Thụ tinh nhân tạo và 7 điều khái quát giúp bạn dễ dàng nắm bắt nhất

Rate this post

Thụ tinh nhân tạo hay IUI – Intrauterine Insemination là một phương pháp khá phổ biến, được sử dụng để hỗ trợ, giúp tăng khả năng mang thai ở những cặp vợ chồng bị hiếm muộn. Phương pháp này đặc biệt được đề nghị áp dụng đối với những trường hợp phía nam giới gặp vấn đề về khả năng sinh sản. Chúng ta hãy cùng nắm bắt về IUI qua 7 điều khái quát ngắn gọn sau đây nhé. 

Bạn đang đọc: Thụ tinh nhân tạo và 7 điều khái quát giúp bạn dễ dàng nắm bắt nhất

Thụ tinh nhân tạo và 7 điều khái quát giúp bạn dễ dàng nắm bắt nhất

1. Thụ tinh nhân tạo là gì

Như đã giới thiệu ngay từ đầu bài viết, thụ tinh nhân tạo là phương pháp hỗ trợ sinh sản trong đó tinh trùng được bơm trực tiếp vào tử cung người phụ nữ để giúp tăng khả năng thụ tinh với trứng.

Quá trình này tạo cho tinh trùng bước khởi đầu khá thuận lợi vì khoảng cách cũng như những chướng ngại vật trên đường đi đến gặp trứng đã được rút ngắn tối đa. Lúc này, các chú tinh binh chỉ việc vượt một đoạn ngắn nữa để đến ống dẫn trứng và gặp “đối tác” quan trọng của mình mà thôi. 

Thụ tinh nhân tạo và 7 điều khái quát giúp bạn dễ dàng nắm bắt nhất

2. Thụ tinh nhân tạo được sử dụng khi nào

Nguyên nhân chủ yếu của việc sử dụng thụ tinh nhân tạo để tăng khả năng thụ thai đó là lượng tinh trùng của phía nam thấp hoặc khả năng di động của chúng kém.

Tuy nhiên, IUI cũng được lựa chọn để sử dụng cho bất kỳ trường hợp hiếm muộn nào sau đây:

  • Hiếm muộn không rõ nguyên nhân.
  • Tình trạng bất thường cổ tử cung, bao gồm cả vấn đề về chất nhầy cổ tử cung.
  • Mô sẹo ở cổ tử cung từ các cuộc can thiệp y tế trước gây cản trở tinh trùng xâm nhập vào tử cung.
  • Rối loạn chức năng xuất tinh.

Thụ tinh nhân tạo và 7 điều khái quát giúp bạn dễ dàng nắm bắt nhất

Thụ tinh ống nghiệm không được khuyến cáo áp dụng cho những trường gợp sau:

  • Phụ nữ bị bệnh nghiêm trọng về vòi trứng.
  • Phụ nữ có tiền sử nhiễm trùng vùng chậu.
  • Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung từ mức độ vừa đến nặng.

3. Thụ tinh nhân tạo được thực hiện ra sao

Trước khi tiến hành thụ tinh nhân tạo, phía nữ có thể được tiêm thuốc kích trứng và được theo dõi để xác định thời điểm trứng có thể rụng. Việc thụ tinh sẽ được tiến hành xung quanh thời điểm này, tức là khoảng 24-36 giờ sau khi nồng độ hormone LH (hormone quan trọng là một trong những  nội tiết tố sinh dục , kích thích buồng trứng gây ra quá trình rụng trứng) tăng cao, báo hiệu trứng sắp rụng.

Để tiến hành thụ tinh nhân tạo, một lượng tinh trùng sẽ được “rửa” trong phòng thí nghiệm để tách tinh trùng khỏi tinh dịch. Sau đó một ống bơm chuyên dụng sẽ được dùng để đưa tinh trùng trực tiếp vào tử cung.

Quá trình thụ tinh nhân tạo diễn ra khá nhanh (chỉ khoảng vài phút) nhưng giúp tăng tối đa lượng tinh trùng trong tử cung từ đó làm tăng khả năng thụ thai. 

Tìm hiểu thêm: Hết kinh mấy ngày thì quan hệ không có thai và những điều bạn cần biết

Thụ tinh nhân tạo và 7 điều khái quát giúp bạn dễ dàng nắm bắt nhất

4. Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo

Nhìn chung, tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo ở mức khá cao, khoảng 12-18% cho mỗi chu kỳ thực hiện, phụ thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác của phía nữ, nguyên nhân gây hiếm muộn, các loại thuốc hỗ trợ sinh sản mà 1 trong 2 hay cả 2 người đã/ đang sử dụng và nhiều tác nhân khác.

5. Thụ tinh nhân tạo có thể có rủi ro không?

Mặc dù thụ tinh nhân tạo là phương pháp khá đơn giản nhưng cũng có thể mang lại rủi ro cho người thực hiện. Những rủi ro đó bao gồm:

  • Khả năng mang đa thai tăng lên nếu thuốc kích trứng được sử dụng.
  • Khả năng nhiễm trùng sau quá trình can thiệp của y cụ mặc dù rất nhỏ.
  • Khả năng mắc phải hội chứng quá kích buồng trứng khi buồng trứng đáp ứng quá mức với thuốc kích trứng. Hội chứng này đôi khi gây ra các triệu chứng như tụ nước ở bụng, ngực, chuột rút hoặc các vấn đề về thận, cục máu đông và xoắn buồng trứng dù khá hiếm gặp. 

Thụ tinh nhân tạo và 7 điều khái quát giúp bạn dễ dàng nắm bắt nhất

6. Sự khác nhau giữa thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm

Mặc dù thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm là hai phương pháp khác nhau nhưng một số người có thể vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Trong khi thụ tinh nhân tạo – IUI cho phép cơ thể người phụ nữ thực hiện được nhiều hơn vai trò tự nhiên của mình trong quá trình thụ tinh thì thụ tinh trong ống nghiệm – IVF thì ngược lại. Bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

6.1. Thụ tinh nhân tạo – IUI

  • Cách thực hiện : Bơm tinh trùng trực tiếp vào tử cung để quá trình thụ tinh diễn ra tự nhiên
  • Thời gian thực hiện : Khá nhanh, chỉ khoảng vài phút một chu kỳ
  • Rủi ro : Thấp
  • Tỷ lệ thành công : Khoảng 12-18% phụ thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ
  • Chi phí thực hiện : Thấp 

Thụ tinh nhân tạo và 7 điều khái quát giúp bạn dễ dàng nắm bắt nhất

6.2. Thụ tinh trong ống nghiệm – IVF

  • Cách thực hiện : Trứng và tinh trùng được đưa ra khỏi cơ thể để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó phôi được đưa trở lại tử cung
  • Thời gian thực hiện : Kéo dài khoảng 2 tuần hoặc hơn cho một chu kỳ
  • Rủi ro : Cao hơn IUI
  • Tỷ lệ thành công : Cao hơn IUI
  • Chi phí thực hiện : Khá cao

7. Bạn nên làm gì nếu thụ tinh nhân tạo không thành công

Mặc dù thụ tinh nhân tạo là phương pháp ít rủi ro nhưng nếu bạn đã trải 6 chu kỳ thụ tinh không thành công, bạn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Kết quả xét nghiệm sẽ quyết định bạn có nên tiếp tục IUI hay cần chuyển qua IVF.

Trong một số trường hợp nếu không xác định được nguyên nhân thất bại, hoặc nguyên nhân không rõ ràng, thì bác sỹ có thể vẫn tiếp tục thực hiện IUI cho bạn liên tục, hoặc nghỉ giữa các chu kỳ tùy thuộc vào mong muốn cũng như điều kiện cơ thể của bạn. 

Thụ tinh nhân tạo và 7 điều khái quát giúp bạn dễ dàng nắm bắt nhất

>>>>>Xem thêm: Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai và những điều chị em nên biết

Nhìn chung, thụ tinh nhân tạo là phương pháp khá phổ biến với rủi ro thấp. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo và sử dụng phương pháp này để tăng khả năng mang thai , trước khi suy nghĩ đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm khá phức tạp và tốn nhiều chi phí cũng như công sức hơn. Nhưng, điều quan trọng là dù thực hiện phương pháp nào, bạn cũng cần phải thoải mái, cũng như không tạo áp lực cho bản thân. Có như vậy, bạn mới tăng khả năng đạt được thành công để đón nhận con yêu đến với gia đình mình.

Theo HFEA & American Pregnancy

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *