thời kỳ hồi sức cũng không được đi tiêm phòng.
– Trẻ bị viêm da mủ hoặc bệnh chàm ngoài da.
– Trẻ đang mắc bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch màng phổi, thận mãn tính…
– Trẻ đã từng phản ứng nghiêm trọng với một loại vắc-xin trước đó hoặc một phần vắc-xin. Phản ứng dị ứng gần như không bao giờ xảy ra nhưng khi xảy ra có thể bao gồm triệu chứng phát ban, khó thở, giảm huyết áp,s ốt cao, đau đầu… Một số tác dụng phụ như nổi nốt đỏ ngay tại điểm tiêm, sốt nhẹ.
– Dị ứng với trứng: Một số loại vắc xin được sản xuất từ tế bào phôi trứng gà (vắc xin sởi, vắc xin dại). Do đó, cha mẹ cần đảm bảo trẻ không bị dị ứng trứng gà khi cho trẻ đi tiêm một trong những loại vắc xin này. Việc dị ứng trứng có thể giảm theo độ tuổi, vì vậy mẹ có thể đợi khi nào trẻ hết dị ứng rồi tiêm.
Một số trường hợp trẻ bị dị ứng với trứng nhưng không xảy ra phản ứng với thuốc chích ngừa, có thể vì lượng của protein trứng trong đó là rất nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ hãy cân nhắc trước khi cho trẻ tiêm phòng.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)