Thai 10 tuần tuổi – có thể mẹ vẫn đang chìm trong trạng thái lộn xộn gồm cả niềm vui, nỗi lo lắng. Thậm chí, còn có đó cả những bối rối, khiến mẹ chưa thể tổ chức hay sắp xếp lại mọi việc cho ổn thỏa. Để có thể trải qua tuần thai này một cách tốt đẹp, mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn điểm lại một số đặc điểm nổi trội trong sự phát triển của thai nhi, các triệu chứng thai kỳ thường gặp thời lúc này, nhằm chọn được cách ứng phó phù hợp.
Bạn đang đọc: Thai nhi 10 tuần tuổi mẹ bầu ra sao và cần làm những gì?
Contents
- 1 1. Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào?
- 2 2. Khi thai 10 tuần mẹ bầu ra sao?
- 3 3. Thai nhi 10 tuần tuổi mẹ cần và nên làm gì?
- 3.1 3.1. Về sức khỏe
- 3.1.1 3.1.1. Nếu cảm thấy mệt
- 3.1.2 3.1.2. Nếu mẹ nôn
- 3.1.3 3.1.3. Nếu mẹ thèm ăn cực độ hay ghét món ăn nào đó cực độ
- 3.1.4 3.1.4. Nếu mẹ gặp chứng ợ nóng, khó tiêu đầy bụng
- 3.1.5 3.1.5. Làm gì khi mẹ tăng dịch tiết âm đạo
- 3.1.6 3.1.6. Nếu mẹ cảm thấy nức đầu, chóng mặt
- 3.1.7 3.1.7. Tăng cường vitamin D
- 3.1.8 3.1.8. Đừng quên bổ sung DHA
- 3.2 3.2. Những việc cần làm khác và nên làm khi mẹ ở tuần thai thứ 10
- 3.2.1 3.2.1. Sắp xếp để giảm tải bớt công việc
- 3.2.2 3.2.2. Chuẩn bị cho giai đoạn nghỉ thai sản và sinh em bé
- 3.2.3 3.2.3. Xem xét về bảo hiểm y tế nếu có
- 3.2.4 3.2.4. Lên kế hoạch tài chính cho hết thai kỳ, giai đoạn nghỉ sản và chăm sóc em bé sau sinh
- 3.2.5 3.2.5. Chọn bệnh viện sinh
- 3.2.6 3.2.6. Lên lịch và có kế hoạch mua sắm đồ sơ sinh dần
- 3.2.7 3.2.7. Vấn đề mua sắm đồ bầu cho mẹ
- 3.2.8 3.2.8. Tuân thủ khám thai đúng lịch hẹn
- 3.1 3.1. Về sức khỏe
1. Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Thai nhi 10 tuần tuổi là khi con đã qua giai đoạn phôi thai và bắt đầu thời kỳ bào thai, phát triển trông giống một em bé hơn, tức rõ hình hài con người hơn rồi. Nói một cách vui, em bé của mẹ đã tốt nghiệp giai đoạn phôi thai và sang kỳ thai nhi. Con sẽ bắt đầu một chặng đường mới với rất nhiều đổi thay và phát triển nhanh chóng.
1.1. Thai nhi 10 tuần tuổi nặng bao nhiêu?
Ở 10 tuần tuổi, con to bằng khoảng quả dâu tây hay quả mận, nặng khoảng 4g và có thể dài khoảng 3-4cm.
Hẳn là với số liệu trên, chắc chắn mẹ sẽ mỉm cười khi hình dung con bé xinh dễ thương thế nào.
1.2. Sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi
So với tuần trước đó, con đang phát triển rất nhanh và hoàn thiện hơn gần như đầu đủ các bộ phận. Có một số điểm nổi trội trong sự phát triển của bé ở tuần thai này là:
- Xương và sụn của bé đang hình thành. Những vết lõm nhỏ trên chân đang phát triển thành đầu gối và mắt cá chân.
- Cánh tay hoàn chỉnh với khuỷu tay có thể gập lại – thật kỳ diệu phải không nào.
- Nàng tiên nụ răng cũng xuất hiện trong tuần này báo hiệu những chiếc răng bé nhỏ đang hình thành dưới nướu.
- Dạ dày của con cũng đang phát triển, thận đang sản xuất một lượng nước tiểu và nếu em bé là con trai thì lúc này bắt đầu sản xuất testosterone.
2. Khi thai 10 tuần mẹ bầu ra sao?
2.1. Bụng bầu khi mẹ ở tuần thứ 10 của thai kỳ
Khi thai 10 tuần tuổi cũng đồng nghĩa với việc mẹ đang bước vào tháng thứ 3 của thai kỳ. Tuy nhiên, thường bác sỹ sẽ theo dõi sức khỏe, cũng như chúng ta dùng khái niệm tuần thai nhiều hơn là tháng mang thai.
Lúc này, em bé lớn lên thì dây chằng và cơ bắp của mẹ cũng bắt đầu kéo căng. Tử cung ngày càng phát triển và tuần này có kích cỡ khoảng một quả bưởi nhỏ.
Mặc dù bụng bầu ở tuần thai thứ 10 có thể to ra một chút nhưng cũng có khi chưa lộ rõ lắm. Thậm chí, một số mẹ bầu thon gọn, ở tuần này cũng chưa dễ nhận ra là mẹ đang mang thai.
Nếu mẹ chưa nhìn rõ bụng bầu của mình lắm hoặc người khác nhìn mà chưa nhận ra thì mẹ cũng đừng sốt ruột hay lo lắng nhé.
2.2. Triệu chứng thường gặp khi mang thai 10 tuần
2.2.1. Mệt mỏi
Đoạn đầu của thai kỳ đa phần mẹ bầu đều cảm thấy mệt mỏi rã rời, ngay cả khi chẳng làm gì. Có những mẹ rất mệt cứ như thể tình trạng này tăng mà không có dấu hiệu hay có khuynh hướng giảm hoặc sẽ biến mất vậy.
Nếu mệt, mẹ cũng đừng quá lo lắng vì thường thêm vài tuần nữa tình trạng này sẽ giảm nhẹ thậm chí là sẽ chấm dứt.
2.2.3. Buồn nôn và nôn
Có nhiều mẹ bầu trải qua thời gian ốm nghén chỉ 1 tháng hay 1.5 tháng đầu thai kỳ nhưng cũng có mẹ ốm nghén kéo dài cho đến hết tháng thứ 3 thậm chí là dài hơn. Cho nên, khi thai nhi 10 tuần tuổi mà mẹ vẫn còn buồn nôn và thậm chí là nôn thì cũng không có gì bất thường.
Cũng như tình trạng mệt mỏi, ít tuần sau cảm giác buồn nôn hay tình trạng nôn của mẹ sẽ giảm đi đáng kể và có thể sẽ chấm dứt.
2.2.4. Thèm ăn hoặc ác cảm với thức ăn
Có thể mẹ sẽ phải trải qua cảm giác thèm ăn đến phát điên một món gì đó trong một khoảnh khắc nào đó. Hoặc mẹ cũng có thể có ác cảm nặng nề với một món ăn, thậm chí là món ăn mà mẹ từng rất thích hay thường xuyên ăn trước khi mang thai.
Chuyện thèm ăn hay ác cảm với thức ăn khi ở tuần thai thứ 10 cũng khá phổ biến. Mẹ cố gắng vài tuần nữa, cơn thèm hay ác cảm này rồi cũng dịu đi.
2.2.5. Các triệu chứng khác
- Ợ nóng, khó tiêu, cảm giác đầy bụng : Trong thời kỳ mang thai, đa phần các bà bầu đều hay phải chịu đựng chứng ợ nóng khi mang thai , thường xuyên có cảm giác khó tiêu, đầy bụng. Nguyên nhân là do hormone thay đổi cũng như do em bé đang lớn dần nên đều ảnh hưởng nhất định đến hoạt động hệ tiêu hóa của mẹ.
- Tăng dịch tiết âm đạo : Ở tuần thai thứ 10 này cũng như các tuần thai khác, mẹ có thể sẽ thấy tình trạng dịch tiết âm đạo tăng. Hầu hết dịch tiết màu trắng và mỏng mà bạn thấy đều vô hại nên bạn cũng không cần quá lo lắng.
- Nhức đầu : Thay đổi hormone, sự mệt mỏi, hay đôi khi căng thẳng và đói cũng có thể khiến mẹ bị nhức đầu.
- Chóng mặt hoặc ngất : Cũng lại một lần nữa nguyên nhân là có cả tác nhân hormone thai kỳ , cộng thêm mệt mỏi, ốm nghén, lượng đường trong máu giảm,…khiến mẹ dễ bị hạ huyết áp, chóng mặt và thậm chí là có thể bị ngất xỉu. Khi mẹ khỏe hơn thì các tình trạng này cũng giảm bớt.
- Đau dây chằng tròn : Vì bụng mẹ ngày càng to nên dây chằng hỗ trợ bụng cũng căng theo và ngày càng trở nên mỏng hơn. Điều này sẽ khiến mẹ thỉnh thoảng gặp phải cơn đau nhói hoặc âm ỉ.
- Nhìn rõ tĩnh mạch : Nhiều mẹ có thể sẽ hốt hoảng khi đột nhiên thấy rất rõ tĩnh mạch nổi rõ. Việc cung cấp máu tăng lên cũng là nguyên nhân khiến lộ trình các tĩnh mạch lan tỏa khắp bụng và ngực. Những tĩnh mạch này đang thực hiện nhiệm vụ quan trọng là lấy dinh dưỡng và máu để nuôi em bé. Vì thế, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Hãy chờ đợi vì tình trạng này về sau sẽ dần biến mất.
- Cảm xúc thay đổi như tàu lượn siêu tốc : Khóc không thể kiểm soát hoặc cười điên dại ngay sau đó là tình trạng khá dễ thấy ở các bà bầu đang ở tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Trách nhiệm chính cho tình trạng này một lần nữa thuộc về hormone thai kỳ. Những thay đổi đột thất thường về cảm xúc sẽ dần giảm khi sang tam cá nguyệt thứ hai. Với một số mẹ bầu thì tình trạng ấy hứa hẹn có thể quay trở lại khi mẹ bước vào vài tháng cuối của thai kỳ.
3. Thai nhi 10 tuần tuổi mẹ cần và nên làm gì?
3.1. Về sức khỏe
3.1.1. Nếu cảm thấy mệt
- Mẹ chú ý dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Thỉnh thoảng mẹ nên đi dạo. Có thể vì tình trạng mệt mỏi khiến mẹ chỉ muốn nằm trên giường thôi. Nhưng, hãy cố gắng đi dạo một chút, cơ thể sau đó sẽ cảm thấy đỡ mệt và mẹ sẽ ngủ sẽ ngon hơn. Nhờ thế tình trạng mệt mỏi cũng sẽ giảm đi đáng kể.
3.1.2. Nếu mẹ nôn
- Cho dù bị nôn, cảm thấy không ăn uống được mẹ vẫn phải chú ý duy trì việc ăn uống đều đặn và đừng bỏ bữa. Bỏ qua một bữa ăn cũng đồng nghĩa với việc mẹ góp phần làm cho tình trạng buồn nôn có thể trở nên dữ dội hơn.
- Để giảm bớt sự khó chịu của dạ dày, cảm giác buồn nôn mẹ có thể ngậm kẹo gừng hay uống chút trà gừng loãng hoặc nước gừng ấm pha loãng sẽ làm giảm triệu chứng này rất đáng kể.
3.1.3. Nếu mẹ thèm ăn cực độ hay ghét món ăn nào đó cực độ
- Mẹ có thể xoa dịu bằng một vài chiếc bánh quy hoặc thỉnh thoảng là sô cô la nhỏ hay bánh hạnh nhân. Chúng sẽ hữu ích rất nhiều trong việc làm giảm cơn thèm.
- Để giải quyết sự ác cảm với thức ăn, mẹ hãy cố gắng tránh xa các món ăn này là được thôi. Điều này cũng khá dễ phải không nào.
- Trường hợp cảm thấy vấn đề thèm ăn hay ác cảm với thức ăn có vẻ nặng nề, các mẹo thông thường đều không “trị” được thì mẹ hãy nói chuyện với bạn bè hoặc người thân trong nhà. Mẹ có thể tập trung đọc sách, nghe nhạc, làm một việc gì đó cần sự tập trung. Hoặc mẹ có thể đi bộ thư giãn hoặc đến phòng tập thể dục,..Các hoạt động này sẽ giúp mẹ xua bớt cảm giác khó chịu kia.
3.1.4. Nếu mẹ gặp chứng ợ nóng, khó tiêu đầy bụng
Để giảm thiểu tình trạng ợ nóng, cảm giác khó tiêu đầy bụng mẹ lưu ý:
- Không nên ăn khi đang nằm
- Không nên nằm ngay sau khi ăn xong
- Nên sử dụng gối để nâng cao đầu khi ngủ
- Tránh các thực phẩm dễ tạo khí ga như thực phẩm chiên, đậu, súp lơ
Tìm hiểu thêm: 5 bí quyết để chuẩn bị chào đón đứa con đầu lòng
3.1.5. Làm gì khi mẹ tăng dịch tiết âm đạo
- Mẹ không nên quá lo lắng hay quá bận tâm về điều này hoặc cố gắng làm sạch bằng mọi cách. Vì, rửa quá sạch nhất là bằng các loại dung dịch vệ sinh không phù hợp, hoặc có nhiều thành phần không an toàn, lại có thể khiến cho vùng âm đạo bị mất cân bằng độ ẩm cần thiết, thậm chí là gây kích ứng.
- Chỉ cần mặc đồ lót cotton có độ thấm hút tốt và thoáng là được.
3.1.6. Nếu mẹ cảm thấy nức đầu, chóng mặt
- Mẹ có thể nằm nghỉ ngơi trong phòng thoáng và đắp khăn mát lên trán hoặc cổ sẽ giảm cơn nhức đầu đáng kể.
- Nếu cảm thấy chóng mặt hãy ngồi hoặc nằm xuống để tránh té ngã. Hãy thư giãn, hít thở đều.
- Luôn mang theo một chút đồ ăn lành mạnh như bánh quy dinh dưỡng cho bà bầu chẳng hạn hoặc sô cô la để có thể tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, tránh bị tụt đường, giảm huyết áp.
3.1.7. Tăng cường vitamin D
Như chúng ta cũng đã đề cập qua, ở 10 tuần tuổi, chồi răng của bé xuất hiện nên mẹ lưu ý cần bảo đảm đủ vitamin D cần thiết. Vì nếu vitamin D thấp, em bé trong tương lai của mẹ sẽ dễ bị sâu răng hơn.
Để bổ sung vitamin D, mẹ có thể tăng cường thực phẩm giàu vitamin D như cá béo, trứng và các chế phẩm sữa cũng như nước cam. Đây là những nguồn thực phẩm cung cấp lượng vitamin D khá giàu có.
3.1.8. Đừng quên bổ sung DHA
DHA là thành phần chính cần thiết cho sự phát triển não bộ và hình thành mắt ở thai nhi. Vì thế trong tuần này, mẹ cũng đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu DHA như trứng, yến mạch chẳng hạn.
3.2. Những việc cần làm khác và nên làm khi mẹ ở tuần thai thứ 10
3.2.1. Sắp xếp để giảm tải bớt công việc
Có thể với nhiều mẹ ở 3 tháng đầu vẫn còn đang chìm ngập trong công việc mà chưa có những sắp xếp cụ thể. Đây cũng là lý do khiến các mẹ cảm thấy sự mệt mỏi cứ tăng đều.
Để giải quyết được tình trạng trên, cũng như thời gian tới, ở tuần thai thứ 10 mẹ cũng nên lưu ý thu xếp lại công việc của mình. Điều này không chỉ giúp mẹ giảm tải để có kế hoạch cụ thể hơn cho việc chăm sóc thai kỳ ở những ngày tiếp theo, mà còn kịp thời gian để chuẩn bị những gì cần thiết cho giai đoạn nghỉ thai sản trong tương lai.
3.2.2. Chuẩn bị cho giai đoạn nghỉ thai sản và sinh em bé
Không là quá sớm khi ở tuần thứ 10 của thai kỳ, mẹ bầu đã có những sắp xếp ổn thỏa cho thời gian sinh em bé hay cả giai đoạn nghỉ sản. Sinh em bé sẽ cần chuẩn bị về tài chính cho việc nhập viện chi phí sinh nở, dự phòng cho các khoản phát sinh.
Kế đến, cần xác định giai đoạn nghỉ sản là bao lâu, có kế hoạch dự phòng trong trường hợp nếu thực tế phải nghỉ sinh lâu hơn thời gian nghỉ sản quy định.
3.2.3. Xem xét về bảo hiểm y tế nếu có
Đây cũng là lúc mẹ có thể kiểm tra lại về khoản bảo hiểm y tế nếu có. Cũng như những hồ sơ cần thiết hay bất cứ vấn đề gì liên quan cần làm rõ.
3.2.4. Lên kế hoạch tài chính cho hết thai kỳ, giai đoạn nghỉ sản và chăm sóc em bé sau sinh
Đây là một kế hoạch dài không chỉ với mẹ mà cả gia đình. Nếu như trước đó mẹ chưa có chuẩn bị nào kỹ lưỡng chi tiết, thì lúc này nếu đã khỏe khoắn hơn, mẹ cũng nên kiểm tra lại và nên có kế hoạch thật rõ ràng. Mẹ có thể chia từng giai đoạn, dự tính, dự toán để sắp xếp. Cụ thể như tài chính cho cho hết thai kỳ gồm chi phí khám thai, thuốc bổ và chích ngừa khi mang thai nếu có. Giai đoạn tiếp theo là sinh em bé gồm chi phí nhập viện, chi phí chăm sóc em bé,….
Đừng quên một hoặc hai phương án dự phòng hoặc có quỹ tài chính dự phòng cho các giai đoạn hoặc quá trình, để không bị động trong các tình huống có thể xảy ra ở thực tế, mà bản thân không thể lường trước.
3.2.5. Chọn bệnh viện sinh
Một số mẹ bầu ngay từ khi có thai đã chọn bệnh viện sinh nhưng một số mẹ bầu thì chưa. Việc lựa chọn bệnh viện sinh có thể theo danh sách bệnh viện trong hệ thống mẹ tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thai sản ,…
Hoặc, mẹ cũng có thể đưa ra những cân nhắc phù hợp cho điều kiện và mong muốn của mình. Tìm hiểu rõ dịch vụ và chi phí nơi bệnh viện mình chọn dự tính sinh để yên tâm hơn.
3.2.6. Lên lịch và có kế hoạch mua sắm đồ sơ sinh dần
Sau tháng này các mẹ bầu đa phần sẽ đều khỏe hơn và có thể bắt đầu đi mua sắm đồ sơ sinh, chuẩn bị túi đi sinh dần dần.
Để việc mua sắm diễn ra suôn sẻ thì mẹ cũng nên lên kế hoạch trước để tránh mất thời gian hay tiêu hao tài chính không cần thiết cho chuyện mua sắm này.
3.2.7. Vấn đề mua sắm đồ bầu cho mẹ
Nhiều mẹ ở tuần thai thứ 10, khi thấy bụng mới nhô ra một chút, hay thấy người bắt đầu có dấu hiệu mặc chật các quần áo thông thường một chút là háo hức đi sắm đồ bầu. Sự háo hức hay lo xa thái quá của một số mẹ dễ dẫn các mẹ lạc lối vào mê cung mua sắm.
Hãy tỉnh táo mẹ nhé. Vì, kích cỡ bụng bầu thay đổi liên tục, cân nặng của mẹ cũng thế và hơn nữa có những kiểu dáng đồ bầu chỉ mặc trong giai đoạn thai kỳ. Do đó, hãy từ tốn mua sắm trước một vài bộ phù hợp cho các tuần gần nhất. Sau đó mẹ có thể mua thêm.
Luôn tiết chế và lưu ý tính chất tận dụng để không lãng phí khi mua sắm đồ bầu (kể cả đồ sơ sinh). Ví dụ, mẹ có thể mua váy bầu có thiết kế đáp ứng tiêu chí linh hoạt để có thể mặc được đến khi bụng to thậm chí là sau sinh. Như thế sẽ giúp mẹ tiết kiệm đáng kể và không cảm thấy tiếc khi không thể mặc thêm hay mặc lại.
3.2.8. Tuân thủ khám thai đúng lịch hẹn
Không bỏ lỡ bất cứ cuộc hẹn nào với bác sỵ theo lịch bất kể là lý do gì. Vì mỗi lần khám thai là một lần kiểm tra, theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển cũng như sức khỏe của em bé.
Khám thai đúng lịch còn giúp mẹ bổ sung những dinh dưỡng cần thiết kịp thời. Nhất là trong trường hợp, vì một số thay đổi hay bất thường mà cơ thể mẹ không đảm bảo đủ chất nào đó cho em bé, bác sỹ sẽ có phương án để giúp mẹ bổ sung giúp con phát triển tốt nhất trong từng giai đoạn của mình.
Đến đây, chúng ta có thể nói tóm gọn lại một điều, thai nhi 10 tuần tuổi là một thời điểm rất tuyệt vời trong thai kỳ. Không chỉ vì mẹ đã thấy bụng của mình to ra một chút – dấu hiệu để chứng minh em bé đã lớn hơn. 10 tuần tuổi còn là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng của con khi bé qua giai đoạn phôi thai chính thức bước vào giai đoạn bào thai và phát triển mạnh mẽ.
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu ăn kem có tốt không, có ảnh hưởng gì đến em bé không?
Thai nhi 10 tuần tuổi cũng là khi nhiều mẹ bầu đã cảm thấy thoải mái hơn so với trước đó, lúc triệu chứng nghén của thai kỳ đã giảm đi đáng kể. Chuyên mục 40 tuần thai của Blogtretho.edu.vn cũng mong rằng, mẹ thật khỏe ở tuần thai này, để có thể tận hưởng trọn vẹn niềm vui đang có. Chúc mẹ có thật nhiều năng lượng và sự hân hoan, để có thể hăng hái chăm sóc bản thân, cũng như chuẩn bị chu đáo hơn cho chặng đường tiếp theo của mình.
Nguồn tham khảo: The Bump, What to Expect & NHS
Cát Lâm tổng hợp