Tiêm phòng lao cho trẻ có bị sốt không và cách chăm sóc trẻ tại nhà sau tiêm

Rate this post

Tiêm phòng lao cho trẻ có bị sốt không? Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh bao lâu thì bị sốt, mưng mủ hay cần lưu ý điều gì?…Đây là điều mà hầu như bậc phụ huynh nào cũng đều rất rất lo lắng. Bởi, sau khi tiêm phòng lao, các bé thường bị sốt, sưng đỏ, loét ở chỗ tiêm, sưng hạch…Gặp tình trạng này, không ít các bố mẹ đã rất lúng túng không biết xử trí như thế nào cho phù hợp. Sau đây, Blogtretho.edu.vn chia sẻ với các bố mẹ những cách xử trí phản ứng phụ sau khi tiêm chủng cho bé.

Bạn đang đọc: Tiêm phòng lao cho trẻ có bị sốt không và cách chăm sóc trẻ tại nhà sau tiêm

1. Sơ lược về tiêm phòng lao cho trẻ

1.1 Tầm quan trọng việc tiêm phòng lao cho trẻ

Tiêm phòng là một việc vô cùng quan trọng giúp bé phòng bệnh hiệu quả nhất, trong đó tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh là việc vô cùng cần thiết mà các bậc cha mẹ nên lưu ý. Thời điểm tiêm phòng lao cho trẻ thường trong vòng tháng đầu tiên kể từ khi sinh ra, tiêm càng sớm càng tốt. 

Tiêm phòng lao cho trẻ có bị sốt không và cách chăm sóc trẻ tại nhà sau tiêm

1.2 Trẻ có bị sốt khi tiêm phòng lao không?

Vắc-xin nói chung và vắc-xin phòng lao nói riêng, sau khi tiêm có thể gây ra một số tác dụng phụ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm,… còn gọi là những phản ứng sau tiêm chủng. Tuy nhiên, các bà mẹ đừng quá lo lắng, vì đây là điều rất bình thường, đó là cách chứng minh cơ thể bé có phản ứng với vắc xin và sẽ tự hết sau một thời gian ngắn.

1.3 Thời điểm tiêm phòng lao cho trẻ

Theo các bác sĩ để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất các bà mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng Lao ngay trong tháng đầu tiên sau khi sinh (trước 28 ngày tuổi), tốt nhất vào tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3. 

1.4 Tiêm phòng lao cho trẻ ở đâu?

Có 2 hình thức lựa chọn là tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng, đưa trẻ đến trạm y tế xã, phường mơi mình sinh sống theo lịch tiêm chủng mở rộng vào ngày mùng 5 và 20 hàng tháng và tiêm theo chương trình tiêm chủng dịch vụ. Các bà mẹ có thể đưa trẻ đến phòng tiêm của các trung tâm tiêm chủng dịch vụ gần nơi ở nhất.

Tìm hiểu thêm: Tâm lý trẻ 6 tuổi và những bước ngoặt phát triển quan trọng mẹ cần lưu ý

Tiêm phòng lao cho trẻ có bị sốt không và cách chăm sóc trẻ tại nhà sau tiêm

2. Cách chăm sóc tại nhà sau tiêm phòng lao cho trẻ

2.1 Các phản ứng sau tiêm chủng phòng lao cho trẻ

Cũng như các loại thuốc và vắc-xin khác, vắc-xin tiêm phòng lao có thể gây ra một số tác dụng phụ còn gọi là những phản ứng sau tiêm chủng. Đây là liều bình thường, chứng tỏ trẻ đáp ứng với vaccin và trẻ sẽ tự khỏi trong vòng một vài ngày. Trẻ có thể gặp phản ứng như sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ trẻ quấy khóc, chán ăn, mệt, nổi ban và nổi nốt sần.

Các nốt sần nhỏ như da cam ở chỗ tiêm, thường mất đi trong vòng 30 phút. Khoảng 2 tuần sau, tại chỗ tiêm xuất hiện một vết loét khoảng 10mm. Vết loét này tồn tại khoảng 2 tuần rồi tự khỏi để lại sẹo đường kính khoảng 5mm. Ðây là dấu hiệu cho thấy việc tiêm vắc-xin đã có hiệu quả đối với trẻ. Viêm hạch, sưng hạch cũng thường xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin phòng lao từ 3 đến 5 tuần và sẽ tự biến mất khoảng 1 tháng sau mà không để lại bất kỳ di chứng nào.

2.2. Chăm sóc sau tiêm phòng lao cho trẻ

Phụ huynh cần chú ý theo dõi các phản ứng phụ sau tiêm ở trẻ, vì sau khi tiêm phòng lao trẻ thường có những tác dụng phụ như sốt, sưng đau… Nếu trẻ có triệu chứng sốt nhẹ thì cần lau mát cho trẻ và cho uống thuốc hạ sốt và vẫn cho trẻ bú, ăn bình thường, uống nhiều nước và tuyệt đối tránh chạm vào chỗ tiêm khi bế hoặc ôm trẻ. 

Khi trẻ bị những phản ứng nặng hơn để được thăm khám và điều trị thích hợp ở những trường hợp sau: Các phản ứng sau tiêm trở nên trầm trọng hơn như trẻ sốt cao, bỏ bú,… kéo dài 1-2 ngày; vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần. Đặc biệt cần đưa bé đến bệnh viện ngay khi  bé sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt nhiều, da tím tái, co giật, liệt, hôn mê…

Tiêm phòng lao cho trẻ có bị sốt không và cách chăm sóc trẻ tại nhà sau tiêm

>>>>>Xem thêm: Mẹ chăm con theo 4 nguyên tắc sau sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh, hạn chế tối đa uống kháng sinh

Lưu ý : Các mẹ không nên nghe các kinh nghiệm dân gian như xát chanh hoặc đắp khoai tây mỏng vào chỗ tiêm như một số người hay làm, vì có thể gây kích thích chỗ tiêm làm bé bị sưng, đau và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

Sau tiêm phòng lao vẫn tắm cho trẻ bình thường tuy nhiên nên chú ý đến nguồn nước, vì nếu nguồn nước không sạch, trẻ rất dễ bị viêm nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây phản ứng sưng tấy, mẩn đỏ.

Trên đây là những giải đáp cho loạt câu hỏi về tiêm phòng lao cho trẻ có bị sốt không và những phản ứng sau khi tiêm phòng lao cho trẻ. Hi vọng với những hướng dẫn chăm sóc trẻ như trên, việc tiêm phòng lao cho trẻ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. 

Nguyên Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *