Tháp dinh dưỡng cho bé gồm nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Nhìn vào tháp dinh dưỡng, phụ huynh sẽ nắm bắt được đâu thực phẩm cần bổ sung cho trẻ và loại thực phẩm nào cần hạn chế.
Bạn đang đọc: Tháp dinh dưỡng cho bé và cách xây dựng thực đơn hoàn hảo mẹ cần biết
1. Vai trò của tháp dinh dưỡng cho bé
Trong quá trình nuôi con, để trẻ luôn khỏe mạnh, các mẹ cần dựa theo tháp dinh dưỡng cho bé để có thể lựa chọn cân đối các nhóm thực phẩm sao cho phù hợp với thể trạng của bé. Tháp dinh dưỡng cho bé được xem là mô hình các nhóm thực phẩm khác nhau, được sắp xếp theo hình chóp kim tự tháp.
Tháp dinh dưỡng luôn bao gồm sáu nhóm thực phẩm chính gồm rau xanh và trái cây, sữa, thịt, đậu và các loại hạt, thực phẩm từ chất béo và tinh bột, đường. Tùy theo độ tuổi, bé sẽ có những nhu cầu dinh dưỡng tương ứng, vì thế, cần theo dõi tháp dinh dưỡng để cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho trẻ.
Nhóm ngũ cốc – bột đường được xác định là nguồn cung cấp năng lượng chính, khoảng 60% tổng năng lượng của bé và chúng còn giữ nhiệm vụ giữ hoạt động cơ thể ổn định, từ đó cấu tạo nên các mô và tế bào, đồng thời, hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh và trí não của trẻ nhỏ.
Nhóm rau, củ, quả sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng, ngăn béo phì, chống táo bón. Rau quả cũng sẽ làm tăng khả năng tiếp thu và học hỏi của bé, vì chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa tuyệt vời.
Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cùng các axit béo có lợi cho sự phát triển trí não, đồng thời, bổ canxi tốt cho xương và răng. Các sản phẩm từ sữa như váng sữa, sữa chua hoặc phô mai sẽ giúp bổ sung năng lượng cho bé, và sữa chua không những thơm ngon mà còn chứa hàng ngàn các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.
Nhóm đạm sẽ bảo vệ cơ thể trẻ nhỏ khỏi sự xâm nhập của các loại virut, vi khuẩn, phòng tránh bệnh tật. Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, các loại đậu, các loại hạt… Các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn đủ lượng, có thể ưu tiên cho trẻ ăn đạm thực vật ở các loại đậu. Các loại thực phẩm chứa đạm thực vật sẽ tốt cho cơ thể trẻ, bởi chúng không chứa cholesterol. Protein từ cá sẽ tốt cho tim mạch và não của bé, tuy nhiên, cần cẩn thận bởi trẻ có thể bị dị ứng với các loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao.
2. Những lưu ý cần thiết khi xây dựng tháp dinh dưỡng cho bé
Chọn thực đơn giàu dinh dưỡng là điều cần thiết cho sự phát triển cơ thể và trí não của bé. Tuy nhiên, ở từng thời điểm mà mẹ có thể điều chỉnh lượng thức ăn cho trẻ sao cho phù hợp nhất. Chẳng hạn như giai đoạn trẻ ăn dặm, nên cho trẻ ăn vừa phải, không nên cho ăn quá nhiều. Lí do là lúc này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, nếu trẻ ăn nhiều hơn không chắc sẽ tiêu hóa hết, mà còn gây nặng nề cho dạ dày của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Rối loạn ăn uống ở trẻ – bạn đã thực sự biết rõ về điều này?
Nên bổ sung lượng chất béo vừa đủ vào khẩu phần ăn của trẻ, đừng vì lo bé béo phì mà cắt hoàn toàn lượng dầu mỡ trong thức ăn của trẻ. Chất béo tuy không đóng vai trò chính nhưng lại cực kì quan trọng trong tháp dinh dưỡng cho bé.
Tuy nhu cầu chất béo chỉ chiếm 30% trong các bữa ăn của trẻ nhỏ, nhưng lại giúp ích cho sự phát triển trí não toàn diện. Nhưng, cần hạn chế chất béo no trong thịt mỡ và bổ sung thêm các loại chất béo tốt trong dầu thực vật như đậu, mè, dầu oliu… giúp ích cho sức khỏe bé, giảm béo phì, ổn định cân nặng. Chỉ nên cho bé ăn phần thịt nạc, không cho bé ăn phần nhiều mỡ.
>>>>>Xem thêm: Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ hiệu quả nhất mẹ hãy tham khảo ngay
Tháp dinh dưỡng cho bé sẽ vừa là tiêu chuẩn, vừa là công cụ, giúp các bậc phụ huynh biết lựa chọn những thực phẩm lành mạnh cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu con bạn gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe hoặc có liên quan đến dinh dưỡng, hãy tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
Nguyên Lê tổng hợp