Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ, hệ tiêu hóa. Trong khi đó, trẻ nhỏ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa như táo bón. Táo bón kéo dài rất nguy hiểm cho trẻ, có thể gây nứt hậu môn, trĩ, bệnh đại tràng.
Bạn đang đọc: Top 7 thực phẩm dễ gây táo bón nặng cho trẻ mẹ cần loại ra khỏi thực đơn hàng ngày
Theo đó, thực phẩm chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị táo bón. Cách duy nhất để trị táo bón là cha mẹ thay đổi chế độ ăn uống của trẻ, tăng cường nước, rau xanh và hạn chế những thực phẩm sau:
Contents
1. Bánh kẹo ngọt
Bánh kẹo là sở thích của mọi đứa trẻ trên thế giới, tuy nhiên, chúng chính là thủ phạm hàng đầu gây táo bón ở trẻ. Bánh kẹo chứa hàm lượng đường lớn, chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản và cực kỳ ít chất xơ nên khiến trẻ chán ăn, gây ra hiện tượng táo bón.
2. Ăn quá nhiều chuối
Mặc dù chuối là loại quả giúp nhuận tràng và cực kỳ nhiều dưỡng chất, nhưng ăn nhiều lại khiến trẻ bị táo bón. Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ không thể tiêu hóa hết chất xơ trong chuối, không hấp thu hết dinh dưỡng trong một thời gian và gây ra chứng táo bón khi trẻ ăn quá nhiều chuối.
Cách tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ ăn 1 trái chuối/lần là được và chỉ nên 2 – 3 ngày ăn chuối 1 lần.
3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Đây chính là thực phẩm hàng đầu gây nên rối loạn tiêu hóa, táo bón ở trẻ. Những món ăn nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, cánh gà rán, bim bim sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ bị táo bón nặng, kèm theo nhiều bệnh như béo phì, thận…
Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ, thay vào đó là thực phẩm luộc hoặc hấp.
4. Sữa công thức
Sữa công thức dù được “ca ngợi” là thực phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ nhưng nó lại là nguyên nhân hàng đầu gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Sữa công thức chứa hàm lượng đường, chất béo bão hòa cao mà lại không có chất xơ hoặc rất ít, chính vì vậy nó sẽ khiến cho trẻ bị táo bón nặng nếu uống nhiều trong ngày.
5. Thịt đỏ
Tìm hiểu thêm: Cận thị là gì và có dấu hiệu, cách chữa trị, phòng tránh thế nào?
Thịt là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ nhỏ, tuy nhiên, ăn nhiều thịt thường xuyên lại khiến trẻ táo bón nặng. Theo đó, các loại thịt đỏ chứa hàm lượng đạm lớn, dẫn đến khó tiêu nằm trong dạ dày lâu và gây ra cảm giác no kéo dài, táo bón.
Mẹ nên kết hợp cho trẻ ăn thịt cùng rau xanh để bổ sung chất xơ. Một tuần chỉ nên ăn 3 – 4 bữa thịt/tuần.
6. Thực phẩm đông lạnh
Khi mẹ muốn tiết kiệm thời gian chế biến cho bé, mẹ có thể sử dụng thực phẩm đông lạnh. Nhưng thực phẩm đông lạnh chứa hàm lượng natri cao và khi đi vào cơ thể, natri đòi hỏi lượng nước lớn, ảnh hưởng đến quá trình tống chất thải ra ngoài cơ thể.
Và về lâu về dài chúng gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.
7. Bánh mì
>>>>>Xem thêm: Trẻ suy dinh dưỡng uống sữa gì để tăng trưởng tối đa
Bánh mì qua chế biến không hề tốt như nhiều người lầm tưởng. Bánh mì được làm từ bột mì chứa nhiều fructants, trong khi đó cơ thể trẻ thường khó hấp thu các thực phẩm chứa nhiều thực phẩm có chứa fructant. Hậu quả của việc chứa nhiều fructant sẽ khiến cho vi khuẩn đường ruột lên men và thành dạng khí khi ta xì hơi, tình trạng kéo dài dẫn đến táo bón.
Để tránh cho trẻ táo bón, mẹ nên cho trẻ tiêu thụ khoảng 25 – 35g chất xơ mỗi ngày.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)