Tiêm phòng sởi cho trẻ có bị sốt không, có nổi mẩn đỏ chỗ tiêm không là những vấn đề khiến đa số phụ huynh lo ngại. Sởi là căn bệnh có tốc độ lây nhiễm chóng mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thế nên, để công tác phòng ngừa diễn ra thuận lợi, chúng ta cũng cần quan tâm đến chế độ chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin sởi.
Bạn đang đọc: Tiêm phòng sởi cho trẻ có bị sốt không và tiêm khi nào thì hiệu quả?
Contents
1. Tại sao cần phải tiêm phòng sởi cho trẻ em?
Sởi là bệnh do virus tấn công gây nên, tốc độ lây lan chóng mặt, nếu tăng cao sẽ tạo thành dịch, không được chăm sóc đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm – như viêm tai giữa, viêm hô hấp,…Bệnh sởi có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên, người lớn hạn chế mắc bệnh hơn do hệ thống miễn dịch đã hoàn chỉnh, còn trẻ em sức đề kháng yếu nên dễ bị xâm nhiễm.
Việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ là điều đáng quan tâm, và hết sức cần thiết để nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể trẻ không nhiễm virus sởi. Bên cạnh nỗi lo bệnh sởi tấn công, thì vấn đề tiêm phòng sởi cho trẻ có bị sốt không, có nổi ban không cũng rất đáng lo ngại. Bởi vì, một số phản ứng sau tiêm ở trẻ và triệu chứng bệnh sởi khá giống nhau, nếu không hiểu đúng bản chất của bệnh, chúng ta rất dễ nhầm lẫn.
Những dấu hiệu để sớm có thể nhận biết bệnh sởi như: Sốt, ho khan, đau mắt đỏ, chảy nước mũi, nổi các nốt đỏ. Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao, kèm theo chứng ho khan, đau mắt đỏ và chảy nước mũi, sau đó tầm 2-3 ngày thì xung quanh miệng mọc các nốt đỏ, khoảng 4 ngày thì các nốt này lây lan khắp cơ thể, sau khoảng 1 tuần thì chúng biến mất. Khi trẻ gặp những triệu chứng này, các mẹ không nên bỏ qua, cần chú ý theo dõi để trẻ được chữa trị kịp thời, giúp phòng tránh bệnh sởi hiệu quả.
2. Trẻ tiêm phòng sởi về có sốt không?
2.1. Trẻ tiêm phòng sởi có sốt không?
Bệnh sởi có khả năng xâm nhiễm cao ở trẻ em, thế nên, việc tiêm phòng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng sởi có gây ra những nguy hiểm đáng lo ngại nào không vẫn đang là chủ đề khiến các bà mẹ còn băn khoăn và lo lắng.
Thực chất, cơ chế của tiêm vắc xin chính là đưa các vi khuẩn và virus vào bên trong cơ thể, nhằm giết chết hoặc làm bất hoạt các loại virus này, để thúc đẩy tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống lại chính các tác nhân gây bệnh đó.
Khi trẻ được tiêm phòng sởi về sẽ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, đa số trường hợp sẽ tự khỏi trong vòng 2 – 3 ngày mà không cần phải có sự chăm sóc y tế. Thế nhưng, cũng có một số trẻ sau khi tiêm 10 ngày mới phát sốt, và xuất hiện các vết đỏ li ti trên cơ thể, khiến các mẹ sốt sắng, dễ nhầm lẫn con mắc bệnh sởi. Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu được các nhà nghiên cứu chứng minh là hoàn toàn bình thường sau khi tiêm vắc xin.
Tìm hiểu thêm: Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng và cách phòng tránh cho con yêu khỏe mạnh
Việc trẻ sau khi tiêm phòng sởi bị sốt và phát ban không hề nguy hại đến sức khỏe, do đó, các mẹ không cần quá lo sợ. Nếu trẻ bị sốt, cần phải cặp nhiệt độ và theo dõi sát sao, có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế. Tuy nhiên, khi nhận thấy trẻ sốt quá cao (>39 độ C) liên tục 3 ngày liền, kèm theo những triệu chứng co giật , khó thở,…tốt nhất nên đưa đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được theo dõi, chăm sóc và hướng dẫn điều trị kịp thời, đúng cách.
2.2. Những biểu hiện khác trẻ có thể gặp sau khi tiêm phòng sởi
Phản ứng tại chỗ: Sau khi tiêm vắc xin sởi, trẻ có thể sưng, đau nhẹ tại chỗ tiêm, và sẽ nhanh hết trong vòng 24 giờ. Tình trạng sưng ở chỗ tiêm tầm khoảng 2-3 tuần mới tan, mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm có thể hết trong khoảng từ 3-6 ngày.
Phản ứng toàn thân: Trẻ bị sốt là triệu chứng thường xuyên gặp nhất. Sau khi được tiêm phòng vài giờ hoặc 1 ngày, thông thường, trẻ sẽ sốt nhẹ, đôi khi sốt cao (lớn hơn 39 độ C), kèm theo tình trạng khó chịu, quấy khóc, bứt rứt. Những trẻ lớn có thể than nhức đầu, hoặc nhức chỗ tiêm.
Phản ứng ngoài da: Sau khi tiêm, một số trẻ có thể nổi ban mề đay hoặc ngứa toàn thân, tình trạng này có thể do trẻ dễ bị dị ứng hoặc đã có tiền sử, sẽ chấm dứt trong 3-6 ngày. Bên cạnh đó, tình trạng phát ban (nổi ban đỏ, gần giống như ban sởi, nhưng chúng nhẹ hơn) có thể xảy ra khoảng 2-10% khi trẻ được tiêm phòng bệnh sởi hoặc rubella.
3. Phải tiêm mấy mũi vắc xin sởi, và vào lúc nào là hợp lí nhất?
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, có khoảng tầm 85% trẻ được tiêm vắc xin sởi mũi thứ nhất có đáp ứng miễn dịch tốt vào lúc 9 tháng tuổi. Số 15% trẻ còn lại thì lại không có đáp ứng miễn dịch do nhiều yếu tố ảnh hưởng, như tình trạng sức khỏe, tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, chất lượng bảo quản vắc xin,…
Việc tiêm vắc xin sởi mũi thứ 2 sau 12 tháng tuổi là “cơ hội vàng” để tăng miễn dịch cho những trường hợp trẻ chưa đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm mũi thứ nhất, hoặc chưa được tiêm phòng vắc xin sởi. Từ đó, nâng cao tỷ lệ trẻ có miễn dịch tốt trong đời sống lên tới 95%.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng và những điều cha mẹ cần lưu ý
Lưu ý rằng, mũi tiêm thứ 2 không nhằm mục đích làm tăng giá trị kháng thể đối với những trường hợp sau khi tiêm mũi 1 đã có đáp ứng miễn dịch. Kế hoạch tiêm vắc xin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng , do Bộ Y tế đã phê duyệt, áp dụng như sau:
- Tiêm chủng thường xuyên : Mũi tiêm thứ nhất khi trẻ được 9 tháng tuổi, và mũi tiêm thứ hai khi trẻ được 18 tháng tuổi.
- Tiêm chủng chiến dịch : Tiến hành thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa sởi cho hầu hết mọi đối tượng trong phạm vi của chiến dịch. Lưu ý, thời gian tối thiểu giữa 2 mũi tiêm vắc xin sởi phải cách nhau 1 tháng. Đặc biệt, đối với vắc xin tiêm chủng dịch vụ: cần phải tuân thủ theo đầy đủ hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả các độ tuổi đều có thể tiêm vắc xin sởi.
Sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, nên việc tiêm vắc xin ngăn ngừa sởi từ sớm là điều hết sức cần thiết. Thế nhưng, các mẹ cũng không nên quá lo lắng tiêm phòng sởi cho trẻ có bị sốt không, vì đây là phản ứng bình thường sau khi tiêm. Nhưng các mẹ vẫn nên thận trọng theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ, tìm cách hạ sốt nhanh nếu thân nhiệt bé cao trong mức kiểm soát. Còn nếu nhận thấy trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường, cần phải đưa con đến trung tâm y tế để được hướng dẫn và điều trị đúng cách.
Thủy Nguyễn tổng hợp