Thai nhi 36 tuần và sự hồi hộp về thời gian chuẩn bị lâm bồn của mẹ

Rate this post

Thai nhi 36 tuần đã bắt đầu là khoảng thời gian mà hầu như các mẹ bầu đều hồi hộp. Vì tính từ tuần này, em bé có thể ra đời bất cứ lúc nào và con đã được xem là đủ ngày. Vậy ở tuần 36 thai nhi như thế nào, con phát triển ra sao, tình hình của mẹ, cũng như những việc mẹ cần lưu ý, hay một số vấn đề thường gặp…Chúng ta cùng tham khảo qua chi tiết bài viết sau nhé. 

Bạn đang đọc: Thai nhi 36 tuần và sự hồi hộp về thời gian chuẩn bị lâm bồn của mẹ

Thai nhi 36 tuần và sự hồi hộp về thời gian chuẩn bị lâm bồn của mẹ

1. Cân nặng thai nhi 36 tuần

Chắc chắn khi thai nhi 36 tuần, cân nặng của bé là điều mẹ muốn biết đầu tiên để xem con có khỏe mạnh không, phát triển tốt không và đã thực sự sẵn sàng cho ngày chào đời kề cận.

Ở tuần 36, thai nhi có mức cân nặng trung bình từ 2.6kg đến 2.9kg. Chiều dài trung bình của bé ở khoảng 46-48cm. Với cân nặng và chiều dài như thế mẹ cũng có thể hình dung con đã khá lớn, phải to bằng cỡ một quả dưa gang dài và to hay quả đu đủ rồi. 

Thai nhi 36 tuần và sự hồi hộp về thời gian chuẩn bị lâm bồn của mẹ

2. Chỉ số thai nhi 36 tuần

2.1. Chỉ số thai nhi 36 tuần

Cũng như các tuần thai khác, chỉ số thai nhi 36 tuần cũng cần được lưu ý kỹ để mẹ biết rõ con đang khỏe mạnh và không gặp điều gì bất thường. Các chỉ số để theo dõi bao gồm đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi và cân nặng của bé. Trong đó:

  • Đường kính lưỡng đỉnh : trung bình khoảng 89mm
  • Chu vi vòng đầu : trung bình 328mm
  • Chu vi vòng bụng : trung bình 324mm
  • Chiều dài xương đùi : trung bình 68mm
  • Cân nặng : trung bình khoảng 2.8kg 

Thai nhi 36 tuần và sự hồi hộp về thời gian chuẩn bị lâm bồn của mẹ

2.2 Chỉ số nước ối

Chỉ số nước ối cũng là vấn đề quan trọng mẹ rất cần quan tâm vì đây là môi trường sống an toàn của bé. Bình thường, ở tuần thai thứ 36, chỉ số nước ối trung bình nằm ở khoảng 6-18cm. Lượng nước ối ở thời gian này có thể tăng đến 800ml hoặc nhiều hơn.

So với chỉ số trung bình trên, nếu mức nước ối dưới 5cm hay trên 25cm có thể là dấu hiệu báo hiệu bất thường về nước ối. Lúc này mẹ cần được theo dõi kỹ lưỡng để đảm bảo con được an toàn.

3. Sự phát triển của thai nhi 36 tuần và những điểm đáng chú ý nhất

  • Thính giác của con đã rất phát triển : Nếu con được nghe mẹ hát hay thường xuyên trò chuyện ở thời gian này, khi ra đời, con có thể nhận ra giọng quen thuộc của mẹ, thậm chí là bài hát mà mẹ đã từng hát. Điều thú vị này là kết quả mà người ta đã nghiên cứu được từ thực tế. 

Thai nhi 36 tuần và sự hồi hộp về thời gian chuẩn bị lâm bồn của mẹ

  • Xương và hộp sọ mềm : Xương toàn thân của con mềm, các mảnh xương sọ của con cũng chưa liền hẳn, chưa thống nhất với nhau mà gần như chồng chéo lên nhau. Điều này cũng rất kỳ diệu nhằm để giúp con đi qua đường sinh dễ dàng hơn. Sau khi ra đời và trong vài năm tiếp theo, hệ xương của con dần cứng cáp lên và hộp sọ của con cũng sẽ dần liền và cứng lại.
  • Bé tăng cân nhanh : Cân nặng con tăng nhanh, lớp mỡ dưới da hình thành phát triển nhanh, để chuẩn bị cho con khi ra môi trường bên ngoài, con có thể thích ứng và ổn định thân nhiệt tốt hơn.
  • Bé thường xuyên ngủ và nghỉ ngơi : Đây là cách con giữ năng lượng cho mình để chuẩn bị cho việc chào đời. Mặc dù vậy, cũng có bé rất “nghịch” và vẫn hoạt động nhiều ngay cả khi không gian của con đã trở nên rất chật chội. Và, dù con nghỉ ngơi nhiều và ngủ nhiều nhưng hoạt động của con hay thời gian thức vẫn diễn ra như lịch khá đều đặn. Khi hoạt động thì con rất mạnh mẽ vì con đã rất lớn rồi. Tất cả biểu hiện này nhằm thông báo cho mẹ biết con đang rất ổn. 

Tìm hiểu thêm: Top 8 thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất mẹ bầu nên ăn thường xuyên

Thai nhi 36 tuần và sự hồi hộp về thời gian chuẩn bị lâm bồn của mẹ

4. Đời sống mẹ bầu khi thai nhi 36 tuần

  • Bụng to, đi lại nặng nề và đi tiểu nhiều : Mẹ cũng thấy cân nặng và chiều dài của con lúc này như thế nào nên chắc chắn bụng mẹ đã rất to và thêm phần nặng nề rồi. Đây cũng là tình trạng bình thường do con tăng cân nhanh để chuẩn bị cho việc chào đời. Vì con đã tăng cân lên nên càng làm tăng tình trạng chèn ép bàng quang sẽ khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn.
  • Tình dục ở tuần 36 của thai kỳ : Một yếu tố quan trọng trong đời sống mẹ bầu là chuyện “yêu” và đến tuần 36 của thai kỳ cũng không thể không đề cập. Hẳn bất cứ mẹ bầu nào cũng không khỏi thắc mắc hoặc thấy không an tâm về đời sống chăn gối ở thời điểm này. Đi kèm nỗi sợ tác động không tốt đến thai nhi và có khả năng gây sinh non, nhiều mẹ đã thôi duy trì đời sống tình dục khi thai ở tuần 36. Theo các chuyên gia và bác sỹ sản khoa, nếu mẹ không có tiền sử nào bất thường như từng sinh non, sảy thai trước đó, dọa sảy thai hay một vài bệnh lý khác được bác sỹ cảnh báo hoặc lưu ý thì mẹ mới cần tránh. Còn, nếu mẹ có sức khỏe tốt, thai nhi ổn định thì việc duy trì đời sống chăn gối vẫn có thể kéo dài qua tuần 36 này. Vì vậy, nếu mẹ cảm thấy ổn và thoải mái thì không cần phải kiêng cữ nhé. Vấn đề là nên nhẹ nhàng và chọn tư thế quan hệ phù hợp. 

Thai nhi 36 tuần và sự hồi hộp về thời gian chuẩn bị lâm bồn của mẹ

  • Việc ăn uống gặp trở ngại : Do em bé lớn thêm gây sự chèn ép các cơ quan tiêu hóa hơn so với trước nên có thể mẹ sẽ gặp một số vấn đề khi ăn uống, chẳng hạn như ăn mau no hay cảm giác như bị đầy bụng. Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn để việc ăn uống diễn ra thuận lợi hơn. Mẹ cũng nên dùng nhiều rau xanh và hoa quả để việc tiêu hóa diễn ra nhẹ nhàng hơn.
  • Mẹ có thể đã tiết sữa non : Ở thời gian thai 36 tuần , nhiều mẹ đã tiết sữa non, bầu ngực nặng và căng. Có thể điều này sẽ làm mẹ rất khó chịu nhưng mẹ hãy đón nhận một cách vui vẻ. Vì, đây là việc chuẩn bị cho việc nuôi em bé trong thời gian sắp tới. Nếu sữa non tiết nhiều, mẹ hãy dùng miếng thấm sữa để không làm ướt áo. Tránh căng thẳng thì cảm giác nặng nề cũng chóng qua và không ám ảnh mẹ.

5. Làm thế nào để thai nhi tăng cân ở tuần thai 36

Tuần thai 36 là thời điểm thai nhi đạt cân nặng khá nhanh. Nhiều mẹ lo lắng về việc con có cân nặng chưa chạm chuẩn vì điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến cân nặng của bé khi chào đời. Để cải thiện cân nặng của con từ tuần này, mẹ có thể chú ý hơn về dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi của mình. Cụ thể hơn, mẹ có thể:

  • Uống sữa tươi không đường vào các bữa phụ thay vì chỉ uống sữa bầu.
  • Tăng cường các món ăn bổ dưỡng như các món cháo tốt cho thai nhi, các loại cháo hải sản và dùng nhiều hải sản hơn.
  • Dùng thêm khoai lang vào các bữa phụ.
  • Uống nước cam. 

Thai nhi 36 tuần và sự hồi hộp về thời gian chuẩn bị lâm bồn của mẹ

  • Bổ sung nhiều rau xanh hoa quả.
  • Dùng thêm các loại quả và hạt khô.
  • Ngủ trưa khoảng 30 phút hàng ngày, tăng cường nghỉ ngơi thư giãn tránh căng thẳng.
  • Chia bữa ăn chính thành các bữa nhỏ nếu mẹ ăn thấy không ngon miệng hoặc mau no.

6. Thai nhi 36 tuần đạp mạnh hay gò nhiều có sao không?

6.1. Thai 36 tuần đạp mạnh

Liên quan đến việc thai đạp mạnh vào tuần 36, hiển nhiên khi được 36 tuần tuổi, con đã rất mạnh nên các cú đạp của con cũng rất rõ ràng, dứt khoát và mạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy con ổn, con phản ứng tốt với môi trường bên ngoài. Ngược lại với các cú đạp mạnh, nếu mẹ nhận thấy con giảm tần suất hoạt động so với bình thường hoặc các lần đạp có vẻ yếu dần, thì cần nhập viện ngay để kiểm tra.

6.2. Các cơn gò ở tuần 36

Liên quan đến các cơn gò, từ tuần 36, mẹ sẽ thường xuyên gặp các cơn chuyển dạ giả Braxton Hicks. Đây là sự chuẩn bị cho việc chuyển dạ thật, sinh em bé trong thời gian sắp tới.

Thông thường, các cơn gò này kéo dài chỉ khoảng 30 giây đến 2 phút, khi mẹ nghỉ ngơi và đổi tư thế ngồi hay nằm thì cơn gò sẽ biến mất. Các cơn gò cứng bụng cũng không tăng cường mức độ hay tần suất và không ảnh hưởng gì ngoài việc khiến mẹ cảm thấy đôi chút khó chịu.

Trong trường hợp mẹ gặp những cơn gò nhiều, kéo dài và cường độ tăng, xuất hiện cơn đau thì mẹ cần đến bệnh viện để theo dõi, xem có bất ổn gì không hoặc mẹ có dấu hiệu sinh sớm hay không. 

Thai nhi 36 tuần và sự hồi hộp về thời gian chuẩn bị lâm bồn của mẹ

7. Thai nhi 36 tuần mẹ cần lưu ý quan trọng dành cho mẹ

Vì thời điểm 36 tuần là khi thai nhi cũng được xem là đã đủ ngày để có thể chào đời, nên mẹ cần theo dõi rất kỹ sức khỏe của mình, không chủ quan và chuẩn bị sẵn sàng cho ngày lâm bồn sắp tới. Một số lưu ý cụ thể dành cho mẹ như:

  • Bổ sung nhiều dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe của những tuần cuối thai kỳ.
  • Luôn bảo đảm uống đủ nước.
  • Khi ngồi nằm nên thường xuyên gác chân lên để máu lưu thông tuần hoàn tốt hơn.
  • Thư giãn nghỉ ngơi, tranh thủ ngủ và tránh căng thẳng.
  • Luôn theo dõi kỹ lưỡng nhịp tim và sự chuyển động của con.
  • Chuẩn bị đồ đi sinh sẵn sàng.
  • Ghi nhớ những dấu hiệu chuyển dạ để phân biệt và nhận biết nếu các dấu hiệu này xuất hiện.
  • Luôn giữ sự lạc quan và bình tĩnh để mọi việc luôn diễn ra suôn sẻ. 

Thai nhi 36 tuần và sự hồi hộp về thời gian chuẩn bị lâm bồn của mẹ

>>>>>Xem thêm: Trái cây tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ và lưu ý chị em nên biết

Thai nhi 36 tuần là chặng đường gần cuối ở tháng thứ 9 của thai kỳ – thời gian sinh của mẹ đang đến ngày một gần. Chuyên mục 40 tuần thai thiết nghĩ, bất cứ ai ở giai đoạn này cũng đều khó tránh khỏi những lo âu khi ngày lâm bồn không còn xa. Để mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn trong những ngày tới, sẽ rất cần sự bình tĩnh và chu đáo nhất có thể của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy thư giãn và giữ cả tinh thần lẫn thể lực của mình ở trạng thái tốt nhất, để đón khoảnh khắc tuyệt vời thiêng liêng khi hai mẹ con gặp nhau nhé.

Cát Lâm tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *