Thụ tinh trong ống nghiệm bệnh viện Từ Dũ và những điều cần biết

Rate this post

Thụ tinh trong ống nghiệm bệnh viện Từ Dũ – một chủ đề không thể không được bàn tới hay nhắc đến, đối với bất cứ cặp vợ chồng đang mong con nào. Từ lâu, bệnh viện Từ Dũ là một trong những bệnh viện đầu ngành chuyên sản, phụ khoa và hiếm muộn ở khu vực miền Nam. Nơi nuôi hy vọng của biết bao cặp đôi bị vô sinh, hiếm muộn, khao khát được một lần làm cha mẹ. Nơi gắn với những sự kiện nổi trội nhất về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ở nước ta. Và là nơi đánh dấu những cột mốc đáng nhớ, liên quan đến kỹ thuật này của Việt Nam trên bản đồ IVF thế giới. 

Bạn đang đọc: Thụ tinh trong ống nghiệm bệnh viện Từ Dũ và những điều cần biết

Thụ tinh trong ống nghiệm bệnh viện Từ Dũ và những điều cần biết

1. Vài nét về bệnh viện Từ Dũ

Bệnh viện Từ Dũ là một bệnh viện phụ sản nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với gần một thế kỷ làm việc và phát triển, bệnh viện Từ Dũ là nơi ra đời của rất nhiều thế hệ em bé sinh ra và là một “ánh sáng phía cuối đường hầm tăm tối”. Mở ra biết bao nhiêu hy vọng cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn thực hiện được ước mơ làm cha, làm mẹ.

Không chỉ tại TP.HCM, bệnh viện Từ Dũ cũng là một trong bệnh viện hàng đầu Việt Nam trong vấn đề hiếm muộn và thụ tinh nhân tạo. Người đặt nền móng đầu tiên cho chương trình thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam là BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng – Giám đốc bệnh viện Từ Dũ.

2. Quy trình khám, tư vấn hiếm muộn tại bệnh viện Từ Dũ

Khoa Hiếm Muộn – Khu Điều trị theo yêu cầu – Bệnh viện Từ Dũ

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 54 042 960 – (028) 54 042 960 – (028) 39 254 856 – (028) 39 254 856

Đăng ký khám trực tiếp qua tổng đài: 08.1081

Đầu tiên, tại bàn nhận bệnh, bệnh nhân sẽ điền vào tờ đăng ký và được hỏi các thông tin. Sau đó, bệnh nhân đóng tiền và chờ vào phòng khám.

Khi vào phòng khám, bác sĩ hỏi và tư vấn các thắc mắc của bệnh nhân. Sau đó tùy trường hợp sẽ được khám và làm các xét nghiệm cụ thể.

Nếu bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hiếm muộn và đủ điều kiện điều trị, hai vợ chồng sẽ được làm hồ sơ bệnh mới. Khi này, bệnh nhân sẽ được hỏi thêm thông tin và làm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm tinh trùng (Tinh dịch đồ): Điều kiện để làm tinh dịch đồ là người chồng có HIV âm tính và kiêng xuất tinh từ 3-5 ngày. 
  • Chụp HSG (chụp tử cung-vòi trứng cản quang) : Thông thường thực hiện HSG khi hai vợ chồng đã làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản và tinh trùng của người chồng bình thường hoặc yếu nhưng trong giới hạn đủ để bơm tinh trùng.
  • Xét nghiệm nội tiết : Thông thường người vợ sẽ được làm xét nghiệm nội tiết khi tuổi lớn hơn 34 – 35, kinh đều: Làm xét nghiệm FSH, LH, Estradiol, thường thực hiện vào ngày 2 vòng kinh. Và kinh không đều: Làm FSH, LH, Estradiol, Prolactin, Testosterone…
  • Khám tiền mê, hội chẩn mổ nội soi: Khi bệnh nhân đã làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản và HSG cho kết quả tắc vòi trứng, tùy vào độ tuổi và tiền căn, bác sĩ sẽ tư vấn mổ nội soi. Hoặc có thể mổ nội soi khi siêu âm nhiều lần có u buồng trứng thực thể, polyp lòng tử cung…

Tùy từng trường hợp, khám và làm các xét nghiệm tiền mê bao gồm: mổ nội soi, làm thụ tinh ống nghiệm.

Thụ tinh trong ống nghiệm bệnh viện Từ Dũ và những điều cần biết

Sau khi đã trải qua các thủ tục và các xét nghiệm bắt buộc tại bệnh viện Từ Dũ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ bắt đầu tiến hành đầy đủ các quy trình thụ tinh tiêu chuẩn cho các đôi vợ chồng đủ điều kiện. 

3. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm bệnh viện Từ Dũ

3.1 Kích thích buồng trứng

Tại lầu 8, khu vực thụ tinh ống nghiệm, vào buổi sáng đầu chu kỳ kinh (thường vào ngày 2 vòng kinh), người vợ không ăn gì và làm một số xét nghiệm tiền mê và khám tiền mê, kiểm tra tổng quát sức khỏe để chuẩn bị điều trị.

Tùy trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm kích thích buồng trứng theo phác đồ phù hợp. Thời gian điều trị thay đổi tùy từng phác đồ, dao động từ 3 đến 7 tuần.

Trong thời gian kích thích buồng trứng, bác sĩ sẽ theo dõi trứng bằng cách siêu âm nang noãn và xét nghiệm máu (khoảng 3 đến 6 lần) và điều chỉnh thuốc tùy vào đáp ứng của mỗi người.

3.2 Chọc hút trứng

Khi trứng đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm HCG để chuẩn bị chọc hút trứng. Sau 36 đến 40 giờ sau tiêm, người vợ nhịn đói vào buổi sáng, đến bệnh viện để chọc hút trứng. Trong quá trình này, bệnh nhân được gây mê nhẹ và gây tê tại chỗ. Sau khi chọc hút trứng, người vợ nằm theo dõi mạch, huyết áp khoảng 2 đến 3 tiếng trước khi ra về.

Khi trứng đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm HCG để chuẩn bị chọc hút trứng.

Thụ tinh trong ống nghiệm bệnh viện Từ Dũ và những điều cần biết

3.3 Chuẩn bị tinh trùng

Vào buổi sáng cùng ngày, người chồng lấy tinh trùng đưa vào phòng LAB để chuẩn bị tiến hành cấy.

3.4 Tiêm trực tiếp một tinh trùng vào trứng

Theo kỹ thuật cổ điển, trứng và tinh trùng được cho gặp nhau, hòa nhập một cách tự nhiên để hình thành phôi. Nhưng để tránh những bất thường xảy ra khi thụ tinh tự nhiên, các bác sĩ thường áp dụng kỹ thuật ICSI, tiêm tinh trùng vào tế bào trứng.

Đặc biệt, đối với những tinh trùng quá yếu, quá dị dạng, hoặc phải lấy tinh trùng từ mào tinh…, số lượng tinh trùng tốt chọn được rất ít, kỹ thuật ICSI là một hỗ trợ hiệu quả vì chỉ cần một tinh trùng cho một trứng.

Quy trình thụ tinh nhân tạo IVF hoạt động với cơ chế kết hợp noãn và tinh trùng tạo thành phôi ở ngoài cơ thể

Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu ngồi xổm có sao không, ngồi tư thế nào là tốt nhất?

Thụ tinh trong ống nghiệm bệnh viện Từ Dũ và những điều cần biết

3.5 Thực hiện hỗ trợ phôi thoát màng và chuyển phôi vào buồng tử cung trong cùng ngày

Phôi được theo dõi trong phòng LAB. Chuyển phôi vào buồng tử cung được tiến hành 2 hoặc 3 ngày sau chọc hút trứng. Nếu phôi dư, đạt chất lượng sẽ được trữ lại.

Sau khi chuyển phôi, người vợ chỉ nằm nghỉ trên giường khoảng 2 đến 4 tiếng trước khi về nhà.

Tại nhà, người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai. 2 tuần sau thử máu xác định thai. Nếu có thai sẽ được hẹn siêu âm 3 tuần sau. Nếu thất bại lần này nhưng còn phôi trữ, người vợ có thể dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung cho những lần sau.

Thụ tinh trong ống nghiệm bệnh viện Từ Dũ và những điều cần biết

Các bệnh nhân thường cho rằng, IVF phải tốn khoảng 100 – 200 triệu, thậm chí có người nghĩ phải tốn đến 500 triệu đồng để làm IVF mới có hiệu quả. Chính vì nghĩ như vậy nên không ít người dân ngần ngại khi tiếp cận với phương pháp này.

Nhưng với bệnh viện Từ Dũ, có lẽ chi phí nơi đây được xem là thấp nhất. Cùng chúng ta cùng tham khảo mức phí cho cả một ca thụ tinh trong ống nghiệm nhé.

4. Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm bệnh viện Từ Dũ

Theo TS.BS. Vũ Minh Ngọc, Phó Trưởng khoa Hiếm muộn, bệnh viện Từ Dũ cho biết, tổng chi phí điều trị bệnh hiếm muộn tại bệnh viện Từ Dũ từ 50 – 60 triệu, tùy từng bệnh nhân. Trong đó gồm:

  • Khoản chi phí cho môi trường nuôi cấy, vật tư tiêu hao, kim chọc hút trứng, nuôi cấy phôi, catheter chuyển phôi… là 20 triệu.
  • Chi phí mua thuốc chích cho bệnh nhân để tạo trứng thì không cố định. Bởi tùy thuộc đáp ứng của bệnh nhân với thuốc tốt hay không, mà bác sĩ sẽ dùng liều cao hay thấp. Đối với bệnh nhân trẻ, dự trữ buồng trứng còn dồi dào thì liều thuốc sẽ được hạ thấp, chi phí của người bệnh cũng được giảm xuống. Ngược lại, bệnh nhân lớn tuổi, dự trữ buồng trứng kém, liều thuốc chắc chắn phải nâng lên để tạo được nhiều trứng, chi phí bệnh nhân phải trả sẽ cao hơn.
  • Trong chu kỳ chuyển phôi đầu tiên thông thường bác sĩ chuyển tối đa là 2 – 3 phôi. Còn lại 7 – 9 phôi sẽ được trữ đông dùng trong những lần chuyển phôi sau. Tại khoa Hiếm muộn, bệnh viện Từ Dũ, một lần chuyển phôi trữ đông chỉ 2 triệu đồng.

Thụ tinh trong ống nghiệm bệnh viện Từ Dũ và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Xác định thời điểm dễ thụ thai nhất qua 5 cách cực kỳ đơn giản

Mong rằng với những thông tin khá chi tiết, đầy đủ liên quan đến việc thụ tinh trong ống nghiệm bệnh viện Từ Dũ như đề cập ở trên, là nguồn thông tin thật sự hữu ích cho các cặp đôi đang mong con. Những thông tin này hẳn phần nào giúp các đôi vợ chồng nắm rõ hơn, có thêm sức mạnh, hơn nhiều phần kiên trì, trong trong quá trình tìm kiếm một mụn con cho gia đình. Tin tưởng rằng, hành trình điều trị hiếm muộn tại bệnh viện Từ Dũ của bất cứ cặp vợ chồng nào, dù là một “chuyến đi” đầy gian nan, nhưng là chuyến đi gắn với đích đến rõ ràng và đầy hy vọng, khi có đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, cùng phương pháp điều trị tân tiến luôn song hành.

Bích Ngọc tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *