Thực hư mẹ bầu ốm nghén con thông minh?

Rate this post

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu xuất hiện những cơn ốm nghén gây mệt mỏi và khó chịu. Tuy nhiên việc mẹ bầu ốm nghén bình thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi. Vậy có thực sự mẹ bầu ốm nghén con thông minh không? Mời bạn cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.

Bạn đang đọc: Thực hư mẹ bầu ốm nghén con thông minh?

1. Tại sao mẹ bầu ốm nghén?

Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở hầu hết mẹ bầu trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, một số mẹ bầu chán ăn, không ăn được trong thời điểm ốm nghén nặng . Ốm nghén liên quan đến một số thay đổi của các hormone, nó đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của nhau thai. Mặc dù ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, khó chịu, tuy nhiên ốm nghén là một trong những dấu hiệu cho biết thai kỳ đang phát triển và khỏe mạnh.

Thực hư mẹ bầu ốm nghén con thông minh?

Phản ứng ốm nghén do liên quan đến hormone gonadotropin màng đệm ở người (HCG) trong cơ thể. Hormone này giúp kích thích hoàng thể kinh nguyệt sang hoàng thể thai nghén. Bên cạnh đó, thúc đẩy sự tiết của estrogen và progesterone, duy trì hình dạng của nội mạc tử cung giúp nhau thai phát triển bình thường, đặc biệt là duy trì thai kỳ phát triển khoẻ mạnh.

Khi hormone HCG tăng lên làm ức chế sự bài tiết của dịch vị, gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của mẹ bầu và từ đó dẫn đến mẹ bầu xuất hiện cảm giác như buồn nôn hay nôn ói, chóng mặt. Không chỉ vậy, khi hormone HCG tăng cũng là dấu hiệu thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.

Thực hư mẹ bầu ốm nghén con thông minh?

Tùy vào thể trạng của mẹ bầu mà hormone HCG sẽ tăng cao hoặc thấp, từ đó mẹ bầu ốm nghén nặng hay nhẹ. Các triệu chứng ốm nghén với những biểu hiện như buồn nôn, nôn ói hay mệt mỏi, chán ăn sẽ rơi vào khoảng tuần thứ 6 của thời kỳ mang thai, tuy nhiên đến khoảng tuần thứ 13 thì các triệu chứng ốm nghén đã giảm hầu hết ở các mẹ bầu.

Từ lâu, nhiều mẹ bầu ốm nghén cố gắng tìm mọi cách để chữa tình trạng ốm nghén, việc sử dụng trà gừng, vitamin hay các chất làm giảm axit trong dạ dày chỉ có tác dụng giảm ốm nghén tạm thời. Mẹ bầu nên lưu ý rằng không có cách nào để chữa trị việc ốm nghén một cách triệt để.

2. Mẹ bầu ốm nghén con thông minh có đúng không?

Theo các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi ở Toronto, Canada, họ đã phát hiện ra rằng những mẹ bầu bị ốm nghén nặng trong quá trình mang thai , sau khi sinh con, trẻ em rất thông minh nhạy bén. Họ cùng phân tích rằng, điều này liên quan đến các hormone thai kỳ trong giai đoạn mẹ bầu bị ốm nghén có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của não bộ em bé trong bụng mẹ.

Tìm hiểu thêm: Mang thai bao nhiêu tuần được coi là “đủ tháng” để sinh con khỏe mạnh

Thực hư mẹ bầu ốm nghén con thông minh?

Các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành thí nghiệm bao gồm 121 người phụ nữ chia thành 3 nhóm bà mẹ bị ốm nghén được điều trị bằng diclectin, bà mẹ bị ốm nghén không được điều trị bằng diclectin, bà mẹ không bị ốm nghén và thời gian kéo dài từ 1998 đến 2003. Kết quả của thí nghiệm này cho thấy phụ nữ bị ốm nghén cho kết quả con mình đạt điểm cao về chỉ số IQ, trí nhớ tốt về con số, phát âm tốt, nói trôi chảy.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tình trạng ốm nghén nặng thì chỉ số IQ càng cao. Tuy nhiên, chỉ số IQ của thai nhi cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng thai kỳ hoặc thai giáo ,… Do vậy, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng nếu mình không xuất hiện các triệu chứng ốm nghén.

3. Lời khuyên cho mẹ bầu ốm nghén khi mang thai

Mẹ bầu ốm nghén khi mang thai con thông minh, đồng thời mẹ bầu ốm nghén cũng là dấu hiệu tốt cho thấy thai nhi trong bụng mẹ đang phát triển rất tốt. Nếu quá trình mang thai bị ốm nghén khiến mẹ bầu khó chịu, mẹ bầu nên tham khảo một số thảo dược và thảo mộc giảm ốm nghén như trà gừng , quả mâm xôi đỏ,…

Mẹ bầu ốm nghén với các triệu chứng buồn nôn và nôn ói chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định và các triệu chứng hầu hết giảm và biến mất từ tuần thai 14 đến 16. Trong trường hợp nếu tình trạng buồn nôn và nôn ói xảy ra thường xuyên trong ngày và kéo dài khiến mẹ bầu suy nhược cơ thể, mất cân bằng điện giải, mất nước, mẹ bầu nên đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và theo dõi sức khỏe của mẹ và bé.

Thực hư mẹ bầu ốm nghén con thông minh?

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra sự phát triển của thai nhi và mẹ nếu xuất hiện các biểu hiện như:

  • Cảm giác buồn nôn và nôn ói thường xuyên trong ngày, mẹ bầu không thể ăn uống được.
  • Mẹ bầu bị sốt cao, kèm theo đó là tim đập nhanh hơn bình thường.
  • Chóng mặt, nhức đầu, ngất xỉu, sụt cân nặng nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn.
  • Đau bụng, nôn ra máu,…
  • Điều quan trọng, mẹ bầu nên bổ sung sắt, DHA hay canxi để tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe mẹ bầu một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần lưu ý:
  • Không được bỏ bữa sáng, ăn thêm nhiều bữa phụ ngoài những bữa ăn chính.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
  • Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích và những đồ uống có chứa nhiều cafein.
  • Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc.
  • Tập thể dục hay các bài yoga nhẹ nhàng dành cho mẹ bầu.
  • Uống nước gừng hay ngửi hương chanh để giảm cảm giác buồn nôn.

Thực hư mẹ bầu ốm nghén con thông minh?

>>>>>Xem thêm: Sinh con năm 2020 tháng nào tốt để gia đình càng thêm gắn kết

Bài viết trên đã giúp các mẹ giải đáp ốm nghén con thông minh liệu có đúng hay không cũng như nắm rõ những lời khuyên dành cho mẹ bầu để quá trình mang thai của mẹ bầu diễn ra thuận lợi. Bạn nên lưu ý sự thông minh của trẻ cũng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, điều quan trọng nhất mẹ bầu nên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển tốt nhé.

Khánh Kim

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *