Với những ai lần đầu làm mẹ, cảm nhận từng chuyển động của thai nhi sẽ khó khăn hơn so với những bà mẹ đã có kinh nghiệm “mang nặng, đẻ đau”. Chính vì vậy câu hỏi thai máy như thế nào luôn luẩn quẩn trong mẹ.
Bạn đang đọc: Thai máy như thế nào sẽ được xem là bất thường?
Dưới đây là những thông tin về thai máy để mẹ có thể tự trả lời những thắc mắc của mình xoay quanh vấn đề thai máy:
Khi nào người mẹ sẽ cảm nhận được thai máy?
Bạn sẽ được chứng kiến những màn nhào lộn của bé nếu đi siêu âm
Mặc dù từ 7-8 tuần tuổi, bé đã bắt đầu di chuyển nhưng đến giữa tuần thứ 16 – 22 của thai kỳ, các mẹ mới có thể cảm nhận được thai máy. Lúc này, bạn sẽ được chứng kiến những màn nhào lộn của bé nếu đi siêu âm.
Những bà mẹ đã từng sinh con sẽ cảm nhận thai máy sớm hơn so với những bà mẹ mang thai con đầu lòng. Ngoài ra, thai phụ có thành bụng mỏng hơn cũng dễ dàng cảm nhận được thai máy sớm và thường xuyên hơn so với những thai phụ có thành bụng dày.
Thai máy như thế nào?
Nhiều thai phụ mô tả cảm giác thai máy giống như tôm búng trong bụng hoặc như cá bơi lội và có cả những cú “tung chưởng” khá nhói khi được hỏi xem cảm giác thai máy như thế nào. Tuy nhiên, cảm giác ban đầu sẽ giống như khi bạn cảm nhận làn nước bắn ra nhẹ nhàng hoặc đôi khi như đau do đói. Một khi thai máy thường xuyên và mạnh mẽ hơn, cảm nhận của bạn sẽ có sự khác biệt rất rõ rệt. Dù ngồi hay nằm, bạn cũng có thể cảm nhận những chuyển động của thai nhi từ những cú đá tung thật mạnh cho đến những cú xoay người hay nhào lộn.
Trên thực tế, bạn có thể cảm thấy hàng loạt động tác chuyển động của bé trong cùng một ngày và sau đó không có dấu hiệu nào khác mặc dù bé vẫn đang di chuyển và đá thường xuyên. Điều này là do các cú tung chưởng của bé chưa đủ mạnh để mẹ cảm nhận được. Tuy nhiên, trong ba tháng của giai đoạn giữa thai kỳ, những cú đá chắc chắn sẽ mạnh mẽ, đều đặn và thậm chí khiến mẹ đau.
Nếu bạn luôn cảm thấy bị thôi thúc phải biết được thai máy như thế nào ở những bà khác thì điều đó không cần thiết. Thực chất, cảm nhận thai máy ở mỗi bà mẹ luôn có sự khác biệt vì bản thân mỗi bé là một cá thể riêng biệt với mô hình hoạt động riêng biệt. Miễn sao thai máy không có dấu hiệu giảm tần suất hoạt động so với mức độ bình thường thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
Thai máy sẽ giảm vào cuối thai kỳ?
Khi thai nhi lớn hơn, bé sẽ chiếm không gian tử cung nhiều hơn và nó không cho phép bé hoạt động nhiều như trước. Đó là lý do tại sao bạn sẽ thấy thai máy ít hơn vào cuối thai kỳ. Tuy nhiên, ít hoạt động hơn cũng có thể là một dấu hiệu của sự bất thường trong thai kỳ. Chính vì vậy, bạn cần phải theo dõi thai máy mỗi ngày để kịp thời phát hiện dấu hiện ngừng máy và báo ngay cho bác sĩ.
Để kiểm tra thai máy, bạn sẽ cần phải thử nghiệm nonstress (NST) và thực hiện một bài kiểm tra nước ối để chẩn đoán tình trạng phát triển của thai nhi.
Tìm hiểu thêm: 7 bất thường về nhau thai có thể gặp trong thai kỳ
>>>>>Xem thêm: 3 hiểu lầm tai hại ở một số mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng
Khi vào giai đoạn cuối thai kỳ, bạn sẽ phải dành thời gian để biết thai máy như thế nào
Khi vào giai đoạn cuối thai kỳ, bạn sẽ phải dành thời gian để biết thai máy như thế nào. Thông thường, các phòng khám hoặc bệnh viện sẽ dùng máy monitor sản khoa để đo nhịp tim và đếm số lần thai máy cụ thể để đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi.
Tốt nhất nên chọn một thời điểm trong ngày, khi bé có xu hướng hoạt động tích cực để đếm số lần thai máy. Khi đếm, có thể ngồi hoặc nằm yên để không bị phân tâm. Nếu không cảm nhận ít nhất 10 – 14 chuyển động trong khoảng 2 tiếng thì ngừng đếm và gọi bác sĩ để được trợ giúp.
Mong rằng với những thông tin trên đây, bạn đã biết khi nào cảm nhận được thai máy và thai máy như thế nào là bình thường hoặc bất thường. Chúng sẽ là những thông tin hữu ích để bạn biết được tình trạng phát triển của con trong suốt thai kỳ.
Blogtretho.edu.vn
Nguồn: BC