Tính chu kỳ kinh nguyệt và lưu ý chị em nên ghi nhớ

Rate this post

Tính chu kỳ kinh nguyệt là điều cần thiết cho chị em phụ nữ để theo dõi sức khỏe. Đây là một trong những hoạt động quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ, từ khi dậy thì đến khi mãn kinh. Không những vậy, chu kỳ kinh nguyệt còn quyết định đến việc có thai và tránh thai theo ý muốn của các cặp vợ chồng. Vậy làm sao để tính và theo dõi chính xác chu kỳ kinh nguyệt hay cần lưu ý những gì? Những giải đáp cơ bản nhất sẽ được chia sẻ ngay dưới đây, bạn hãy theo dõi nhé.

Bạn đang đọc: Tính chu kỳ kinh nguyệt và lưu ý chị em nên ghi nhớ

Tính chu kỳ kinh nguyệt và lưu ý chị em nên ghi nhớ

1. Hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt để tính được chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp lại của kinh nguyệt tính từ tháng này sang tháng kế tiếp. Đây là một chuỗi các hoạt động sinh lý bình thường. Thời gian của chu kì kinh được tính bắt đầu từ ngày đầu ra máu của tháng này cho đến ngày đầu ra máu của tháng kế tiếp.

Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt tùy thuộc vào cơ địa từng người. Thời gian kéo dài của chu kỳ kinh nguyệt cũng không giống nhau ở mỗi người. Có một số phụ nữ thì có chu kì kinh kéo dài trong khoảng từ 28 đến 30 ngày, một số người thì chu kì này lại kéo dài tới 40 hoặc 45 ngày.

Các hoạt động cơ bản sẽ diễn ra trong một chu kỳ bao gồm: hành kinh, phát triển nang trứng, làm dày nội mạc tử cung, rụng trứng và thoái hóa nội mạc tử cung. Một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường chia ra làm 3 giai đoạn cụ thể. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đầu : Từ ngày đầu tiên xuất hiện hiện tượng hành kinh của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất cho tới trước ngày rụng trứng. Trong giai đoạn này, cơ thể của các chị em sẽ xảy ra 3 hiện tượng chủ yếu là hành kinh, sau đó làm dày nội mạc tử cung.
  • Giai đoạn 2 : Giai đoạn này trứng sẽ chín và rụng, vòi trứng sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ hứng bắt trứng rụng và đợi tinh trùng để thụ thai.
  • Giai đoạn 3 : Khi rụng trứng , nếu không có sự thụ thai thì nội mạc tử cung bị ngừng tưới máu và trở nên thoái hóa.

Tính chu kỳ kinh nguyệt và lưu ý chị em nên ghi nhớ

2. Tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Tính chu kỳ kinh nguyệt là phương pháp các chị em tính toán thời gian xuất hiện của các giai đoạn trong một chu kỳ. Và việc hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chúng ta theo dõi chi tiết hơn diễn tiến của chu kỳ. Có các cách tính chu kỳ kinh nguyệt khác nhau nhưng phổ biến nhất, tính chu kỳ kinh nguyệt phần lớn các chị em áp dụng là cách tính theo lịch như dưới đây. 

2.1. Tính chu kỳ kinh nguyệt theo lịch – phương pháp phổ biến nhất

  • Bước 1 : Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày “đèn đỏ” xuất hiện trên lịch. Đây là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bước 2 : Khi tới ngày có “đèn đỏ” tiếp theo và đánh dấu lại. Đây là ngày kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bước 3 : Tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình nhờ ngày bắt đầu và ngày kết thúc.
  • Bước 4 : Thực hiện trong vòng 6 tháng, bạn sẽ có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình, từ đó tính được ngày kinh nguyệt thường sẽ rơi vào khoảng thời gian nào.

Ví dụ :

  • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 02/01.
  • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 31/01.
  • Suy ra chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 29 ngày và cô bạn “đèn đỏ” sẽ lại ghé thăm bạn vào khoảng ngày 01-03 ở tháng 3 sau đó.

Tìm hiểu thêm: Ung thư cổ tử cung: Căn bệnh nguy hiểm mọi phụ nữ cần đề phòng

Tính chu kỳ kinh nguyệt và lưu ý chị em nên ghi nhớ

2.2. Tính được chu kỳ kinh nguyệt – dự đoán thời gian rụng trứng

Việc tính được chu kỳ kinh nguyệt là bước quan trọng không thể thiếu mà nhờ đó chúng ta có thể dự đoán ngày rụng trứng . Dự đoán ngày rụng trứng sẽ giúp phụ nữ theo dõi sức khỏe sinh sản của mình được chu đáo hơn. Trong đó, có thể là để góp phần tránh thai khi chưa có kế hoạch có con, hoặc để dự đoán được thời gian màu mỡ nhất để thụ thai nếu đang mong muốn có em bé. Dự đoán ngày rụng trứng hay tính chu kỳ kinh nguyệt dựa vào ngày rụng trứng, ta có thể tính như dưới đây:

Gọi Y là tổng số chu kỳ kinh, X là ngày trứng rụng và ta có công thức Y-14=X

Vậy công thức tính chu kỳ kinh là: Y= X+14

  • Với chu kỳ ngắn nhất : Bạn trừ đi 18 ngày, kết quả tìm ra chính là ngày đầu tiên của khoảng thời gian bạn có khả năng thụ thai cao nhất.
  • Với chu kỳ dài nhất : Bạn trừ 11 ngày. Kết quả của phép tính chính là ngày cuối cùng trong khoảng thời gian thích hợp mà bạn có khả năng thụ thai cao.

Ngoài tính chu kỳ kinh nguyệt, xác định khoảng thời gian rụng trứng, tùy vào kế hoạch, bạn cần kết hợp những yếu tố quan trọng khác, để bảo đảm hơn cho sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe và sinh sản. Cụ thể như:

2.2.1. Nếu muốn có thai theo ý muốn 
  • Thường xuyên tập thể dục. Cần thả lỏng tinh thần không gây áp lực.
  • Để nâng cao cơ hội có thai cần một chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Sau khi quan hệ nên nằm yên 20 phút và không nên đi vào nhà tắm ngay.
  • Trong vòng 3 tháng khi chuẩn bị mang thai không nên sử dụng các loại thuốc.
  • Người vợ phải đạt được cực khoái khi làm “chuyện ấy”, vì như thế sẽ khiến tử cung co thắt, tạo điều kiện đưa tinh trùng xâm nhập vào tử cung, nâng cao khả năng thụ thai.
  • Việc thụ thai thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tinh trùng khỏe, sức khỏe của cặp vợ chồng, tần suất yêu,…
2.2.2. Nếu muốn tránh thai an toàn

Tính chu kỳ kinh nguyệt kết hợp rụng trứng được xem là một trong những biện pháp tránh thai tự nhiên phổ biến. Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và nếu muốn áp dụng thì bạn phải theo dõi 8 kỳ kinh gần nhất. Do phương pháp không đạt hiệu quả 100%, chi em phụ nữ nêni áp dụng nên kèm theo các cách tránh thai an toàn hơn như dùng bao cao su, thuốc ngừa thai hàng ngày,…để tránh các trường hợp mang thai ngoài ý muốn.

Tính chu kỳ kinh nguyệt và lưu ý chị em nên ghi nhớ

2.3. Tính chu kỳ kinh nguyệt để có con theo ý muốn

Có con là mong muốn của hầu hết các cặp vợ chồng tuy nhiên, cuộc sống hiện đại có nhiều yếu tố tác động khiến việc có em bé càng ngày càng trở nên khó khăn. Thậm chí ngay cả các cặp vợ chồng khỏe mạnh, đang trong độ tuổi sinh sản tốt nhất cũng có thể gặp những trở ngại hoặc chậm có tin vui. Nếu vợ chồng bạn đang rất mong có em bé, thì cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có con theo ý muốn cũng là điều quan trọng cần quan tâm. Về cách tính, sau khi theo dõi chu kỳ liên tục trong vòng 6 tháng, bạn có thể dự đoán khoảng thời gian để tăng cơ hội có con như sau:

2.3.1. Với chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày

Thời điểm an toàn tương đối thường rơi vào khoảng thời gian từ ngày bắt đầu có kinh đến trước ngày trứng rụng, tức là từ ngày thứ 1 đến thứ 7 của chu kỳ. Khoảng thời gian này cơ hội thụ thai vẫn có, nhất là trước ngày rụng trứng. 

Thời điểm thụ thai thành công dễ dàng nhất sẽ rơi vào khoảng thời gian từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 19 của chu kỳ.

Thời điểm tránh thai an toàn sẽ rơi vào sau 1 ngày trứng rụng, đến ngày cuối cùng của vòng kinh, tức là từ ngày 20 đến ngày 28 của chu kỳ.

2.3.2. Với chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 28 ngày

Thời gian theo dõi chu kỳ của bạn ít nhất là 6 tháng. Lấy chu kỳ kinh ngắn nhất trừ 20 và vòng kinh dài nhất trừ 10, kết quả của vòng ngắn nhất đến vòng dài nhất chính là thời điểm dễ thụ thai và những thời điểm còn lại sẽ tránh thai hiệu quả.

Ví dụ :

Vòng kinh ngắn nhất 25 ngày: 25-20 = 5.

Vòng kinh dài nhất 39 ngày: 39-10 = 19.

Khoảng thời gian không an toàn cho tránh thai sẽ là từ ngày 5 đến ngày 19 của chu kỳ.

3. Những lưu ý về tính chu kỳ kinh nguyệt chị em nên ghi nhớ

Tính chu kỳ kinh nguyệt có ý nghĩa rất quan trọng trong việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe phụ nữ một cách toàn diện. Tính chu kỳ kinh nguyệt không đơn thuần chỉ liên quan đến vấn đề sinh sản, điều này có những lợi ích khác để giúp phụ nữ chủ động chăm sóc bản thân một cách tốt nhất, để cuộc sống hàng ngày của mình trở nên thoải mái, cũng như sức khỏe luôn được duy trì ổn định. 

Trước khi diễn ra hoặc trong ngày hành kinh, người phụ nữ thường phải chịu đựng nhiều triệu chứng khó chịu khác nhau. Đau lưng, đau bụng dưới, mặt nổi mụn… là những triệu chứng thường thấy gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người phụ nữ. Vì thế, tính chu kỳ kinh nguyệt giúp chị em khoanh vùng được những khoảng thời gian dự đoán sắp xảy ra những điều khó chịu cho bản thân, nhằm có cách ứng phó linh động, thu xếp lịch sinh hoạt công việc sao cho ổn thỏa hơn. 

3.1. Nên làm gì vào những ngày kinh nguyệt

  • Sau khi tính chu kỳ kinh nguyệt, dự đoán được những ngày hành kinh, bạn có thể chủ động giảm triệu chứng khó chịu khi những ngày này chuẩn bị diễn ra bằng cách, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê hay thuốc lá. Không ăn quá no trong một bữa ăn, nên ăn nhiều bận trong ngày hơn bình thường để phần bụng dưới của bạn dễ chịu hơn.
  • Tăng cường nghỉ ngơi thư giãn, không nên làm những việc quá nặng hay những việc gây áp lực cao để giúp bạn thoải mái tinh thần trong khoảng thời gian này.
  • Khi bị đau bụng dưới trong những ngày hành kinh thì có thể xoa bóp nhẹ nhàng, chườm khăn ấm lên vùng bị đau.
  • Khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết, lượng muối sử dụng ít hơn thường ngày.
  • Vệ sinh vùng kín một cách sạch sẽ, khoa học. Bạn nên sử dụng dung dịch vệ sinh có uy tín trên thị trường để vệ sinh hằng ngày để tranh viễm nhiễm cơ quan sinh dục ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ sau này.

3.2. Những trường hợp bất thường của chu kỳ kinh nguyệt

Cũng nhời tính chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ nắm được khoảng thời gian hành kinh của mình bao nhiêu ngày, thời điểm ngày đèn đỏ xuất hiện, lượng máu kinh trong những ngày hành kinh,…Dựa vào đây, bạn có thể phát hiện những bất thường như ngày hành kinh kéo dài hơn bình thường (rong kinh), đau hơn bình thường (thống kinh), trễ kinh, hay lượng máu quá ít,….Cụ thể cho từng trường hợp, bạn có thể nắm như sau:

  • Rong kinh : Là tình trạng ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh mất đi trên 150ml trong một chu kỳ.
  • Thống kinh : Là hiện tượng đau bụng dữ dội trước và trong khi hành kinh. Chị em có thể gặp tình trạng vã mồ hôi, tụt huyết áp, sắc mặt tái xanh và chân tay lạnh bủn rủn.
  • Kinh nguyệt đến muộn : Là tình trạng ngày hành kinh bị chậm hơn 7 ngày so với những chu kỳ kinh nguyệt.
  • Kinh nguyệt ít : Là tình trạng lượng kinh ít hơn 40ml/chu kỳ và ngày hành kinh ít hơn 2 ngày. 
  • Các biểu hiện khác như : Lượng kinh quá nhiều, chu kỳ kinh kéo dài, tắc kinh, màu kinh bất thường…..

Khi gặp những trường hợp bất thường như trên, chị em có thể đi thăm khám để kiểm tra, nhằm bảo đảm cho sức khỏe của mình, không gặp vấn đề nào quá nghiêm trọng. Hoặc có thể phát hiện sớm những bất ổn nghiêm trọng, để có những cách xử lý kịp thời, mau ổn định lại sức khỏe của mình hơn.

Tính chu kỳ kinh nguyệt và lưu ý chị em nên ghi nhớ

>>>>>Xem thêm: Mách mẹ 5 cách canh trứng rụng chính xác, giúp mẹ thụ thai dễ dàng hơn

Có thể thấy, tính chu kỳ kinh nguyệt là công việc quan trọng để chị em chăm sóc sức khỏe bản thân một cách toàn diện, chứ không chỉ sức khỏe sinh sản của mình. Một khi bạn xác định được khoảng thời gian của chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể chủ động được rất nhiều việc liên quan trong cuộc sống, để thêm tự tin, yêu đời, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *