Có rất nhiều băn khoăn xoay quanh việc dùng thuốc sắt. Trong đó, thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất có lẽ vẫn là câu hỏi được nhiều người đặt ra nhất khi có quá nhiều lựa chọn trên thị trường.
Bạn đang đọc: Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất hiện nay?
Sắt là dưỡng chất vô cùng thiết yếu đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Tại sao bà bầu phải bổ sung đủ chất sắt?
Thiếu sắt trong thai kỳ là tình trạng rất phổ biến
Sắt tham gia vào việc tạo ra hemoglobin, một protein trong các tế bào máu có nhiệm vụ mang oxy đến các cơ quan và các mô. Khi bạn mang thai, cơ thể tăng lưu lượng máu để phục vụ cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy bạn cần phải thêm sắt để hỗ trợ sự tăng trưởng nhanh chóng của bé.
Nếu mẹ bầu không nhận đủ lượng chất sắt trong chế độ ăn của mình, cơ thể sẽ dần cạn kiệt lượng sắt dự trữ và dẫn đến nguy cơ thiếu máu.
Thiếu sắt trong thai kỳ là tình trạng rất phổ biến. Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) ước tính rằng một nửa số thai phụ trên toàn thế giới đang bị thiếu sắt.
Theo các chuyên gia, thiếu máu do thiếu sắt trong hai tam cá nguyệt đầu tiên sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh non và tăng gấp ba nguy cơ trẻ sơ sinh nhẹ cân. Tuy nhiên, rất may thiếu sắt có thể dễ dàng ngăn chặn và điều trị bằng thực phẩm và bằng thuốc.
Hầu hết các trường hợp mang thai đều được kiểm tra tình trạng thiếu máu trong tam cá nguyệt đầu và tam cá nguyệt thứ ba để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Nếu lượng máu của mẹ thấp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thêm một viên thuốc sắt cho bà bầu, và một viên vitamin vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cho đến lúc sinh.
Làm thế nào để bổ sung sắt trong thai kỳ?
Ngay sau khi bắt đầu thai kỳ, cơ thể bạn đã cần phải tăng 50% lượng sắt, từ 18mg – 27 mg một ngày. Sau khi sinh con và trong giai đoạn cho con bú, bạn vẫn cần bổ sung sắt khoảng 9mg một ngày. Nếu mẹ bầu dưới 18 tuổi, sẽ cần sắt nhiều hơn khoảng 10mg.
Các dấu hiệu cho biết bà bầu thiếu sắt
Khi lượng sắt dự trữ của cơ thể đang dần cạn kiệt, lượng hemoglobin trong máu của bạn sẽ thấp hơn so với mức bình thường và đó là tình trạng thiếu máu. Không có dấu hiệu gì khác thường nếu bạn bị thiếu máu dạng nhẹ nhưng nếu nặng hơn, bạn sẽ thấy mệt mỏi, khó thở, da xanh xao và móng tay giòn, dễ gãy.
Bà bầu có nên dùng thuốc bổ sắt?
Tất cả phụ nữ mang thai nên bổ sung 27mg sắt mỗi ngày
Câu trả lời là có. Bộ Y tế khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên bổ sung 27mg sắt mỗi ngày. Đây là liều dùng thông thường. Tuy nhiên, nếu thiếu sắt do thiếu máu dạng nặng hoặc có triệu chứng buồn nôn vào buổi sáng khi dùng thuốc sắt cho bà bầu, bạn có thể đến bác sĩ để được kê toa cụ thể.
Nếu gặp tác dụng phụ của thuốc sắt, bạn có thể yêu cầu giảm liều lượng hoặc bổ sung bằng thực phẩm.
Nếu mắc bệnh thừa sắt gọi là hemochromatosis, hãy theo hướng dẫn của bác sĩ để có đủ lượng chất sắt thay thế trong chế độ ăn của mình.
Thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất hiện nay?
Rất nhiều người băn khoăn khi dùng thuốc sắt vì không biết thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất hiện nay? Dưới đây là những thông tin về thuốc sắt cho bà bầu:
Được biết, hiện nay có ba loại thuốc bổ sung sắt là: sắt sulfate, sắt fumarate và sắt gluconate. Tất cả các loại thuốc sắt này đều tốt, nhưng điều quan trọng nhất là số lượng nguyên tố sắt trong mỗi sản phẩm. Chính vì vậy nên đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Về dạng thành phẩm, phổ biến nhất là hai dạng: viên nang mềm và dung dịch. Trong đó, sắt dung dịch khó uống, dễ bị nôn nhưng lại dễ hấp thu và chống táo bón. Ngược lại viên sắt cho bà bầu dễ uống nhưng khó hấp thu và dễ gây táo bón. Một số thuốc sắt được nhiều người tin dùng có thể kể đến như: dung dịch sắt Fogyma, viên sắt Obimin, Sap Multi, viên sắt Tardyferol B9, Bomaferon, Saferon…
Sắt được hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống. Vì vậy, hãy dùng nó trước bữa ăn vào buổi sáng hoặc khi bạn đi ngủ vào ban đêm. Một số thực phẩm và vitamin có thể ức chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Một trong số này là canxi. Do đó, hãy cẩn thận không bổ sung canxi cho bà bầu cùng lúc viên sắt cho bà bầu. Trong trường hợp vitamin dùng kèm với sắt có chứa canxi (rất hiếm), bạn cũng nên không dùng nó cùng lúc khi bổ sung sắt.
Caffeine cũng ngăn cản khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, nên chờ một thời gian trước khi uống trà, cà phê hay nước ngọt sau khi bổ sung viên sắt cho bà bầu. Tốt nhất vẫn là tránh hoàn toàn caffeine.
Tìm hiểu thêm: Danh sách quần áo mẹ bầu nên sắm trong 3 giai đoạn thai kỳ
Vitamin C có thể giúp cơ thể hấp thụ chất sắt rất tốt
Ngoài ra, Vitamin C có thể giúp cơ thể hấp thụ chất sắt rất tốt. Do đó, có thể uống một ly nước cam hoặc nước trái cây giàu vitamin C khi bổ sung viên sắt cho bà bầu.
Lưu ý, mặc dù bổ sung sắt vào buổi sáng với nước trái cây hoặc trước khi đi ngủ có thể làm tăng khả năng hấp thu chất sắt nhưng nếu dạ dày bạn có vấn đề nó sẽ khiến bạn khó chịu hoặc làm mất ngủ.
Hạn chế lớn nhất của viên sắt là nó có thể gây táo bón. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy thử tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn của mình bằng cách ăn nhiều trái cây, rau quả và uống nhiều nước.
Cuối cùng, nếu bạn đã có con, hãy chắc chắn để vitamin và các viên thuốc sắt ra khỏi tầm với của các bé. Sự vô ý có thể khiến các bé bị ngộ độc sắt do nhầm lẫn chúng là những viên kẹo ngọt.
Những loại thực phẩm có nhiều chất sắt?
Trong 3 loại sắt thì sắt heme có trong thịt đỏ, cá và gia cầm là dễ hấp thu nhất. Hàu và các loại hải sản có vỏ là nguồn cung cấp sắt heme rất tốt. Tuy nhiên, một số loại hải sản có chứa các kim loại nặng như thủy ngân nên bạn cần phải cận trọng.
>>>>>Xem thêm: Thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng là bị gì?
Nếu bạn ăn chay, chỉ cần ăn nhiều rau cũng đủ lượng chất sắt cơ thể cần
Sắt nonheme được tìm thấy trong các loại đậu, các loại đậu và rau xanh các loại hấp thu kém hơn. Nhưng nếu bạn ăn chay, chỉ cần ăn nhiều rau cũng đủ lượng chất sắt cơ thể cần.
Ngoài ra, kết hợp cả hai loại chất sắt trong một bữa ăn chẳng hạn như ăn rau xào thịt, canh nấu thịt, đậu hầm thịt… là cách để cơ thể hấp thụ lượng chất sắt một cách tốt nhất.
Nguồn sắt heme có trong thức ăn:
– Nguồn sắt heme:
- Gan gà, nấu chín: 85g = 12,8mg sắt
- Hàu tẩm bột chiên giòn: 6 miếng = 4,5mg sắt
- Thịt bò nạc (chuck): 35g = 3,2 mg
- Ngao tẩm bột chiên giòn: 3 con = 3,0 mg
- Gà, nướng (thịt sẫm màu): 80g = 1,3 mg
- Gà, nướng (thịt trắng): 65g = 1,1mg
– Nguồn sắt nonheme
- Ngũ cốc bổ sung chất sắt: 45g = 18mg
- Bột yến mạch ăn liền (bằng nước): 90g = 10mg
- Đậu lăng luộc: 90g = 6,6mg
- Rau chân vịt luộc: 90g = 6,4mg
- Đậu luộc: 90g = 5,2 mg
- Mật mía (blackstrap): 1 muỗng canh = 3,5 mg
- Đậu phụ: 90g = 3,4 mg
- Nho khô: 90g = 1,5 mg
Tất cả các loại thuốc, đều phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, thông tin bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo.
Blogtretho.edu.vn