Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và dấu ấn giai đoạn mẹ luôn ghi nhớ

Rate this post

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và phát triển như thế nào kể cả thể chất, trí não và biểu hiện cảm xúc? Những dấu ấn nào của giai đoạn 4 tháng tuổi khiến mẹ phải chú ý? Những điểm nhấn nào đánh dấu sự thay đổi khác biệt của con so với giai đoạn trước đó? Mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn về những điều thú vị liên quan, xoay quanh vấn đề trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì, qua nội dung dưới đây nhé.   

Bạn đang đọc: Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và dấu ấn giai đoạn mẹ luôn ghi nhớ

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và dấu ấn giai đoạn mẹ luôn ghi nhớ

1. Cân nặng mà trẻ đạt được khi ở giai đoạn 4 tháng tuổi

Thể chất phát triển tốt ở trẻ 4 tháng tuổi có thể được xem là điểm nhấn đầu tiên khác biệt với giai đoạn trước đó. Cân nặng của trẻ 4 tháng tuổi thường nặng trung bình ở mức 7 kg. Đây là mức cân nặng dựa theo theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới (WHO). Những trường hợp 6,2 kg trở xuống được xem là trẻ đang ở trong tình trạng thiếu cân, ở mức 7,9 kg trở lên là thừa cân đối với những bé trai. Các bé gái 4 tháng tuổi cân nặng chuẩn là 6,4 kg và 5,6 kg trở xuống là ở tình trạng thiếu cân, còn trên 7,3 kg trở lên là thừa cân.

Như vậy, về thể chất, mẹ rất dễ dàng nhận ra con ở giai đoạn này có phát triển tốt hay không, căn cứ trên khoảng cân nặng chuẩn đã có. Căn cứ thể chất này cũng là một phần quan trọng, để mẹ có thể kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của bản thân, để có nguồn sữa tốt hơn cho con trong 2 tháng còn lại của giai đoạn vàng sử dụng sữa mẹ. Và, đây cũng là tiêu chuẩn để mẹ có cơ sở, bắt đầu nghiên cứu chế độ ăn dăm cho con trong thời gian tiếp theo. 

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và dấu ấn giai đoạn mẹ luôn ghi nhớ

Trong giai đoạn 4 tháng tuổi các mẹ nên chăm sóc con kỹ lưỡng, để trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Giai đoạn 4 tháng tuổi này tùy từng trẻ, các mẹ cũng có thể bắt đầu thử chế độ ăn dặm cho trẻ. Tuy nhiên nếu có, mẹ cũng chỉ nên dừng lại ở mức độ cho trẻ tập làm quen dần cho trẻ mà thôi.

2. Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì?

Ở giai đoạn 4 tháng tuổi trẻ cũng dần trở nên cứng cáp hơn. Bé phát triển được một số biểu cảm và cử động chân tay linh hoạt hơn. Giai đoạn 4 tháng tuổi trẻ có thể biết làm một số điều như:

2.1 Trẻ làm chủ phần đầu và phần cổ hơn

Trẻ đã có thể kiểm soát dược phần đầu và cổ của mình hơn. Đây được xem là một điểm nhấn nổi bật ở giai đoạn này. Đầu và cổ của bé không còn rơi vào tình trạng dễ bị ngửa ra như trước nữa.

Tìm hiểu thêm: Rạn da sau sinh – cơn ác mộng thầm kín của các mẹ

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và dấu ấn giai đoạn mẹ luôn ghi nhớ

Trẻ bắt đầu có thể giữ được thăng bằng hơn, không cần sự giúp đỡ của người khác. Bên cạnh đó, thời gian này trẻ có thể nằm sấp và nâng đầu; phần cổ lên khá lâu hơn so với khoảng thời gian trước đây.

2.2 Trẻ 4 tháng tuổi ngủ xuyên đêm

Vào giai đoạn 4 tháng tuổi trẻ bắt đầu có thể ngủ xuyên đêm, không còn thức giấc nhiều trong đêm như ở những tháng đầu tiên nữa. Có trẻ có thể ngủ một giấc dài khoảng tầm 7 – 8 giờ đồng hồ mỗi đêm. Các mẹ nên lưu ý tổng số giờ trẻ ngủ trong một ngày phải đạt được khoảng tầm từ 14 – 16 tiếng/ ngày. Điều này cũng có thể xếp vào những điểm nhấn quan trọng giai đoạn 4 tháng, chứng tỏ bé đã “lớn” hơn rất nhiều so với trước đó. 

2.3 Những ngón tay của trẻ trở nên khéo léo hơn rất nhiều

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và dấu ấn giai đoạn mẹ luôn ghi nhớ

Trẻ 4 tháng tuổi có khả năng cầm nắm những món đồ nằm trong tầm với của mình. Giai đoạn này trẻ còn có thể phối hợp hai tay cùng một lúc để chơi đùa món đồ chơi mà mình cầm nắm được. Liên quan đến đồ chơi cho bé, các mẹ nên lưu ý lựa chọn sản phẩm đồ chơi cho bé có chất lượng tốt, vừa vặn và thật phù hợp với độ tuổi của con nhé.

2.4 Đôi chân của trẻ 4 tháng tuổi cũng trở nên mạnh mẽ hơn

Nếu các mẹ để ý sẽ thấy trẻ có khả năng nhún và búng khá mạnh bằng đôi chân của mình. Chỉ cần mẹ giữ phần thân phía trên của trẻ, để trẻ có thể đứng chạm sàn, quan sát xem chân trẻ nhún bật như thế nào nhé, mẹ sẽ thấy rất thú vị đấy. Đây cũng được xem là sự phát triển vượt trội của trẻ 4 tháng tuổi.

3. Cách khuyến khích trẻ 4 tháng tuổi phát triển

3.1 Khuyến khích trẻ 4 tháng tuổi phát triển tốt

Cho trẻ tiếp xúc nhiều với những chất liệu, bề mặt khác nhau, từ chất liệu nhung đến cotton hay khăn lông, những cánh hoa với đầy màu sắc khác nhau.

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và dấu ấn giai đoạn mẹ luôn ghi nhớ

>>>>>Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi mẹ nên biết

Cho trẻ 4 tháng tuổi hưởng thụ âm nhạc, cho trẻ nghe nhạc sẽ có nhiều lợi ích khác nhau, nhất là đối với sự phát triển trí não của trẻ.

Khuyến khích sự phát triển về ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn 4 tháng tuổi. Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu bập bẹ ê a, cười nhiều hơn và biết biểu hiện cảm xúc trên gương mặt.

3.2 Một số lưu ý khi chăm trẻ 4 tháng tuổi các mẹ nên biết

Nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều điều mới lạ từ bên ngoài, thường xuyên kể chuyện; đọc sách và giúp trẻ học cách thể hiện những cảm xúc mới lạ. Hàng ngày các mẹ hãy dành thời gian để đọc và hát cho trẻ nghe. Đây là một trong những cách tăng vốn từ ngữ và giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương từ chính người thân của mình qua giọng điệu ngôn từ và cảm xúc thể hiện qua các cách này.

Có thể nói, giai đoạn 4 tháng tuổi thực sự khá quan trọng, được xem như thời gian chuyển đoạn từ giai đoạn bé rất nhỏ luôn cần được ủ ấp, sang một giai đoạn cần đến những yếu tố mang tính “tự lập” và lớn hơn. Quan sát biểu cảm, hành động, hoạt động của trẻ trong giai đoạn này, mẹ rất dễ dàng nhận ra điều ấy. 

Trên đây là những điều liên quan đến việc trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì, cũng như một số điểm nổi bật của trẻ ở giai đoạn này mà Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp để chia sẻ cùng mẹ. Với bé, 4 tháng có thể được xem là giai đoạn chuyển đoạn quan trọng. Và với mẹ, 4 tháng cũng chính là thời gian đã kết thức thật sự giai đoạn ở cữ, chuyển qua một trang mới tập trung vào bé nhiều hơn. Cũng chính từ những điểm nhấn hay dấu ấn của trẻ trong giai đoạn này, bản thân mẹ cũng sẽ rút ra được những kinh nghiệm mới hơn, tốt hơn cho mình, để chăm sóc con mỗi ngày thêm tròn . 

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *