Tiêm vắc xin trong thai kỳ: Những điều mẹ cần biết

Rate this post

Tiêm vắc xin khi mang thai là cần thiết để phòng bệnh cho cả mẹ và bé. Nhưng cần tiêm những loại vắc xin nào và tiêm trong thời điểm nào là băn khoăn của không ít mẹ bầu.

Bạn đang đọc: Tiêm vắc xin trong thai kỳ: Những điều mẹ cần biết

Những điều dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp khúc mắc trong lòng.

Vắc xin có an toàn không?

Vắc xin được đưa vào cơ thể nhằm tạo kháng thể để chống lại một số bệnh nhất định. Tất cả các loại vắc xin đều được kiểm tra kỹ lưỡng về độ tinh khiết, an toàn và hiệu quả để không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tiêm vắc xin trong thai kỳ: Những điều mẹ cần biết

Tùy theo từng loại vắc xin mà mẹ nên tiêm phòng theo các thời điểm khác nhau.

Tuy nhiên, một số người vẫn có thể bị dị ứng với thành phần vắc xin. Đặc biệt là với mẹ bầu bởi cơ thể sẽ luôn thay đổi theo từng giai đoạn thai kỳ. Do đó, mỗi loại vắc xin trước khi được tiêm phòng cho mẹ bầu cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Vắc xin có gây hại cho bé chưa sinh không?

Tùy theo từng loại vắc xin mà mẹ bầu có thể tiêm được hay không. Một số loại vắc xin mẹ bầu có thể tiêm được ngay trong thai kỳ. Nhưng một số vắc xin khác thì cần mẹ phải tiêm trước hoặc sau khi mang thai từ ba đến 6 tháng.

Những loại vắc xin mẹ bầu nên tiêm và thời gian tiêm chủng an toàn

– Viêm gan siêu vi B: Đây là loại vắc xin mẹ bầu nên tiêm trước và sau khi sinh, không được tiêm trong thai kỳ. Mẹ cần tiêm 3 mũi, mũi 2 cách mũi trước 1 tháng và mũi 3 cách mũi thứ nhất 6 tháng.

Khi mẹ đi xét nghiệm nếu thấy kết quả âm tính với bệnh thì có thể tiêm phòng vắc xin này.

Cúm (bất hoạt): Với vắc xin này mẹ bầu có thể tiêm ngay trong thời gian mang thai, đặc biệt là vào mùa cúm. Tuy nhiên tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa của bạn xem bạn có nên tiêm phòng vắc xin này không.

Uốn ván / bạch hầu / ho gà (Tdap): Đây cũng là loại vắc xin mẹ bầu có thể tiêm trong thai kỳ. Thường các bác sĩ khám thai cho bạnsẽ chỉ định bạn đi tiêm, thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin này là từ tuần thứ 20 trở đi.

– Viêm gan siêu vi A: Mẹ không nên tiêm vắc xin này trong thai kỳ do chưa chứng thực được mức độ an toàn của nó đối với thai nhi. Nếu mẹ bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao thì hãy trao đổi với bác sĩ để có thể có lựa chọn ít tổn hại nhất.

Tìm hiểu thêm: Thai nhi 13 tuần tuổi con đã biết nheo mắt, cau mày còn mẹ bớt ốm nghén

Tiêm vắc xin trong thai kỳ: Những điều mẹ cần biết

Một số loại vắc xin mẹ bầu có thể tiêm phòng trong thai kỳ như cúm.

– Sởi, quai bị, Rubella (MMR): Đây là loại vắc xin mà mẹ bầu cần tiêm trước khi có thai ít nhất là 1 tháng. Hoặc mẹ có thể tiêm ngừa vắc xin này sau khi sinh nếu xét nghiệm trước đó cho thấy mẹ không bị nhiễm bệnh.

– Varicella (thủy đậu/trái rạ): Tương tự như trên, Varicella cũng nến được mẹ tiêm phòng 1 tháng trước khi có ý định mang thai.

– Pneumococcal (phế cầu): Mẹ bầu chỉ có thể sử dụng loại vắc xin này khi có nguy cơ mắc bệnh cao hay bị bệnh mãn tính. Nhưng đây cũng thuộc nhóm vắc xin không nên tiêm cho mẹ bầu trong thai kỳ.

– Oral Polio Vaccine (OPV – vắc-xin bại liệt dạng uống) và Inactivated Polio Vaccine (IPV – vắc xin bại liệt bất hoạt): Đây là nhóm vắc xin tuyệt đối không được dùng cho thai phụ.

Các tác dụng phụ sau khi tiêm ngừa

Có thể mẹ sẽ gặp những tác dụng phụ khi tiêm vắc xin. Nếu có những dấu hiệu nghiêm trọng, mẹ nên liên hệ bác sĩ để được kiểm tra.

Tiêm vắc xin trong thai kỳ: Những điều mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Các tư thế nằm tốt cho bà bầu trong 3 giai đoạn thai kỳ

Khi xuất hiện phản ứng phụ do vắc xin mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

– Viêm gan siêu vi B, A: Thường mẹ có thể cảm thấy bị đau nhức tại chỗ tiêm. Với viêm gan siêu vi A mẹ có thể còn thấy đau đầu, mệt mỏi hay dị ứng nghiêm trọng.

– Bệnh cúm, uốn ván/bạch hầu, phế cầu khuẩn: Vết tiêm có thể nổi đỏ, sưng, đau nhức và sốt một vài ngày.

– Sởi, quai bị, Rubella (MMR): Các tuyến hạch ở cổ, má có thể bị sưng đau và cứng khớp 1 đến 2 tuần sau khi tiêm. Cơ thể có thể nổi ban nhưng không lây nhiễm.

– Thủy đậu (trái rạ): Sốt, đau nhức hoặc mẩn đỏ tại chỗ tiêm, phát ban hoặc mụn thịt nhỏ sau khi chủng ngừa 3 tuần.

– Vắc xin bại liệt đường uống (OPV): Không có triệu chứng tác dụng phụ nào.

– Vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV): có thể xuất hiện mẩn đỏ, khó chịu tại chỗ tiêm.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *