Tiêm phòng dại cho trẻ em ngay sau khi bị động vật cắn hay theo dõi con vật trong một khoảng thời gian sau đó, là điều nhiều người băn khoăn. Nếu tiêm phòng dại chậm trễ có thể khiến bé tử vong hoặc nếu con vật không nhiễm dại thì vắc xin có thể gây độc cho cơ thể bé.
Bạn đang đọc: Tiêm phòng dại cho trẻ em và cách chăm sóc con khi có phản ứng sau tiêm
1. Bệnh dại là gì và thời điểm tiêm phòng dại cho trẻ em
1.1 Bệnh dại là gì
Bệnh dại được gây ra bởi một loại virus lây truyền từ các loại động vật sang người, có hai thể bệnh lâm sàng của bệnh dại là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt), trong đó thể điên cuồng là thường gặp nhất, vì thế có tên là bệnh dại.
Khi bị động vật có virus dại cắn, các virus này sẽ xâm nhập vào hệ thần kinh của động vật có vú, virus dại thường lây từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người lành qua các vết trầy xước hoặc vết cắn. Không những lây truyền qua các vết cắn, bệnh dại cũng có thể lây truyền sang người khi động vật bị dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, hoặc lớp niêm mạc miệng, mũi của người lành. Cần phải cẩn trọng khi chăm sóc thú nuôi vì có thể những người chủ chăn nuôi nhầm lẫn bệnh dại với bệnh lở mồm long móng, nhiễm trùng máu và họ có thể bị nhiễm vi rút dại khi chăm sóc vật nuôi uống thuốc bằng tay trần.
Tuy rằng bệnh nhân mắc bệnh dại rất hiếm khi cắn người khác, tuy nhiên những người chăm sóc bênh nhân cũng nên thận trọng và cảnh giác khi chăm sóc bệnh nhân bị dại, đặc biệt tránh tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân bị dại.
1.2 Khi nào thì tiêm phòng dại cho trẻ
Tiêm phòng dại cho trẻ em là việc mà phụ huynh cần phải nghĩ đến ngay sau khi bị chó dại cắn hoặc khi trẻ có tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi bị dại. Khi bị động vật cắn hoặc chạm vào nước dãi động vật, cần phải rửa ngay vết thương của bé dưới vòi nước sạch và sau đó dùng dung dịch sát khuẩn để diệt virus dại, có thể dùng xà phòng hay cồn iodine trong vòng 15 phút để có hiệu quả tốt nhất.
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bé được điều trị bằng kháng huyết thanh dại, và tiêm phòng dại. Cần nhớ rằng, thời gian vàng để điều trị dự phòng bệnh dại là 24 – 48h sau khi bị cắn. Thời gian càng sau khi bị động vật cắn kéo dài thì hiệu quả điều trị càng kém và nạn nhân càng có nguy cơ cao bị tổn thương tế bào thần kinh cao hơn.
1.3 Một số địa điểm tiêm phòng dại cho trẻ em
Khi trẻ bị động vật nghi bị bệnh dại cắn cần đưa trẻ đến tiêm phòng dại ở các Trung tâm Y tế Dự phòng của địa phương, của huyện hoặc của tỉnh, hiện nay, vắc xin ngừa dại là Verorab có giá khoảng 160.000- 200.000 đồng/1 mũi tiêm.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, có thể đến Viện Pasteur, Trung tâm y tế dự phòng, các bệnh viện ở các quận huyện trên địa bàn thành phố, hoặc Bệnh viện Nhiệt Đới…
2. Mức độ nguy hiểm của bệnh dại đối với trẻ em
2.1 100% bệnh nhân tử vong khi phát bệnh dại
Bệnh dại sẽ tùy theo vết cắn và số lượng virus dại xâm nhập vào cơ thể mà có những biểu hiện khác nhau. Thời gian ủ bệnh có thể từ 10 ngày đến 1 năm, trung bình là từ 20 đến 60 ngày. Nếu vết cắn gần thần kinh trung ương hoặc ở khu vực giàu thần kinh thì sẽ rút ngắn tình trạng ủ bệnh hơn.
Virus dại xâm nhập vào hệ thần kinh và khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%. Bệnh dại ở nước ta có diến tiến khá phức tạp bởi đàn chó nuôi ở Việt Nam chủ yếu nuôi thả rông, không rọ mõm, không được tiêm phòng đầy đủ, và các cơ quan thú y cũng không thống kê được số ổ dịch chó dại và số chó chết vì bệnh dại.
Tìm hiểu thêm: Bệnh đau mắt ở trẻ em và cách phòng tránh cha mẹ cần biết
Nhiều người thường để trẻ em chơi với thú cưng và đa số không biết xử lý vết thương cho đúng khi bị chó dại hoặc nghi dại cắn. Trẻ em thường nhỏ bé nếu bị chó cắn thường bị cắn vào vùng mặt, cổ… đây là những bộ phận quan trọng của cơ thể chứa nhiều dây thần kinh cần phải đi khám và tiêm phòng dại cho trẻ em ngay.
2.2 Những dấu hiệu và triệu chứng của trẻ bị bệnh dại
Khi trẻ mắc phải bệnh dại sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% các trường hợp), trẻ bị sốt, mệt mỏi, hoặc đau đầu kéo dài từ 2 đến 4 ngày. Trẻ thường sợ nước, không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí, trẻ trở nên dễ tức giận, bứt rứt và trầm cảm hoặc tăng động
Khi bệnh phát triển một thời gian sau, trẻ chỉ cần thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ họng. Thời gian bị bệnh dại ở trẻ thường là 2-3 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 5-6 ngày hoặc dài hơn khi được chăm sóc tích cực.
2.3 Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng bệnh dại
Không có phương pháp điều trị đặc biệt nào một khi đã phát bệnh. Hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn. Người chăm sóc bệnh nhân cần sử dụng thiết bị phòng hộ cá nhân để tránh xa vết cắn hoặc nước bọt nhiễm bệnh từ màng nhầy và vết thương.
Giữ trẻ trong phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ và tránh các tác nhân kích thích (ví dụ như tiếng ồn lớn, không khí lạnh) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ co thắt và co giật. Cho trẻ uống thuốc an thần diazepam 10 mg 4-6 giờ một lần, bổ sung thêm chlorpromazine 50-100 mg, hoặc tiêm morphine vào tĩnh mạch nếu cần thiết sẽ giúp kiểm soát được các cơn co thắt cơ và hiện tượng dễ bị kích thích. Cần phải truyền dịch tĩnh mạch vì bệnh nhân thường không ăn được qua đường miệng.
>>>>>Xem thêm: 3 món ngon cho bé 2 tuổi đánh lừa vị giác cực tốt
Sau khi tiêm phòng dại cho trẻ, cần đảm bảo sức khỏe để trẻ có thể sinh hoạt và học tập. Cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc, và đảm bảo cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cần tránh sử dụng các loại thuốc như corticoides, ACTH hay thuốc làm giảm miễn dịch 6 tháng kể từ sau khi tiêm phòng dại cho trẻ em.
Nếu như sau khi tiêm phòng, trẻ gặp phải các phản ứng phụ như chỗ tiêm bị ngứa, sưng và đau; toàn thân thấy mệt mỏi, đau nhức, chóng mặt, sốt, đau khớp, dị ứng… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Lưu ý
Động vật mắc bệnh dại thường sống không quá một tuần, nếu sau 10 ngày mà con vật vẫn sống khỏe mạnh thì người bị cắn không bị mắc bệnh, trong trường hợp con vật bị ốm chết, bị giết hoặc chạy mất, cần đưa lập tức đưa trẻ đi tiêm phòng.
Đặc biệt, nếu trẻ bị tấn công ở mức độ nhiều tổn thương, dập nát hoặc ở vị trí đầu mạch, vùng mặt, cổ, vùng sinh dục, cũng cần phải tiêm phòng bệnh dại cho trẻ em ngay vì virus dại phát tán rất nhanh ở những bộ phận này. Thậm chí, nhiều trường hợp dù đã tiêm phòng, khi thuốc chưa kịp phát huy tác dụng, trẻ đã tử vong.
Nguyên Lê tổng hợp