Thiếu máu lên não ở trẻ em và những nguy cơ tiềm ẩn

Rate this post

Thiếu máu lên não ở trẻ em chắc hẳn là căn bệnh mà nhiều phụ huynh có thể chưa từng nghe tới. Từ trước tới nay, chúng ta thường nghe bệnh thiếu máu não thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là ở người cao tuổi. Thế nhưng, căn bệnh này vẫn có thể xảy ra ở trẻ em. Vậy những nguyên nhân, dấu hiệu, khó khăn gặp phải, cũng như cách phòng ngừa bệnh thiếu máu lên não ở trẻ em như thế nào, mời cha mẹ cùng với Blogtretho.edu.vn tìm hiểu bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Thiếu máu lên não ở trẻ em và những nguy cơ tiềm ẩn

1. Thiếu máu lên não ở trẻ em là gì

Thiếu máu lên não ở trẻ em và những nguy cơ tiềm ẩn

Bệnh thiếu máu lên não vẫn thường được biết đến là một căn bệnh của người già do cơ thể lão hóa, sức khỏe suy kém, và hoạt động của các cơ quan không ổn định. Thế nhưng, theo thống kê trong những năm trở lại đây, bệnh thiếu máu não cũng xuất hiện ở những người trưởng thành, thậm chí, trẻ em cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Bệnh thiếu máu lên não ở trẻ emcó rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như:

  • Sự bất thường trong hồng cầu là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng thiếu máu não ở trẻ em. Do sự suy giảm về số lượng và chất lượng hồng cầu, nên ảnh hưởng lớn đến cấu trúc và chức năng của hồng cầu trong máu. Với chức năng cung cấp vận chuyển oxy nuôi dưỡng cơ thể, nên nếu hồng cầu gặp trục trặc bất thường nào đó cũng sẽ làm thiếu máu và oxy lên não của trẻ. Và, phần lớn sự suy giảm bất thường số lượng hồng cầu được ghi nhận là có liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu lên não ở trẻ em. Những trẻ mắc bệnh thiếu máu lên não thường là do thiếu các chất như: sắt, vitamin B12,…không được bổ sung đầy đủ trong quá trình ăn uống, khiến cho cơ thể trẻ bị thiếu máu, không đủ sản sinh ra lượng hồng cầu cần thiết.

Thiếu máu lên não ở trẻ em và những nguy cơ tiềm ẩn

  • Tủy xương có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Thế nên, sự bất thường trong tủy xương cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu lên não ở trẻ em. Các bệnh như ung thư tủy xương hay ung thư bạch cầu ở trẻ làm giảm nhanh chóng số lượng hồng cầu và ngăn cản sự sản sinh hồng cầu khiến lượng máu không đủ để lưu thông và hoạt động ổn định ở trẻ.
  • Ngoài ra, ở những trẻ sinh non do có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu cũng có thể dễ mắc bệnh thiếu máu lên não so với những trẻ bình thường khác.
  • Một số nghiên cứu gần đây cũng khẳng định, trẻ nghiện smartphone có nguy cơ gia tăng vấn đề về não , cùng một số hậu quả đáng lo ngại khác về cột sống.

2. Biểu hiện và những nguy cơ có thể xảy ra khi mắc bệnh thiếu máu lên não ở trẻ em

Bệnh thiếu máu lên não ở trẻ em ban đầu có thể khó quan sát, do những biểu hiện của bệnh không rõ ràng để cha mẹ có thể nhận ra. Nhưng khi bệnh có những diễn tiến nặng hơn, thì cha mẹ có thể phát hiện với những dấu hiệu dưới đây.

Tìm hiểu thêm: Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh sao cho hiệu quả nhất

Thiếu máu lên não ở trẻ em và những nguy cơ tiềm ẩn

  • Sức khỏe thể chất của trẻ khi mắc bệnh thiếu máu lên não suy giảm rõ ràng, trẻ trở nên thụ động, hay ngồi một chỗ, thiếu sự hoạt bát và nhanh nhẹn thường thấy ở những trẻ khác. Trẻ cũng có thể gặp tình trạng như hay chóng mặt, nước da xanh xao, nhợt nhạt, cơ thể thường xuyên mệt mỏi,…
  • Bên cạnh đó, thiếu máu lên não ở trẻ em còn dẫn đến tình trạng  trẻ biếng ăn , ăn không ngon, dễ cáu kỉnh, quấy khóc.
  • Nhịp tim của trẻ đập nhanh hơn so với bình thường, do lượng hồng cầu chịu chức năng vận chuyển oxy nuôi dưỡng cơ thể bơm lên não không đủ, buộc hoạt động của tim phải làm việc nhanh và mạnh hơn.

Một số nguy cơ mà bệnh thiếu máu lên não ở trẻ em gây nên như: sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ yếu hẳn, dễ gặp phải các bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh truyền nhiễm , suy giảm trí tuệ và giảm khả năng học tập, các mốc phát triển chậm sơn so với tuổi như trẻ chậm đi, chậm đứng, ngồi, tóc dễ gãy rụng, gan lách to,…

3. Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu lên não ở trẻ em mẹ cần biết

Thiếu máu lên não ở trẻ em và những nguy cơ tiềm ẩn

>>>>>Xem thêm: Top 10 xe ô tô nhựa trẻ em đang gây sốt 

Để phòng ngừa bệnh thiếu máu lên não ở trẻ em, cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách đầy đủ, khoa học, nhằm cung cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết .

  • Trong bữa ăn của trẻ, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây – như chuối, bơ,…đặc biệt là những nguồn thực phẩm có chứa nhiều sắt để giúp quá trình sản sinh máu diễn ra tốt hơn.
  • Bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày của trẻ những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như cá, gan động vật, trứng, các chế phẩm từ sữa,…

Trong quá trình mang thai, mẹ cũng cần bổ sung cho mình những sản phẩm có chứa nhiều sắt và các chất dinh dưỡng khác. Nên cho trẻ bú sữa mẹ trong những năm đầu đời và đưa trẻ đến các y bác sĩ nếu con có dấu hiệu mắc bệnh thiếu máu não ở trẻ để có phương án xử lý kịp thời.

Trong các nguyên nhân gây bệnh thiếu máu lên não ở trẻ em, dinh dưỡng là yếu tố cha mẹ có thể chủ động cân chỉnh. Cụ thể, cần tăng cường thực phẩm tốt cho trí não trẻ, tránh các loại thức ăn gây hại cho hoạt động não của con. Đồng thời, kết hợp với một số yếu tố khác như chế độ luyện tập thể chất, lịch sinh hoạt cho trẻ,…cha mẹ có thể làm tốt ngay từ khâu phòng ngừa, khắc phục những khó khăn ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của con yêu. 

Trần Trần tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *