Thai gò trong bụng mẹ là một hiện tượng bình thường và không đáng lo nhưng trong một số trường hợp cần phải đặc biệt chú ý nếu thấy triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường.
Bạn đang đọc: Thai gò nhiều có sao không? Những dấu hiệu nguy hiểm bà bầu cần đến bệnh viện ngay
Nếu muốn biết thai gò nhiều có sao không cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Thai gò nhiều có sao không?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị gò cứng bụng khó chịu. Mẹ hãy yên tâm nếu nhận thấy đây chỉ là những cơn gò nhẹ, không xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng khác như đau lưng hay chảy máu âm đạo. Một số nguyên nhân khiến thai phụ bị cứng bụng thường gặp nhất mà bạn có thể tham khảo bên dưới đây:
- Tử cung bị gây áp lực: Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ thì mẹ không cảm nhận rõ áp lực này nhưng từ quý thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.
- Xương thai nhi phát triển: Từ cuối quý 2 của thai kỳ, chiều dài kích thước của thai nhi đã có những thay đổi đáng kể, lúc này xương của thai nhi đã từng bước phát triển nên mẹ sẽ nhận thấy rõ các hiện tượng gò cứng bụng. Lớn hơn rồi nên vận động trong chiếc bụng hẹp của mẹ cũng khá là khó khăn, mỗi lần thai nhi xoay mình thì lúc cơn gò nhẹ xuất hiện trong bụng mẹ.
- Hiện tượng táo bón: Triệu chứng táo bón lâu ngày cũng là nguyên nhân khiến cho bụng bầu của mẹ bị cứng căng. Chính chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thiếu rau xanh, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết khác lại không có tính khoa học lành mạnh đã khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ phải làm việc quá sức, tử cung của mẹ theo đó cũng bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Thế nên, mẹ bầu cần tuân thủ một chế độ ăn hợp lý, bổ sung thêm nhiều chất xơ cần thiết vừa tốt cho sức khỏe vừa đảm bảo tránh được các chứng táo bón, bệnh trĩ.
- Cảm xúc của mẹ: Có lẽ mẹ chưa biết rằng, cảm xúc vui, buồn hay căng thẳng quá mức của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ và gây ra hiện tượng thai nhi gò cứng bụng đấy. Tốt hơn hết, mẹ đừng quá lo lắn trong trường hợp này, cứ giữ cho tinh thần thật thoải mái, tránh xúc động nhiều để thai nhi được phát triển một cách bình thường khỏe mạnh nhất.
Tìm hiểu về các cơn gò tử cung khi mang thai
Tìm hiểu thêm: Top các mẫu váy dáng suông cho bà bầu đẹp và thời trang
Braxton Hicks thường xuất hiện vào giữa thai kỳ trở đi và mẹ cảm thấy các cơ tử cung gò cứng hay cuộn lại trong khoảng thời gian 30 giây đến 1 phút. Chúng giống như là một cơn gò tử cung chuyển dạ bình thường.Thế nhưng nó là cơn co thắt tử cung giả khi không gây đau đớn hay nếu có đau thì chỉ giống như cơn đau bụng khi mẹ đến ngày hành kinh. Tuy nhiên, càng về cuối thai kỳ thì có thể mẹ sẽ cảm thấy đau hơn, đặc biệt là khi bé xoay chuyển đầu xuống phía dưới. Tần suất co giãn của các cơn gò Braxton Hicks không đều.
Nhiều ý kiến cho rằng sự xuất hiện của các cơn gò này như một dấu hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ sinh nở. Tuy nhiên một số ý kiến khác lại đánh giá hai chuyện này không liên quan với nhau.
Các cơn co thắt chuyển dạ sẽ dễ dàng phân biệt với các cơn gò tử cung giả này. Chúng xuất hiện đều đặn, càng ngày càng gần nhau và mẹ sẽ cảm thấy rất đau.
Nên làm gì khi bị cơn gò Braxton Hicks?
Braxton Hicks là cơn gò không phải xuất hiện ở hầu hết các thai phụ. Các y bác sĩ có chuyên môn cho rằng, đây là một cơ hội tốt nhất để mẹ tập thở đều đặn để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ diễn ra một cách suôn sẻ thuận lợi.
>>>>>Xem thêm: 12 nỗi sợ phổ biến của mẹ bầu trước giờ G
Vì vậy khi các cơn gò này xuất hiện, thay vì cứ lăn tăn suy nghĩ lo lắng không biết liệu thai gò nhiều có sao không thì mẹ hãy nằm nghiêng về một bên để bụng của mẹ được ổn định và nghỉ ngơi một cách thoải mái nhất có thể, tinh thần thư thái thì em bé trong bụng mới khỏe mạnh được.
Tắm nước ấm và đi lại một cách nhẹ nhàng, từ tốn chính là cách thư giãn, xả stress tốt nhất mà mẹ nên làm để tạm quên đi những cơn gò khó chịu. Thiếu nước cũng là nguyên nhân chính làm xuất hiện các cơn gò và chỉ có thể là uống thật nhiều nước bổ sung thì mới giải quyết được tình hình.
Quay lại vấn đề có nên uống thuốc khi xuất hiện các cơn gò này hay không của nhiều mẹ bầu, nhiều câu hỏi được đặt ra, liệu rằng uống thuốc có thật sự tốt hay không, có giảm bớt cơn đau được chút nào không hay có ảnh hưởng gì tới thai nhi trong bụng??? Câu trả lời là mẹ không cần uống bất cứ loại thuốc nào hết mà chỉ cần điều hòa cơ thể và ổn định sức khỏe thật tốt là được.
Cuối cùng, nếu các cơn gò xuất hiện theo tần suất ngày càng nhiều, kèm theo cơn đau thắt dữ dội và có hiện tượng ra máu ở âm đạo thì nên nhập viện ngay lập tức để các y bác sĩ kịp thời theo dõi, chữa trị, đưa ra các phương án can thiệp hợp lý đúng đắn nhất để bảo đảm an toàn cho tính mạng của cả mẹ lẫn em bé trong bụng.
Thai gò nhiều có sao không cùng những giải đáp thật cụ thể, thật chuẩn xác mà chúng tôi vừa mới chia sẻ và trình bày ở trên, hi vọng sẽ giúp mẹ có thể an tâm hơn phần nào về trường hợp của mình. Mẹ cũng cần phân biệt giữa các cơn gò chuyển dạ và gò sinh lý, thời gian giãn cách đau của hai cơn gò này cũng khác nhau, kèm theo nhiều triệu chứng khác nữa, vậy nên tốt nhất là khi phát hiện có vài biểu hiện bất bình thường trước ngày cận sinh thì nên đến gặp bác sỹ ngay, còn nếu không có dấu hiệu gì lạ thì cứ xem như đây là hiện tượng bình thường chứng tỏ thai nhi vẫn đang phát triển khỏe mạnh ở trong bụng mẹ và chẳng đáng lo ngại. Cứ tiếp tục vững tâm để chuẩn bị cho chặng hành trình cuối trước khi chính thức chào đón bé cưng ra đời.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)