Tiêm vắc-xin phòng cúm trong thai kỳ có thể giảm nguy cơ thai chết lưu

Rate this post

Giữa lúc việc tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm trong thai kỳ vẫn còn nhiều tranh cãi, các nhà khoa học mới đây đã phát hiện tiêm vắc-xin cúm trong lúc đang mang thai sẽ an toàn hơn là không tiêm.

Bạn đang đọc: Tiêm vắc-xin phòng cúm trong thai kỳ có thể giảm nguy cơ thai chết lưu

Từ những câu chuyện có thật

Tiêm vắc-xin phòng cúm trong thai kỳ có thể giảm nguy cơ thai chết lưu

Đừng bao giờ chủ quan khi mắc bệnh cúm trong thai kỳ

Do chủ quan, một thai phụ ở tuần thứ 15 của thai kỳ đã cho rằng những triệu chứng mình đang gặp chỉ là cảm lạnh thông thường. Nhưng khi cô phải được chăm sóc đặc biệt và được chẩn đoán đã mắc bệnh cúm thì mọi việc đã quá muộn. Trong thời điểm đó, cô không thể uống thuốc kháng virus và phải nằm bệnh trong hơn một tuần. Vì lo sợ cho đứa con trong bụng, cô đã đánh liều để được tiêm phòng cúm trong thai kỳ. Thật may, sau đó cô đã khỏi bệnh và sinh con hoàn toàn khỏe mạnh.

Câu chuyện này một lần nữa cho thấy, tiêm phòng trong thai kỳ vẫn luôn là chủ đề gây tranh luận sôi nổi nhất trong thế giới của các bậc cha mẹ, trong đó bao gồm cả vắc-xin phòng bệnh cúm. Nỗi sợ hãi về mức độ an toàn của mũi tiêm, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, đã khiến nhiều bà mẹ khước từ tiêm chủng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Clinical Infectious Diseases cho thấy rằng trên thực tế, tiêm chủng trong thai kỳ vẫn tốt hơn là không tiêm.

Tiêm phòng cúm trong thai kỳ là việc nên làm

Các nhà nghiên cứu đã đối chiếu dữ liệu trên hơn 58.000 ca sinh tại Úc trong năm 2012 và 2013. Trong đó có khoảng 53.000 bà mẹ đã không được chủng ngừa và chỉ hơn 5.000 phụ nữ đã tiêm chủng. Qua kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng những thai phụ đã vắc-xin phòng cúm trong thai kỳ (chiếm 51%) ít có khả năng thai chết lưu so với những phụ nữ không được tiêm phòng. Điều này đã được Annette Regan, tác giả của nghiên cứu xác nhận. Mặc dù nghiên cứu này vẫn không chỉ ra được cụ thể số thai phụ bị cúm là bao nhiêu, nhưng nó đã phát hiện sự gia tăng các trường hợp thai chết lưu trong thời gian cơ thể đang bị nhiễm virus. Như vậy, “các kết quả này cho thấy thai phụ có tiêm vắc-xin trong thai kỳ để bảo vệ thai nhi khỏi các nguy cơ thai chết lưu hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh” Regan nói.

Nghiên cứu này cũng củng cố thêm cho những phát hiện trước đó đã từng đề cập đến tỷ lệ thai chết lưu giảm trong số các bà mẹ được tiêm phòng cúm trong đợt dịch.

Khi mang thai rất dễ mắc bệnh cúm

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cúm cao hơn vì hệ thống miễn dịch đã suy giảm đáng kể. Ngoài ra, tim và phổi của họ phải tăng cường hoạt động để thích nghi với sự tồn tại của thai nhi nên bệnh cúm rất dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy bệnh cúm có liên quan đến nguy cơ sinh non và sinh non. Chưa kể, sốt cao do cúm có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chính vì vậy, các chuyên gia luôn cảnh báo cúm là một trong những bệnh rất nguy hiểm với bà bầu.

Nếu mắc bệnh cúm trong thai kỳ, nhiều khả năng bạn phải nhập viện để kiểm soát những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Trong đại dịch cúm lợn năm 2009, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận số ca thai chết lưu tăng đột biến do các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ bà mẹ và thai nhi khỏi tác hại của cúm không gì hơn là chủng ngừa.

Thuốc chủng ngừa cúm có an toàn không?

Tìm hiểu thêm: Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi công tác xa

Tiêm vắc-xin phòng cúm trong thai kỳ có thể giảm nguy cơ thai chết lưu

>>>>>Xem thêm: 6 thay đổi rõ nét nhất của vòng 1 khi mang thai

Vắc-xin phòng cúm an toàn trong thai kỳ và thực sự có tác dụng phòng ngừa bệnh

Nhiều thai phụ lo lắng rằng vắc-xin phòng cúm sẽ có hại cho thai nhi. Tuy nhiên, nghiên cứu này và minh chứng từ những bà mẹ khác cho thấy vắc-xin phòng cúm an toàn trong thai kỳ và thực sự có tác dụng phòng ngừa bệnh. Ít nhất vắc-xin này có thể bảo vệ mẹ và bé an toàn trong suốt thai kỳ và giúp trẻ sơ sinh ngừa bệnh cúm trong 6 tháng đầu đời.

Vắc xin cúm có thể khác nhau tùy theo mùa. Do đó, mỗi năm đều phải tiêm. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ quy định tiêm ngừa cúm 2 lần trong năm. Những ai lựa chọn phương pháp phòng bệnh này, có nghĩa là đảm bảo bản thân có đủ sức chống lại các chủng phổ biến nhất của bệnh cúm do virus như chủng H1N1 và các “cúm lợn” nguy hiểm khác.

Nhà nghiên cứu Regan cũng khuyên bạn nên tiêm vắc-xin một vài tuần trước khi bắt đầu mùa cúm (tháng 10 – tháng 5 và đỉnh là tháng 12 – tháng 2 năm sau). Ngoài ra, tất cả mọi người đều cần phải được tiêm ngừa vì càng ít người mắc bệnh, càng giảm nguy cơ lây lan cho cộng đồng.

Cách phòng bệnh cúm

Mặc dù chúng ta không thể hoàn toàn phòng tránh cúm, nhưng chích ngừa và các phương pháp vệ sinh như rửa tay và tắm giặt hàng ngày có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Các loại thuốc chủng ngừa cúm không bảo vệ chúng ta chống lại tất cả các loại cúm. Vì vậy, nếu một người bạn thường xuyên tiếp xúc mắc bệnh cúm, tốt nhất nên giữ khoảng cách. Tuy nhiên, không nhất thiết mẹ bầu phải ở nhà khi trong công sở có người bị cúm nếu đã được tiêm chủng đầy đủ.

Kết luận:

Mũi tiêm chủng ngừa cúm không phải hoàn hảo. Chính vì vậy các phương pháp bảo vệ bổ sung vẫn rất cần thiết. Nghiên cứu lần này cũng đã chứng minh thai phụ hoàn toàn có thể yên tâm khi tiêm ngừa cúm trong thai kỳ vì nó thực sự an toàn.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *