Tiêm phòng Hib cho trẻ là điều mà các mẹ cần phải quan tâm ngay từ khi trẻ vừa chào đời. Vì những căn bệnh liên quan đến khuẩn Hib đa phần là nguy hiểm, thường gặp nhất ở trẻ từ 6 tháng đến khi trẻ 2 tuổi. Có bệnh dễ dàng để lại những di chứng về thần kinh vĩnh viễn, thậm chí có thể gây tử vong.
Bạn đang đọc: Tiêm phòng Hib cho trẻ độ tuổi nào hợp lý và lưu ý cho cha mẹ
Contents
1. Những bệnh do khuẩn Hib gây ra và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em
1.1. Vi khuẩn Hib gây ra những bệnh gì?
Khuẩn Hib (Haemophilus Influenza type b) là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ nghiêm trọng cho trẻ em. Loại vi khuẩn này cũng là nguyên nhân của 1/4 số trẻ mắc viêm phổi nặng và gần 1/2 số trường hợp viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ nhỏ và trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh viêm màng não có thể để lại những biến chứng nặng nề cho trẻ như di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần hoặc thậm chí tử vong. Vi khuẩn Hib cũng gây nhiễm trùng khớp và da của bé nghiêm trọng.
1.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ nhiễm các bệnh do khuẩn Hib
Các dấu hiệu để nhận biết trẻ bị viêm màng não rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi nhưng vẫn có những dấu hiệu nhận biết chung. Bệnh thường có các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên với các biểu hiện ban đầu như trẻ sốt cao trên 39 độ C (cũng có trường hợp sốt không cao), chảy nước mũi, ho…vì thế, phụ huynh rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng cảm cúm thông thường khác, dấu hiệu viêm hô hấp dễ nhầm lẫn với viêm họng và viêm phổi. Hoặc, trẻ còn có dấu hiệu tiêu chảy, vì thế, dễ bỏ qua nguyên nhân là viêm màng não mủ.
Nhiều trẻ khi nhiễm khuẩn Hib có thể xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tri giác, thị giác như trẻ quấy khóc nhưng ánh mắt nhìn vô cảm, nhiều trẻ bị nôn trớ, bú ít, bỏ bú, li bì… Một số trẻ còn có thể kèm theo tiêu chảy, nặng hơn, trẻ có thể bị co giật, lơ mơ, hôn mê…
1.3. Đường lây truyền của khuẩn Hib
Bệnh do do vi khuẩn Hib gây ra thường lây truyền trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác qua các hạt nước bọt khi trẻ bị ho hoặc hắt hơi. Hoặc khuẩn Hib cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung với nhau.
Nguy cơ trẻ bị nhiễm Hib gia tăng ở nhóm trẻ tại nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo. Vì vậy, ngoài việc tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống, phụ huynh cần tiếp cận với biện pháp phòng bệnh hiệu quả bằng vaccin. Đặc biệt, tiêm phòng Hib cho trẻ là biện pháp phòng ngừa căn bệnh viêm màng não mủ hiệu quả.
2. Vì sao cần tiêm phòng Hib cho trẻ?
2.1. Vaccin ngừa Hib giúp bảo vệ con trẻ
Tìm hiểu thêm: Trẻ béo phì có nên uống sữa không cùng những lưu ý liên quan cha mẹ cần biết
Hib khá nguy hiểm vì vi khuẩn Hib gây viêm phổi, viêm màng não mủ thường gặp nhất ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi và dễ để lại di chứng về thần kinh vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Chúng ta có thể phòng tránh được bằng cách tiêm vaccin ngừa Hib theo chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ chủng ngừa miễn phí vaccin ngừa Hib cho trẻ trong độ tuổi chủng ngừa bệnh.
Dưới 1 tuổi, trẻ được phòng bệnh do Hib bằng tiêm vaccin phối hợp phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib vào tháng thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Đây là vaccin phối hợp dạng dung dịch gồm có giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên virut viêm gan b và kháng nguyên Hib với liều lượng 0,5ml. Vaccin phối hợp sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ và gia đình trẻ. Hơn nữa, vaccin này rất an toàn, có thể tiêm ngừa cùng với các loại vaccin khác như bại liệt.
2.2. Thời điểm tiêm phòng Hib cho trẻ
Cần đưa trẻ đi tiêm vắc-xin từ 3 đến 4 liều, vào tháng thứ 2, 4, 6 (mũi tiêm này không cần thiết nếu đã sử dụng thuốc PedvaxHIB hay Comvax trong lần tiêm ở tháng thứ 2 và tháng thứ 4) và mũi tiêm cuối cùng là khi trẻ được 12 đến 15 tháng. Trẻ cần được tiêm phòng theo lịch chuẩn xác vì những căn bệnh do vi khuẩn Hib gây ra thường nhắm vào những trẻ em dưới 2 tuổi. Nếu bé nhà bạn chưa được tiêm phòng theo đúng lịch, hãy hỏi bác sĩ về việc tiêm bổ sung. Trẻ em nhỏ hơn 6 tuần tuổi hoặc đã dị ứng nghiêm trọng với mũi tiêm trước đó thì không nên tiêm vắc-xin.
Các mẹ có thể đưa trẻ đến các trạm y tế, bệnh viện hoặc trung tâm y tế dự phòng để tiêm ngừa Hib cho trẻ. Ở thành phố Hồ Chí Minh có thể đến Viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt Đới cùng các bệnh viện quận, các trung tâm y tế dự phòng để tiêm phòng Hib cho trẻ em.
2.3. Chăm sóc trẻ sau tiêm ngừa Hib
>>>>>Xem thêm: Sữa cho trẻ thấp còi với 7 sản phẩm sữa uy tín mà mẹ có thể tin dùng
Có khoảng 30% trẻ bị đau, đỏ hoặc sưng ở chỗ tiêm phòng Hib, những phản ứng như sốt hay kích ứng có thể xảy ra nhưng không phổ biến. Các triệu chứng này thường bắt đầu trong vòng một ngày sau khi tiêm và kéo dài khoảng 2-3 ngày. Dị ứng nghiêm trọng là trường hợp hiếm gặp nhưng có thể xảy ra với bất kỳ vắc-xin nào. Nếu con bị dị ứng nặng, bạn cần đưa bé đến bệnh viện để xử lý kịp thời.
Các mẹ cần chú ý và thường xuyên theo dõi trẻ sau tiêm chủng, sau 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm. Khi trẻ bị sốt, các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế. Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.
Tiêm phòng Hib cho trẻ là biện pháp phòng ngừa căn bệnh viêm màng não mủ hiệu quả, cùng với nhiều bệnh nhiễm trùng khác. Vì thế, các mẹ đừng lơ là việc tiêm chủng của con em mình nhé. Tiêm chủng đúng vắc xin, đúng lịch, đúng thời điểm sẽ giúp con khỏe mạnh hơn.
Nguyên Lê tổng hợp