Thụ tinh trong ống nghiệm không thành công – nguyên nhân do đâu?

Rate this post

Thụ tinh trong ống nghiệm không thành công là trường hợp không hiếm thấy. Dù phương pháp hỗ trợ sinh sản này được xem là khá hiệu quả, song cũng không ít ca khiến nhiều gia đình phải thất vọng, khi rất đang hy vọng và mong ngóng một mụn con. Vậy những yếu tố nào khiến thụ tinh trong ống nghiệm thất bại? Mời bạn cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung sau đây. 

Bạn đang đọc: Thụ tinh trong ống nghiệm không thành công – nguyên nhân do đâu?

Thụ tinh trong ống nghiệm không thành công – nguyên nhân do đâu?

1. Quy trình thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) không thành công, chúng ta cùng điểm lại tóm tắt quy trình thực hiện phương pháp này, để nắm rõ hơn về nó.

Có thể nói, khoa học kĩ thuật hiện đại có thể tạo điều kiện cho phụ nữ mang thai và đảm bảo mẹ tròn con vuông. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho phép trứng được thụ tinh ở bên ngoài cơ thể. Các bước của thụ tinh trong ống nghiệm được tóm gọn như sau:

  • Trứng của người mẹ được kích thích và phát triển bên trong tử cung bằng thuốc, hoặc các biện pháp khác.
  • Khi trứng đã sẵn sàng, chúng sẽ được lấy ra khỏi cơ thể.
  • Trứng được thụ tinh bằng tinh trùng của người chồng hoặc người hiến tặng
  • Sau khi thụ tinh, các tế bào trứng được quan sát và tạo điều kiện để phát triển
  • Khi trứng đã phát triển thành phôi, phôi sẽ được đặt vào tử cung của người mẹ để phát triển thành thai nhi.

Thụ tinh trong ống nghiệm không thành công – nguyên nhân do đâu?

2. Thụ tinh trong ống nghiệm không thành công bởi nhiều nguyên nhân khác nhau 

Toàn bộ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm không hề dễ dàng và đòi hỏi sự chuẩn bị về tâm lý, sức khỏe lẫn và tài chính. Và trước khi thực hiện phương pháp này, ai cũng cần phải hiểu rõ rằng, ngoài mức chi phí cao ngất ngưởng, thì tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm chỉ đạt 20 – 30%, 70 – 80% còn lại thất bại.

Thất bại trong thụ tinh ống nghiệm (IVF) có thể vì chất lượng của phôi thai kém, buồng trứng không phản ứng hoặc các vấn đề về cấy ghép, hay có thể từ những nguyên nhân khác.

Theo Giáo sư Nick Macklon, một giáo sư thuộc trường Đại Học Southampton ở Anh, nhiều phụ nữ thực hiện IVF nhiều lần mà vẫn không thành công mặc dù có phôi chất lượng tốt. Và cho tới nay vẫn chưa rõ niêm mạc tử cung có phải là nguyên nhân hay không.

Các nhà nghiên cứu đã sinh thiết niêm mạc tử cung của 43 phụ nữ mà IVF thất bại liên tục, xảy ra khi chuyển phôi chất lượng tốt 3 lần trở lên, hoặc đặt 10 trở lên phôi trong nhiều lần chuyển mà không đậu thai; và 72 phụ nữ sinh con thành công nhờ IVF.

Trong phân tích các mẫu sinh thiết, các nhà nghiên cứu tìm thấy một cấu hình gen bất thường ở niêm mạc tử cung của 80% phụ nữ chuyển phôi nhiều lần thất bại, mà không tìm thấy chúng ở những phụ nữ điều trị IVF thành công.

Nghiên cứu liên quan chỉ ra rằng, có một tỷ lệ lớn những phụ nữ thất bại nhiều lần khi thực hiện quy trình này có thể bị vô sinh, nguyên nhân do những trục trặc từ trong khả năng tiếp nhận của tử cung. Vì thế, với họ cơ hội để mang thai thành công là rất nhỏ.

Thông tin này giúp các bác sĩ lâm sàng hiểu rõ hơn để tư vấn cho bệnh nhân. Nghiên cứu sẽ giúp phụ nữ biết có nên tiếp tục sau khi đã trải qua một vài lần IVF thất bại hay không. Ngoài ra, nghiên cứu cũng có thể dẫn tới phát triển một xét nghiệm mới, để giúp bệnh nhân hiểu về khả năng đậu thai của mình trước khi bắt đầu quá trình điều trị.

Tìm hiểu thêm: Ốm nghén mất ngủ mẹ phải đối phó ra sao?

Thụ tinh trong ống nghiệm không thành công – nguyên nhân do đâu?

3. Sảy thai cũng là sự thất bại của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm

Sự thất bại của thụ tinh trong ống nghiệm không chỉ dừng ở quy trình thụ tinh, thành phôi, mà còn tính cả quá trình mang thai không thành, tức xảy ra tình trạng sảy thai, sau khi phôi đã được đưa vào trong tử cung phụ nữ.

Tỷ lệ sảy thai sau thụ tinh trong ống nghiệm cao hơn so với mang thai bình thường. Lí do không phải vì thụ tinh trong ống nghiệm là một quá trình nhạy cảm, mà là vì người phụ nữ vốn đã có nguy cơ sảy thai cao.

Những phụ nữ có nguy cơ sảy thai cao hơn khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm thường là những trường hợp như có gen bất thường ở niêm mạc tử cung như đã đề cập ở trên, hay phụ nữ có dấu hiệu mãn kinh sớm, từng phẫu thuật buồng trứng,….Các trường hợp này đều có những bất lợi, hoặc có chất lượng trứng thấp hoặc khiến phôi khó có thể làm tổ, dễ dẫn đến việc sảy thai.

Thụ tinh trong ống nghiệm không thành công – nguyên nhân do đâu?

>>>>>Xem thêm: Mang thai bao nhiêu tuần được coi là “đủ tháng” để sinh con khỏe mạnh

Thụ tinh có thể thất bại nếu như chất lượng của phôi thai không tốt. Ảnh: Internet

Như vậy, qua những thông tin trên, hẳn chúng ta đã hình dung rõ ràng hơn về việc thụ tinh trong ống nghiệm không thành công có thể xảy ra từ yếu tố nào. Thụ tinh trong ống nghiệm tuy là sự can thiệp từ kỹ thuật hiện đại, nhưng tỷ lệ thành công cũng chỉ dừng ở mức tương đối. Chúng ta không thể phủ nhận có những trường hợp nhiều lần thụ tinh nhưng vẫn gặp thất bại. Vì vậy, trước khi quyết định tiến hành, các cặp vợ chồng rất cần thiết phải tìm hiểu và được tư vấn thật kỹ càng.

Thảo Nguyên tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *