Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này kéo dài có thể gây nhiều nguy cơ cho sự phát triển của trẻ. Để giải quyết vấn đề này, mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao bé bị táo bón để có cách khắc phục tốt nhất cho con mình.
Bạn đang đọc: Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón và những điều mẹ cần biết
Táo bón thường gặp ở trẻ 7 tháng tuổi khiến trẻ khó chịu, quấy khóc làm bố mẹ lo lắng. Hiểu được tâm lý ấy của ba mẹ, Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp những thông tin qua bài viết sau, giúp tháo gỡ thắc mắc và đưa ra những giải pháp thích hợp để điều trị cho bé.
Contents
1. Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón do đâu?
Đa số các bé bị táo bón là khi bước vào giai đoạn ăn dặm. Hay nói cách khác, nguyên nhân chính dẫn đến chứng táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi là từ thức ăn.
Nếu bạn cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì khi bước sang giai đoạn ăn dặm ở tháng thứ 7, bé bị táo bón cũng là điều dễ hiểu. Bởi vì dạ dày bé lúc này còn non yếu và đã quen với sữa mẹ lỏng, dễ tiêu. Đến khi ăn dặm, dạ dày bé phải tập xử lý những thức ăn phức tạp, khó tiêu hóa hơn nên dễ bị táo bón.
Nhiều mẹ vẫn nghĩ rằng, cho bé ăn nhiều củ quả sẽ tránh được hiện tượng táo bón. Nhưng trên thực tế, nhiều loại quả nếu cho bé ăn quá nhiều thì lại là tác nhân gây táo bón như chuối, lê. Tương tự, với ngũ cốc, bánh mỳ hay khoai tây cũng vậy. Lời khuyên dành cho mẹ là không nên cho bé ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó. Giai đoạn 7 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé. Vì vậy hãy đảm bảo cho bé bú mẹ đầy đủ. Việc này cũng góp phần hạn chế chứng táo bón ở trẻ.
Thực đơn ăn dặm thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi bị bón. Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa công thức) cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Hãy dùng nguồn sữa mẹ tự nhiên thay vì cho bé dùng nhiều các sản phẩm từ sữa mẹ nhé!
Ngoài ra, chọn sữa công thức không phù hợp với trẻ 7 tháng tuổi hay pha không đúng tỷ lệ chuẩn, cũng khiến cho việc tiêu hóa của bé gặp rắc rối và dẫn đến tình trạng táo bón.
Tìm hiểu thêm: Cách nấu bột với sữa công thức cho bé ăn dặm cực đơn giản
2. Dấu hiệu của chứng táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi
Nhiều mẹ thấy con không đi tiêu hàng ngày hoặc đi hơi khó khăn một chút là nghĩ ngay bé bị táo bón. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bé bị táo bón đâu mẹ nhé! Dưới đây là những dấu hiệu cho biết bé đang bị táo bón, mẹ hãy xem bé của mình có gặp trường hợp nào không nhé.
- Khoảng cách giữa 2 lần đi tiêu dài (hơn 3 ngày).
- Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to.
- Bé đi tiêu khó khăn, không tự đi được, đau, quấy khóc và rất sợ đi tiêu.
- Mẹ hãy dựa vào những dấu hiệu này biết bé có đang bị táo bón hay không, từ đó có cách xử lý đúng đắn.
3. Khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ bằng cách nào?
Tình trạng táo bón không được khắc phục sớm có thể khiến bé lười ăn , ăn uống kém, khó chịu, hay quấy khóc, từ đó chậm lên cân. Tốc độ tăng trưởng của trẻ 7 tháng tuổi (về thể chất lẫn trí não) cũng có thể bị ảnh hưởng nếu tình trạng táo bón kéo dài. Do đó, khi phát hiện bé bị táo bón, mẹ hãy lưu ý những điều sau đây:
- Nguyên tắc căn bản đầu tiên để tránh táo bón ở trẻ là cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
- Mẹ cũng có thể cho bé uống 30 – 60 ml nước ép trái cây (nho, táo) pha loãng 2 lần/ngày. 2 loại nước ép này chứa đường và pectin tự nhiên, giúp bé giảm táo bón.
- Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn dặm của bé để bé đi tiêu được dễ dàng. Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ gồm: khoai lang, đậu Hà Lan, rau bina…
- Tránh cho bé chuối vì có thể làm chứng táo bón nặng hơn.
- Ngoài những lưu ý về chế độ ăn uống nêu trên, mẹ có thể kết hợp những cách dưới đây để việc khắc phục táo bón hiệu quả hơn:
- Massage bụng cho bé: Nhẹ nhàng xoa bụng cho bé theo chuyển động tròn thuận chiều kim đồng hồ. Việc massage cho bé không chỉ giúp thư giãn, dễ chịu mà còn hỗ trợ khắc phục táo bón rất tốt. Nên thực hiện điều này 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.
>>>>>Xem thêm: Dạy bé tập nói con vật và những điều bố mẹ cần lưu ý
- Động tác “đạp xe”: Đặt bé nằm ngửa, nhẹ nhàng cầm hai chân của bé và thực hiện động tác chuyển động như đang đạp xe. Cách này cũng rất hiệu quả khi bé bị trướng bụng, đầy hơi.
- Tắm nước ấm: Cho bé tắm nước ấm cũng lời khuyên khi bé bị táo bón. Tắm xong, mẹ nên kết hợp massage bụng cho bé để có hiệu quả cao hơn.
Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón là điều khó tránh trong quá trình phát triển của bé. Vì vậy, mẹ cần có đầy đủ kiến thức về bệnh táo bón, cũng như nhiều vấn đề bệnh lý khác ở trẻ, để có thể chăm sóc bé tốt hơn. Chúc các mẹ nuôi con thật khỏe, bé mau ăn chóng lớn nhé!
Tuyết Nguyễn tổng hợp