Các bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản. Trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, sẽ ít nhất mắc các bệnh về phụ khoa 1 lần, tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chính vì vậy, bài viết của Blogtretho.edu.vn sau đây, sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về các bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nhé.
Bạn đang đọc: Top 7 các bệnh phụ khoa nguy hiểm mà chị em phụ nữ thường gặp
Contents
1. Bệnh phụ khoa là gì?
Bệnh phụ khoa là các bệnh viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục nữ giới bao gồm: âm đạo, âm hộ, tử cung, cổ tử cung, buồng trứng,… Gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn.
Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa :
- Vệ sinh không đảm bảo : Điều này khiến cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây bệnh. Bên cạnh đó, có nhiều nữ giới quá cầu kỳ trong khâu vệ sinh, vệ sinh sâu, thụt rửa âm đạo không đúng cách, lạm dụng dung dịch vệ sinh… cũng khiến các chị em mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Quan hệ tình dục không an toàn : Nam giới có thể là nguồn lây bệnh cho người nữ. Các vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục thường là: Chlamydia, Trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, xoắn khuẩn giang mai…
- Các nguyên nhân khác : Hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm, các biện pháp tránh thai không an toàn (nạo, hút thai, đặt vòng…), phụ nữ tuổi mãn kinh…
-
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh phụ khoa nghiêm trọng ở phụ nữ. Ảnh Internet
2. Các bệnh phụ khoa nguy hiểm
2.1 Rối loạn kinh nguyệt
- Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều, lượng máu thay đổi bất thường. Đây là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới.
- Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt như thức quá khuya, làm việc quá sức hay do tinh thần không ổn định, căng thẳng, stress kéo dài hoặc bị mắc các bệnh lạc nội mạc tử cung , các bệnh lý ở tuyến giáp,…
- Rối loạn kinh nguyệt không nguy hiểm, nhưng nó ảnh hưởng đến việc mang thai của bạn. Vì thế, nếu có hiện tượng này, hãy đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
2.2 Bệnh về cổ tử cung
2.2.1 Viêm cổ tử cung
- Bệnh này là do sinh đẻ nhiều làm tử cung co giãn dẫn đến tổn thương rồi viêm nhiễm.
- Bộ phận sinh dục ngoài bị viêm nhiễm, không chữa trị đúng cách gây lây lan và viêm nhiễm tới cổ tử cung.
- Thông thường, viêm tử cung chỉ xảy ra ở những phụ nữ sau sinh hoặc quan hệ tình dục với tần suất quá cao.
- Nếu để lâu nó có thể khiến nữ giới không thể mang thai. Bởi dịch nhầy sẽ bài tiết đẩy tinh trùng ra ngoài, cản trở sự thụ tinh. Viêm cổ tử cung dẫn tới cổ tử cung bị suy yếu là nguyên nhân gây sảy thai mãn tính hoặc sinh non .
2.2.2 Viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Bạn bị bệnh này có khả năng cao là do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh hoặc nạo phá thai nhiêu lần. Khi bị bệnh này, khí hư sẽ ra nhiều kèm mùi hôi khó chịu và bạn sẽ thấy đau rát khi đi tiểu hay khi quan hệ.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời. Ở mức độ nhẹ hơn, bệnh là nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn, hoặc nếu có mang thai thì cũng ảnh hưởng tới mẹ và bé.
-
Viêm lộ tuyến cổ tử cung xảy ra khi sử dụng nhiều thuốc kháng sinh hoặc nạo phá thai nhiều lần. Ảnh Internet
2.2.3 Ung thư cổ tử cung
- Khi niêm mạc tử cung hình thành và phát triển sẽ khó kiềm chế và chúng tập hợp lại, phát triển thành khối u.
- Ung thư có 2 loại là u lành tính (không có hại) và u ác tính (nguy hiểm đến tính mạng).
- Ung thư cổ tử cung có biểu hiện là vùng chậu đau nhức, lưng và bụng dưới cũng đau, xuất huyết âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra nhiều và có mùi hôi khó chịu.
2.2.4 Polyp cổ tử cung
- Căn bệnh liên quan đến sự viêm nhiễm ở vùng âm đạo. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài, ống polyp thu hẹp lại chỉ nhỏ vài milimet sẽ dẫn đến tắc, bịt kín tử cung gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Bệnh polyp thường có dấu hiệu như đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi, đau rát khi đi tiểu hay khi quan hệ hoặc có thể bị chảy máu âm đạo bất thường.
2.2.5 U xơ cổ tử cung
- Đây là một căn bệnh phụ khoa thường gặp, đặc biệt là ở nhóm phụ nữ trên 50 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do tế bào tử cung phát triển nhờ hormone estrogen bị kích thích dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều, đau bụng kinh, vùng bụng dưới to lên bất thường do xuất hiện cục cứng.
- U xơ tử cung có thể là 1 hoặc nhiều khối, với kích thước từ vài mm tới vài cm.
- U xơ tử cung tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như khó thụ thai, biến dạng tử cung, thậm chí là vô sinh – hiếm muộn vì các khối u phát triển có thể chèn ép vòi chứng, bít lỗ cổ tử cung.
- Điều trị u xơ cổ tử cung có thể áp dụng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa thích hợp theo tình trạng bệnh. Với trường hợp bệnh nặng, có thể phẫu thuật loại bỏ khối u, hoặc cắt bỏ hoàn toàn tử cung.
2.2.6 Lạc nội mạc tử cung
- Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô nội mạc tử cung lạc chỗ ở các vị trí khác ngoài vị trí thông thường của nó. Nội mạc tử cung chỉ là lớp lót ở bên trong lòng tử cung. Hàng tháng, mô nội mạc tử cung có tính trạng bong tróc theo chu kỳ dẫn đến việc hành kinh của người phụ nữ.
- Vì một số nguyên nhân, mô nội mạc tử cung có thể xuất hiện tại những vị trí bất thường như buồng trứng, vòi trứng, vùng chậu,… dẫn đến tình trạng viêm mãn tính và hình thành các khối u lạc nội mạc tử cung, gây dính vòi trứng, buồng trứng và giảm dự trữ buồng trứng và vô sinh.
2.3 Viêm âm đạo
Đây là bệnh lý chiếm đến 90% những bệnh phụ khoa nguy hiểm thường gặp ở nữ giới.
2.3.1 Viêm nhiễm âm đạo do nấm
- Khi bị nhiễm nấm, khí hư nhiều, có mùi hôi và âm đạo mẩn đỏ gây cho bạn khó chịu. Bạn nên lựa chọn quần lót với chất liệu thoáng mát và rộng rãi.
- Các triệu chứng phổ biến nhất là âm đạo và âm hộ ngứa rát, có dịch trắng vón cục, đôi khi hơi dính, hoặc dịch tiết âm đạo cũng có thể xuất hiện dịch mủ.
2.3.2 Viêm nhiễm âm đạo do vi trùng Chlamydia
- Vi trùng Chlamydia là bệnh lây qua đường tình dục, bệnh này có các triệu chứng như khí hư bất thường, có mùi lạ, ngứa và bỏng rát ở trong hoặc quanh âm đạo gây nhiễm ống dẫn trứng hoặc dẫn đến vô sinh.
- Chlamydia được gọi là ” căn bệnh thầm lặng” ở phụ nữ, khi bị nhiễm nó không gây ra bất kỳ triệu chứng điển hình nào với 70-80% trường hợp và có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi được phát hiện. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm chảy máu bất thường ở âm đạo, đau bụng, đau khi giao hợp, sốt, đi tiểu đau hoặc muốn đi tiểu thường xuyên hơn so với bình thường (tiểu gấp).
- Để ngăn ngừa loại bệnh viêm nhiễm này bạn cần sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ và thường xuyên đi khám bác sĩ phụ khoa để biết tình trạng sức khỏe của mình.
Tìm hiểu thêm: Sữa similac cho bà bầu Mom IQ Plus của Mỹ – nguồn dinh dưỡng cho bé khỏe, mẹ vui
2.4 Viêm vùng chậu
- Bệnh này là bệnh viêm cơ quan xung quanh tử cung và màng bụng vùng chậu.
- Bệnh viêm vùng chậu sẽ có triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra nhiều, mùi hôi khó chịu, đôi khi khí hư còn kèm máu và mủ.
- Người bệnh có cảm giác đau khi đi tiểu hay khi quan hệ.
- Viêm vùng chậu cấp tính có các triệu chứng như đau nhẹ vùng hạ vị, khí hư hơi nhiều…
- Khi bị mắc bệnh viêm vùng chậu nặng bạn có thể bị chóng mặt, buồn nôn. Nếu để lâu sẽ thành viêm vùng chậu mãn tính, có thể gây vô sinh, hiếm muộn cho người phụ nữ.
2.5 Các bệnh về vú
- Các bệnh về tuyến vú thường gặp đó là: tăng sản tuyến vú, u xơ tuyến vú, ung thư vú,…
- Cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hợp lý, không thức quá khuya, không làm việc quá căng thẳng, luôn tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ.
- Chị em cũng nên đi khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện kịp thời các tác nhân gây bệnh và có phương pháp xử lý kịp thời.
- Thường gặp ở những phụ nữ làm việc nhiều về đêm, tiếp xúc nhiều với ánh sáng có nguy cơ mắc bệnh tuyến vú rất cao, do chúng phá hủy hóc môn có chức năng ức chế khối u, nhất là khối u ở vú.
2.6 Nhiễm trùng đường tiết liệu
Bạn sẽ có cảm giác muốn đi tiểu liên tục, buồn tiểu thường xuyên mặc dù trong bàng quang đang trống rỗng và đi tiểu thường cảm giác nóng rát, nước tiểu có màu vàng sậm. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những tổn thương khó lường cho thận.
2.7 Các bệnh về phần phụ
2.7.1 Viêm buồng trứng
- Viêm buồng trứng là căn bệnh phụ khoa nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
- Vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm buồng trứng, có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên buồng trứng.
- Do viêm nhiễm tại nơi cư trú của trứng gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của các nang trứng cũng như khả năng di chuyển nên bệnh lý này ngăn cản quá trình thụ thai và có nguy cơ dẫn tới vô sinh hiếm muộn.
- Viêm buồng trứng có hai giai đoạn phát triển: cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, chị em thường có biểu hiện kinh nguyệt rối loạn, có thể sốt và mệt mỏi, hậu môn nóng rát và đau khi đại tiện. Tới giai đoạn mãn tính thì có thêm một số dấu hiệu như: kinh nguyệt bất thường (màu đen, vón cục), căng chướng vùng bụng dưới, sốt cao, thậm chí gây co giật.
2.7.2 Viêm vòi trứng
- Bệnh viêm vòi trứng là căn bệnh mà bất kỳ chị em nào cũng lo sợ khi mắc phải vì nó cũng gây những ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản.
- Viêm vòi trứng đi kèm với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Vì vậy, tác nhân gây bệnh ra có xu hướng phát triển từ dưới đi lên, tại mỗi vị trí đi qua đều để lại những tổn thương gây viêm nhiễm.
- Khi có hiện tượng đau lưng, đau bụng dưới, khí hư ra nhiều có màu vàng xanh, rối loạn kinh nguyệt, toàn thân nóng sốt,… chị em cần theo dõi và đến bác sĩ kiểm tra.
2.7.3 Đa nang buồng trứng
- Bệnh viết tắt là PCOS. Đây là một bệnh lý ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, nguyên nhân là do mất cân bằng hormone trong hệ thống sinh sản của phụ nữ, dẫn đến tình trạng không rụng trứng.
- Buồng trứng đa nang (PCOS) có liên quan đến bệnh béo phì và tiểu đường cho nên trước khi điều trị bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và có lối sống lành mạnh thì có thể có thể có thai tự nhiên mà không phải dựa vào các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
2.7.4 U nang buồn trứng
- Nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng thường là do các thể nang phát triển không đầy đủ, không hấp thu được các chất lỏng trong buồng trứng.
- Khối u nang xuất hiện quanh buồng trứng, số lượng khối u có thể là 1 hoặc nhiều u nang.
- Khi khối u nang dày lên chúng có thể gây cản trở sự phát triển và phóng noãn của buồng trứng, gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai nếu không được điều trị kịp thời.
3. Những lưu ý về các bệnh phụ khoa nguy hiểm
- Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần, là biện pháp hiệu quả nhất giúp các chị em sớm phát hiện bệnh phụ khoa và điều trị. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa đều gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bạn nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến vô sinh.
- Chị em phụ nữ sẽ ít nhất mắc bệnh viêm phụ khoa 1 lần, mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe và thời điểm phát hiện bệnh.
Để phòng tránh các bệnh phụ khoa một cách hiệu quả, nữ giới cần lưu ý những điều sau :
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, nhất là trong thời kì kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục. Đây là một trong những nguyên tắc phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa đầu tiên khá quan trọng mà chị em nào cũng cần lưu ý kỹ.
- Không thụt rửa âm đạo quá sâu, hạn chế sử dụng những dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh.
- Không mặc quần lót quá chật, nên mặc quần lót chất liệu cotton, dễ thấm hút mồ hôi
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn và chung thủy với bạn tình.
- Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…
- Nếu đang trong thời kì kinh nguyệt thì 4-6 tiếng thay băng vệ sinh 1 lần.
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
- Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ sắt, canxi, vitamin, khoáng chất, axit folic … giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập và phát triển của các loại vi khuẩn có hại.
>>>>>Xem thêm: Những kiêng kỵ phong thủy nhà ở, nơi làm việc giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh
Trên đây là 7 các bệnh phụ khoa nguy hiểm mà chị em có thể gặp phải, kể cả trước, khi mang thai hoặc sau khi sinh. Hãy quan tâm, chăm sóc cơ thể của bạn thật tốt, đồng thời kiểm tra thể trạng cơ thể thường xuyên để kịp thời phát hiện, theo dõi và chữa trị các bệnh phụ khoa nguy hiểm, nhằm tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra cho mình chị em nhé.
Chi Lê tổng hợp