Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi không chỉ là nỗi lo của các bậc phụ huynh mà còn là gánh nặng chung của toàn xã hội. Tỷ lệ bé bị nhẹ cân, thấp còi trong những năm qua cũng đã được giảm đi đáng kể nhờ vào những chương trình nỗ lực vì trẻ em.Tuy nhiên, vấn đề này luôn đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi gia đình và toàn cộng đồng, trong việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ nói chung.
Bạn đang đọc: Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và cách phòng chống
Contents
1. Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay
Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng xấu đến khả năng học tập, lao động của riêng một cá nhân nào mà xa hơn nữa là những vấn nạn về kinh tế nước nhà. Tầm vóc kém phát triển là một trong những trở ngại lớn đối với vấn đề việc làm của trẻ ở giai đoạn trưởng thành. Chính vì thế, dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò rất quan trọng, nếu không được chăm sóc tốt dẫn đến kém phát triển về tầm vóc và trí não thì về sau rất khó phục hồi.
Theo các cuộc khảo sát, suy dinh dưỡng ở trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất là trong độ tuổi dưới 5 và tập trung đa phần ở các vùng nông thôn và dân tộc thiểu số. Là một trong những nước chịu hậu quả nặng nề nhất của chiến tranh, trong những thập niên 80 của thế kỷ 20, nước ta vẫn còn yếu kém về nhiều mặt, điều kiện kinh tế – xã hội vẫn chưa phát triển, khi đó suy dinh dưỡng ở trẻ chiếm đến 50% trong tống số trẻ em ở Việt Nam.
Trong 3 thập kỷ gần đây, tình trạng này đã được cải thiện đáng kể nhờ vào các nỗ lực của Chính phủ và ngành Y tế, tuy nhiên đây vẫn là một trong những vấn đề cần được đặc biệt chú trọng trong công tác chăm sóc và nuôi dạy trẻ, xuất phát cụ thể từ mỗi gia đình.
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là việc không được bổ sung đủ các vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
Trong các vi chất cần thiết cho sự phát triển, thì canxi; vitamin D; sắt; kẽm; Iốt; Mk7 là những thành phần không thể thiểu đối với sự tăng trưởng của trẻ. Đặc biệt, canxi và vitamin D liên quan mật thiệt đến sự phát triển tầm vóc, Iốt được biết đến là vi chất cho sự phát triển của trí não. Sự thiếu hụt các vi chất này chính là nguyên nhân trực tiếp làm trẻ bị suy dinh dưỡng, khiến trẻ chậm lớn và dễ mắc phải một số bệnh lý thường găp. Nếu không được can thiệp kịp thời, đặc biệt là những năm đầu đời về sự thiếu hụt này, trẻ sẽ dễ bị còi xương và thậm chí là tàn tật, tử vong vì một số căn bệnh, khi tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở mức độ nghiêm trọng.
2. Phòng chống suy dinh dưỡng do thiếu vi chất cho trẻ dưới 5 tuổi
Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi có thể được xem là công tác chung của toàn xã hội. Trong đó, mỗi thành phần đều có trách nhiệm và vai trò riêng biệt của mình, để đảm bảo sao cho công cuộc phòng chống này được hiểu quả, đẩy lùi tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, để trẻ phát triển đầy đủ toàn diện trong điều kiện tốt nhất với cách chăm sóc khoa học. Cụ thể hơn, chúng ta có thể tham khảo vai trò của gia đình và xã hội, trong việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi này như thế nào ngay sau đây nhé.
2.1 Về phía Chính phủ và các ngành liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em
Để phòng chống suy dinh dưỡng do thiếu vi chất cho trẻ đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và các ngành y tế, đặc biệt là sự quan tâm tâm, theo dõi sát sao tại các cơ sở y tế tại địa phương về tình hình cũng như kết quả của các chương trình đã được triển khai.
Tìm hiểu thêm: Làm gì khi trẻ bị ho – mách mẹ những mẹo xử lý cực hay
Trong đó, việc chú trọng nâng cao kiến thức chăm sóc, nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh, đặc biệt là lưu ý đến dinh dưỡng của bà mẹ trong giai đoạn thai kỳ và dinh dưỡng cho trẻ trong suốt 5 năm đầu đời, là điều cực kỳ cần thiết.
2.2 Vai trò của cha mẹ trong việc phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi
Trong công cuộc phòng chống suy dinh dưỡng , phụ huynh vẫn giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định đến việc phòng chống suy dinh dưỡng hiệu quả hay không. Do vậy, từ mỗi gia đình cha mẹ nên đặt sự chú trọng của mình về chế độ dinh dưỡng chăm sóc khoa học, tư tưởng tiến bộ, không ngừng học hỏi để chăm sóc trong điều kiện tốt nhất mình có thể.
Đơn giản nhất từ trong khẩu phần ăn của trẻ, mẹ nên chọn các nguồn thực phẩm an toàn vệ sinh, đa dạng, đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, trẻ cần được cung cấp đủ canxi và vitamin D, đây là thành phần không thể thiếu đối với sự phát triển về thể chất của trẻ. Với canxi mẹ có thể bô sung thông qua các loại thực phẩm giàu canxi như thịt; cá; trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, trong khi đó, vitamin D – ngoài nguồn thực phẩm giàu vitamin D mẹ có thể bổ sung cho trẻ, thì trẻ cũng cần được tổng hợp loại vitamin này từ năng lượng mặt trời. Mẹ nên cho trẻ phơi nắng một cách khoa học, cũng như thường xuyên cho con hoạt động ngoài trời để hấp thụ đủ lượng vitamin D cần thiết.
Liên quan đến thực đơn bảo đảm về chất lẫn lượng, ngoài các bữa chính, mẹ nên cho bé ăn thêm 2 – 3 bữa phụ, trong các bữa phụ nên tăng cường trái cây và sữa cùng các chế phẩm từ sữa. Đặc biệt, mẹ cần lưu ý, sữa là nguồn thực phẩm thiết yếu đối với trẻ trong 5 năm đầu đời. Các bé sơ sinh cần được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh và duy trì việc cho con bú đến 1 tuổi. Sau thời gian 6 tháng, mẹ cần cho ăn dặm khoa học đúng cách và có thể bổ sung sữa công thức sau đó, để đảm bảo đủ chất cho con.
Bên cạnh chế độ ăn uống cân bằng các thành phần dinh dưỡng phong phú, nhằm đảm bảo cung cấp đủ các vi chất cần thiết, trẻ cũng cần được tham gia vào các hoạt động thể chất để tầm vóc được phát triển tối ưu . Hoạt động thể chất nên bắt đầu từ những hoạt động vui chơi ngoài trời đơn giản, tiến đến việc lựa chọn các môn thể thao phù hợp với thể trạng và sở thích của trẻ, khích lệ con duy trì để góp phần phát triển thể chất hiệu quả hơn.
>>>>>Xem thêm: Các dấu hiệu cận thị ở trẻ được nhận biết thế nào?
Ngoài ra, trẻ cũng cần được chăm sóc sức khỏe cẩn thận chu đáo, tiêm phòng đầy đủ để tránh các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần cho bé. Môi trường sống của bé cũn phải được giữ gìn sạch sẽ và thoáng mát.
Hy vọng rằng với sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và các Bộ, ngành y tế bằng các chương trình can thiệp cụ thể, cùng những nỗ lực cụ thể từ từng gia đình, sẽ giúp cho thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi được giảm hơn nữa trong thời gian tới. Blogtretho.edu.vn cho rằng, tất cả chúng ta đều mong đợi Việt Nam sẽ không còn là đất nước có tỷ lệ cao trẻ em bị nhẹ cân, thấp còi vì thiếu hụt dinh dưỡng trong tương lai gần nhất. Góp phần giải quyết tốt vấn đề này, trước tiên, mỗi phụ huynh hãy tích cực bổ sung kiến thức nuôi dạy và chăm sóc trẻ, chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của trẻ trong những năm đầu đời, đặc biệt là ở giai đoạn dưới 5 tuổi của con nhé.
Thủy Nguyễn tổng hợp