Thai nhi 17 tuần tuổi phát triển rất nhanh và bắt đầu có những cử động mạnh hơn như co duỗi chân tay, cuộn tròn… để giao tiếp với mẹ. Tuy nhiên, cơ thể mẹ bầu lại có nhiều chuyển biến bất thường như liên tục thèm ăn, tim mạch thay đổi mạnh mẽ hơn, huyết áp giảm đột ngột… Vậy mẹ nên làm gì để mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong thời gian này? Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Thai nhi 17 tuần tuổi và những điều mẹ bầu cần lưu ý
Hiện tại, mẹ bầu có thể đã tăng từ 3-5 kg, vùng bụng to lớn và luôn cảm thấy nặng nề khi di chuyển. Nếu đi khám thai, mẹ có thể biết được kích thước, trọng lượng và giới tính của con trong giai đoạn này.
Contents
1. Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào khi thai nhi 17 tuần tuổi?
Vào tuần này, cơ thể mẹ bầu có nhiều chuyển biến bất ngờ như mẹ liên tục thèm ăn, hệ tim mạch thay đổi mạnh mẽ hơn hoặc huyết áp giảm đột ngột… Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc thở gấp, các mẹ bầu nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C và sắt. Bên cạnh đó, việc thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa sang nằm nghiêng một cách chậm rãi sẽ giúp mẹ thoải mái hơn.
Khi thai nhi 17 tuần tuổi, nhiệt độ cơ thể của mẹ sẽ tăng cao khiến mẹ luôn cảm thấy nóng bức và đổ mồ hôi nhiều hơn. Để dễ chịu hơn, mẹ nên mặc quần áo thoải mái (tốt nhất nên chọn quần áo nhanh thấm mồ hôi) và gắn thêm máy điều hòa hoặc máy quạt. Cũng trong giai đoạn này, mẹ rất dễ bị nhiễm các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Do đó, mẹ cần giữ vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng hơn, uống nhiều nước và không nên nhịn khi “buồn” đi vệ sinh.
Tuần này trở đi, mẹ sẽ mệt mỏi hơn vì chứng ợ nóng, ợ chua… diễn ra thường xuyên. Nguyên nhân là do lượng hóc-môn tăng cao làm chậm quá trình tiêu hóa khiến axit tiết ra nhiều và trào ngược lên thực quản. Để hạn chế các triệu chứng khó chịu này, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống hợp lý và tránh các loại thực phẩm có vị cay, nóng như ớt, tiêu… Ngoài ra, việc kê gối cao khi ngủ cũng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị chứng ợ nóng.
2. Thai nhi 17 tuần tuổi phát triển ra sao?
Thai nhi 17 tuần tuổi phát triển rất nhanh và bắt đầu có những cử động mạnh hơn như co duỗi chân tay, cuộn tròn… để giao tiếp với mẹ. Hiện tại, em bé nặng khoảng 200 gram và dài hơn 13cm tính từ đỉnh đầu đến mông. Làn da của bé vẫn còn mỏng manh và trong suốt đến mức có thể thấy mạch máu dưới da. Ngoài ra, cơ thể tự hình thành chất dịch đặc biệt giúp bé bảo vệ các cơ quan nội tạng và tránh các tác động xấu từ môi trường bên ngoài sau khi sinh. Nếu đi siêu âm vào tuần này, mẹ có thể biết được giới giới tính của bé.
Tìm hiểu thêm: Con rạ thường sinh sớm hay muộn so với ngày dự sinh?
3. Dinh dưỡng dành cho mẹ bầu khi ở tuần thai thứ 17
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp mẹ tăng cường đề kháng, hạn chế các tình trạng xấu khi mang thai và giúp bé khỏe mạnh hơn khi chào đời. Chính vì vậy, việc bổ sung nhiều canxi, vitamin C, B, D, E, chất sắt, chất xơ, chất đạm… trong mỗi bữa ăn là điều cần thiết trong suốt quá trình thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ nên uống từ 2-3 lít nước/ ngày để dễ tiêu hóa và giúp hấp thụ dinh dưỡng nhanh hơn.
Một số lưu ý khác dành cho mẹ bầu
- Tăng cường sử dụng thức ăn dạng lỏng và hạn chế thực phẩm cay nóng, nước uống có cồn, thuốc lá… sẽ giúp mẹ giảm bớt các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ nóng… gây ra.
- Mẹ nên ăn nhiều thịt bò, các loại đậu, ngũ cốc và sô-cô-la đen để bổ sung chất sắt cho cơ thể.
- Hạn chế tiêu thụ tất cả các loại thức ăn nhanh như khoai tây chiên, xúc xích, dăm bông, thịt hộp, bắp rang bơ… vì chúng chứa nhiều đường và muối nitrat rất có hại cho mẹ và bé.
4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi 17 tuần tuổi
Thai nhi 17 tuần tuổi có thể nghe và phân biệt được giọng nói của bố mẹ với những người xung quanh. Chính vì vậy, bạn nên trò chuyện, hát và kể chuyện cho con nghe nhiều hơn. Điều này, vừa tăng tính liên kết gia đình, vừa giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ và giúp mẹ bầu thấy hạnh phúc hơn khi được mang thai.
>>>>>Xem thêm: Nhạc tiếng Anh – phương pháp thai giáo hiệu quả cho mẹ bầu hiện đại
Nếu mẹ bầu xúc động mạnh hoặc làm việc quá sức sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu. Do đó, mẹ nên vận động vừa phải, tránh mang vác nặng và tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp để khỏe mạnh hơn.
Thai nhi 17 tuần tuổi đã phát triển rất nhanh chóng trong bụng mẹ và bản thân mẹ cũng có khá nhiều thay đổi ở thời gian này. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp gia đình hiểu rõ hơn về những thay đổi tuyệt vời của mẹ và bé trong thời gian tuần thứ 17 của thai kỳ. Từ đó, có thể lên kế hoạch chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp hơn để giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, các ông bố nên quan tâm và trò chuyện nhiều hơn, để giúp mẹ có thêm động lực chờ đợi ngày vượt cạn trong tâm trạng nhẹ nhàng nhé.
Liên Tiểu Di tổng hợp