Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

Rate this post

Tháng đầu mang thai là khoảng thời gian khá quan trọng và nhạy cảm trong tam cá nguyệt đầu tiên. Lúc này, nhiều mẹ bị tình trạng ốm nghén làm cho mệt mỏi. Từ đó vấn đề ăn uống bị ảnh hưởng khá nhiều. Chúng ta hãy cùng xem giai đoạn này mẹ cần lưu ý những gì về việc ăn uống để đảm bảo sức khỏe cũng như giúp cơ thể thoải mái dễ chịu hơn nhé. 

Bạn đang đọc: Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

1. Tháng đầu mang thai mẹ nên ăn và nên tránh những loại thực phẩm nào

1.1. Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn trong tháng đầu mang thai

Trên thực tế, không phải mẹ nào cũng phát hiện sớm việc mình có em bé (ngoại trừ trường hợp đây là sự kiện mà bạn lên kế hoạch và đang mong đợi). Vì các triệu chứng của việc mang thai có thể chỉ rõ ràng sau 2-3 tuần. Kể từ lúc này bạn cần chú ý đến các thực phẩm trong chế độ ăn của mình, cụ thể những loại bạn nên ăn gồm:

1.1.1. Các sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là những loại được tăng cường dưỡng chất là nguồn canxi, vitamin D, protein, chất béo lành mạnh và axit folic tuyệt vời dành cho các mẹ bầu khi mới mang thai.

Vì vậy, nếu chưa có thói quen tiêu thụ loại thực phẩm này, đây là lúc bạn nên bổ sung thêm chúng (như yogurt, sữa) vào chế độ ăn hàng ngày của mình. 

Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

1.1.2. Các loại thực phẩm giàu folate rất cần trong tháng đầu mang thai

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, axit folic là một dưỡng chất rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Nó giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như tật nứt đốt sống hay các bệnh liên quan đến não bộ của trẻ.

Bạn nên thường xuyên ăn, uống các loại thực phẩm giàu folate (dạng tồn tại trong thực phẩm của axit folic) ngay cả khi bạn đang bổ sung axit folic hàng ngày.

Các loại thực phẩm giàu folate có thể kể đến như trái cây họ cam chanh, các loại đậu (như đậu hà lan, đậu lăng,…), gạo, và ngũ cốc tăng cường dinh dưỡng.

1.1.3. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp năng lượng lành mạnh cho bạn khi mang thai . Ngoài ra chúng còn chứa nhiều chất xơ, vitamin B, và khoáng chất (như sắt, magie, và selen). Các dưỡng chất này đều rất cần thiết và có lợi cho sự phát triển của em bé.

Bạn có thể dùng các loại ngũ cốc như: gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, kiều mạch, lúa mì bulgur và hạt kê. 

Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

1.1.4. Trứng và thịt gia cầm

Trứng là loại thực phẩm rất giàu protein, vitamin A, B, D, E và K cũng như các khoáng chất như phốt pho, selen, canxi và kẽm.

Thịt gia cầm cũng là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời.

Chất dinh dưỡng trong cả hai loại thực phẩm này đều rất có lợi cho cả bạn và em bé.

1.1.5. Các loại trái cây

Trái cây là nhóm thực phẩm rất quen thuộc đối với chúng ta vì chúng cực kì giàu vitamin và các chất chống oxy hóa. Chính vì vậy bạn không thể bỏ qua các loại trái cây khi mang thai tháng đầu , đặc biệt là: bơ, lựu, chuối, ổi, cam, chanh, dâu tây, táo.

Ngoài việc bổ sung vitamin, trái cây còn có thể giúp bạn giảm triệu chứng ốm nghén, mà tháng đầu tiên có em bé chính là cao điểm. 

Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

1.1.6. Các loại rau củ

Tương tự như trái cây, rau củ là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của bạn, dù bạn có mang thai hay không.

Khi bạn mang thai một số loại chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho bạn và em bé mà bạn nên thường xuyên tiêu thụ, đó là: các loiaj rau lá xanh đậm (như bông cải xoăn, bông cải xanh, rau bina – rau chân vịt hay cải bó xôi), cà rốt, bí ngô, khoai lang, khoai tây, cà chua, ớt chuông, bắp, cà tím, bắp cải,…

1.1.7. Các loại hạt

Các loại hạt chứa hàm lượng cao chất béo lành mạnh, các loại vitamin, protein, khoáng chất và chất xơ. Bạn hãy đưa chúng vào chế độ ăn hàng ngày không những trong tháng đầu tiên mang thai mà trong suốt thai kỳ của mình. 

Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

1.1.8. Cá

Cá là nguồn cung cấp protein chất lượng cao rất có lợi cho thai kỳ của bạn. Chúng còn rất giàu axit béo omega 3 , vitamin B2, D và E cũng như các loại khoáng chất như kali, canxix, I-ốt, magie, và phốt pho.

1.1.9. Thịt

Bạn hãy ăn các loại thịt nạc trong tháng đầu tiên mang thai để bổ sung protein, vitamin B, kẽm, và sắt cho sức khỏe của bạn cũng như hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi.

1.1.10. Dầu gan cá

Dầu gan cá tuyết chứa nhiều axit béo omega 3 rất cần thiết cho sự phát triển não và mắt của thai nhi. Lượng vitamin D – loại vitamin có thể góp phần ngăn ngừa tiền sản giật – cũng là một lý do mà bạn nên sử dụng loại dầu này khi mang thai. 

Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

1.1.11. Trái cây khô

Bên cạnh trái cây tươi, thì trái cây khô cũng rất giàu dinh dưỡng. Chúng có thể cung cấp cho bạn và em bé một lượng đáng kể vitamin, khoáng chất (như sắt, kali, và folate).

Ví dụ như mận khô ngoài vitamin, còn có thể giúp bạn cải thiện chứng táo bón khi mang thai , vốn rất thường xuyên gặp phải trong thai kỳ của mình.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là trái cây khô cũng chứa nhiều đường, vì vậy bạn không nên ăn quá nhiều.

1.1.12. Muối I-ốt

I-ốt rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi, do vậy cũng là loại gia vị bạn nên dùng trong thai kỳ. 

Tìm hiểu thêm: Thai nhi 33 tuần tuổi và những điều đặc biệt mẹ nhất định nên biết

Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

1.2. Những thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong tháng đầu

Ngoài việc nên thường xuyên bổ sung một số loại thực phẩm vào chế độ ăn của mình, mẹ bầu cũng nên tránh những loại sau:

1.2.1. Phô mai tươi

Phô mai tươi được làm từ sữa chưa được tiệt trùng nên có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc cho bạn. Vì vậy tốt nhất bạn nên tránh loại thực phẩm này không những trong tháng đầu mà cả thai kỳ của mình. 

Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

1.2.2. Đồ ăn đóng gói và thịt chế biến sẵn

Đồ ăn, thức uống đóng gói như nước trái cây, bánh ngọt, bánh quy, sữa đặc có đường, đồ ăn đóng gói (hâm lại bằng lò vi sóng) và thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói,…chứa nhiều chất bảo quản cũng như năng lượng rỗng.

Một số còn có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Thay vì những loại thực phẩm này, bạn nên tự chế biến đồ ăn thức uống bằng các nguyên liệu tươi, sạch để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng.

1.2.3. Một số loại hải sản

Có những loại hải sản chứa hàm lượng cao thủy ngân, có hại cho sự phát triển trí não của bé. Vì vậy, bạn nên tránh một số loại hải sản như cá kiếm, cá mập, đồng thời tiêu thụ một lượng phù hợp cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi .

Tránh ăn sống các loại động vật có vỏ, thân mềm. 

Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

1.2.4. Đu đủ xanh

Nhựa đu đủ xanh và ương có thể gây co bóp tử cung do đó bạn nên tránh ăn đu đủ xanh khi mang thai đặc biệt là trong tháng đầu tiên. Tuy vậy, đu đủ chín lại rất giàu dinh dưỡng, bạn có thể ăn giống như những loại trái cây khác.

1.2.5. Dứa

Dứa có chứa bromelain, chất làm mềm cổ tử cung dẫn đến nguy cơ sanh non. Tuy cần một lượng lớn chất này, nghĩa là bạn phải ăn khá nhiều dứa mới có thể gây nguy hiểm nhưng tốt nhất bạn vẫn nên tránh loại trái cây này khi mới mang thai.

1.2.6. Trứng và thịt chưa chín kỹ

Trứng và thịt chưa được nấu chín có thể chứa vi khuẩn gây hại cho cả bạn và bé. Đặc biệt là các loại thịt có khả năng chứa các nang trứng giun, sán ảnh hưởng đến sức khỏe nếu đi vào cơ thể. Vì vậy, kể cả trứng bạn cũng cần ăn chín. 

Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

1.2.7. Đồ uống chứa cồn

Cồn rất có hại cho sự phát triển của bào thai và có thể gây các dị tật nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần tránh các loại thức uống chứa cồn.

1.2.8. Đồ ngọt

Ăn quá nhiều thực phẩm ngọt có thể làm bạn tăng nhiều cân, từ đó tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường và các vấn đề khác. Vì vậy, dù bạn có bị “nghén đồ ngọt” cũng nên tiêu thụ ở mức giới hạn. 

Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

2. Một số điều lưu ý 

Khi mang thai tháng đầu, ngoài vấn đề ăn uống, bạn nên lưu ý thêm một số điều sau:

  • Bạn hãy dùng các viên uống bổ sung dành cho phụ nữ mang thai, bao gồm cả axit folic
  • Bạn hãy trao đổi với bác sĩ nếu có ý định thực hiện chế độ ăn kiêng
  • Bạn hãy nhớ: điều độ là chìa khóa. Ngay cả thực phẩm lành mạnh cũng cần được tiêu thụ ở mức phù hợp. Bất cứ loại chất gì dư thừa đều không tốt. Bạn nên cắt giảm đồ ăn vặt không lành mạnh và thay bằng trái cây, rau củ.
  • Bạn hãy uống nhiều nước
  • Lưu ý về cường độ tập thể dục và các bài tập phù hợp 

Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống?

>>>>>Xem thêm: Để trẻ thông minh, khỏe mạnh đàn ông nên có con trước tuổi 40

Tháng đầu mang thai là khoảng thời gian cơ thể bạn diễn ra rất nhiều sự thay đổi. Bạn có thể phải trải qua sự mệt mỏi, thay đổi cảm xúc hay ốm nghén. Một chế độ ăn uống lành mạnh với những bữa nhỏ trong ngày kết hợp uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng, và thư giãn đầu óc sẽ giúp bạn giảm thiểu những khó chịu do những tình trạng trên mang lại, đồng thời giữ cho bạn và em bé luôn được khỏe mạnh và vui vẻ.

Theo FirtsCry Parenting

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *