Thai nhi 29 tuần tuổi đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Lúc này, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi và khó kiểm soát cảm xúc nhất do nội tiết tố thay đổi. Ở thời điểm này, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con, mẹ bầu còn nên duy trì chế độ luyện tập để tránh tình trạng tăng cân quá đà. Để trải qua thêm một giai đoạn suôn sẻ, mẹ bầu nên “bỏ túi” các lưu ý hữu ích trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Thai nhi 29 tuần tuổi và những lưu ý mẹ bầu cần biết
Vào lúc này, bạn có thể cảm thấy mình rất “xồ xề và xấu xí” vì tăng cân quá nhanh (tăng từ 10-12kg). Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu tăng cân vừa phải sẽ dễ lấy lại vóc dáng hơn sau khi sinh.
Contents
1. Thai nhi 29 tuần tuổi nặng bao nhiêu ký?
Ở 29 tuần tuổi, em bé có thể nặng khoảng 1,4 kilogram và dài hơn 40cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Bây giờ, thai nhi đang được bao quanh bởi 0,8 lít nước ối và chúng sẽ giảm dần cho đến khi bé chào đời. Tuần này, thị lực của bé vẫn tiếp tục phát triển và có thể phản ứng lại với ánh sáng, nhưng chỉ đạt 1/20. Do đó, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, D lecithin, cysteine, zinc… để giúp bé tăng cường thị lực ngay từ trong bụng mẹ.
2. Những triệu chứng phổ biến khi mang thai ở tuần 29 và cách khắc phục
Vào tuần này, mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và vụng về hơn trước rất nhiều. Nguyên nhân là do hóc-môn thay đổi, trọng lượng tập trung nhiều ở bụng bầu khiến mẹ bị mất thăng bằng và khó kiểm soát cảm xúc. Để giảm bớt áp lực và tránh tình trạng “trầm cảm thai kỳ”, các mẹ nên tâm sự với chồng hoặc tìm gặp bác sĩ. Ngoài ra, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, tập thể dục, đi bơi hoặc ngồi thiền cũng giúp tinh thần của mẹ thoải mái hơn.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu có cần thiết bổ sung các viên uống sắt, axit folic, canxi trong thai kỳ?
Trong giai đoạn này, các mẹ sẽ thấy nhịp thở ngắn lại và thường xuyên bị thở dốc khi nói chuyện hoặc đi lại. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng vì đây là triệu chứng bình thường khi mang thai. Thường xuyên thay đổi tư thế ngủ, di chuyển chậm và tập hít thở sâu sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện.
Bầu ngực của mẹ bắt đầu rỉ sữa non khi thai nhi 29 tuần tuổi. Do đó, mẹ nên dùng miếng lót áo ngực hoặc mặc áo sáng màu sẽ giúp mẹ che đi vết sữa và không cảm thấy ngượng khi gặp người khác.
Nếu mẹ là dân văn phòng hoặc công việc của bạn đòi hỏi phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ liền. Trong giờ làm việc, mẹ nên đứng dậy và đi lại vài dòng để giúp lưu thông máu ở hai chân. Điều này sẽ giúp mẹ thư giãn và không còn cảm giác tê cứng hoặc bị chuột rút ở chân.
3. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho mẹ ở thời kỳ thai nhi 29 tuần tuổi
Lượng sắt trong cơ thể của mẹ có thể bị cạn kiệt khi thai nhi 29 tuần tuổi. Do đó, mẹ nên bổ sung từ 27-30mg sắt/ ngày để giúp tránh tình trạng thiếu máu ở bé sau khi sinh. Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc… để tăng cường vitamin C.
>>>>>Xem thêm: Các loại thuốc trị chứng ốm nghén thai kỳ bà bầu có thể dùng
Một số thực phẩm chứa nhiều DHA, omega-3 như quả óc chó, cá hồi, cá ngừ… là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp bé thông minh hơn ngay từ trong bụng mẹ. Nếu tình trạng ợ nóng, táo bón vẫn còn, mẹ nên uống nhiều nước (2,5-3 lít/ ngày) và ăn nhiều chất xơ để giảm cảm giác khó chịu nhé.
Thai nhi 29 tuần tuổi là khoảng thời gian có những thay đổi rõ rệt ở mẹ bầu về tinh thần lẫn thể chất. Do đó, Blogtretho.edu.vn hy vọng thông qua những thông tin tổng hợp ở trên, có thể giúp các mẹ hiểu hơn về thời gian này, để vượt qua một cách nhẹ nhàng hơn. Mẹ hãy có kế hoạch ăn uống, sinh hoạt phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Liên Tiểu Di tổng hợp