Thai 38 tuần – bạn đã gần cán đích

Rate this post

Thai 38 tuần là thời điểm gần như bạn đã đến đích vì mặc dù đầy đủ thai kỳ của bạn là 40 tuần, nhưng từ tuần thứ 38 này, em bé của bạn có thể ra đời bất cứ lúc nào. Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu xem đến lúc này, em bé đã phát triển ra sao và sức khỏe của bạn thì như thế nào nhé. 

Bạn đang đọc: Thai 38 tuần – bạn đã gần cán đích

Thai 38 tuần – bạn đã gần cán đích

1. Sự phát triển của thai 38 tuần

1.1. Hoạt động và sự phát triển của thai 38 tuần

Đến tuần thai 38, bé đã đợi sẵn sau “tấm màn sân khấu” để chào thế giới bất cứ khi nào tấm màn đó được kéo ra. Tuy nhiên, không vì vậy mà bé ngưng phát triển. Dù luôn trong tư thế sẵn sàng, nhưng não bộ và các cơ quan khác của bé vẫn tiếp tục hoàn thiện hơn. Trên thực tế não bé phát triển với tốc độ đặc biệt nhanh trong khoảng thời gian từ tuần 35-39 của thai kỳ.

Sau khi được sinh ra, trong một vài lần đi tiêu đầu tiên bé sẽ thải ra phân su. Dạng phân đặc dính màu đen hơi xanh này bắt đầu tích tụ trong ruột của bé khi con còn ở trong bụng mẹ và được hình thành từ các vật liệu phế thải như da chết và lanugo-lớp lông tơ mịn bao phủ cơ thể bé thường sẽ rụng hết khi bé chào đời.

Mặc dù ngày dự sinh của bạn vẫn còn một vài tuần nữa, nhưng một số dấu hiệu chuyển dạ vẫn có thể xuất hiện trong tuần này báo hiệu bạn sắp sinh em bé.

Theo thống kê, chỉ có khoảng 4% các bà mẹ sinh đúng vào ngày dự sinh của mình. Mẹ mang đa thai thì khả năng sinh sớm sẽ cao hơn. Vì vậy nếu bạn đang mang thai song sinh (hoặc nhiều hơn) thì cần đặc biệt chú ý và theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ. 

Thai 38 tuần – bạn đã gần cán đích

1.2. Kích thước của thai 38 tuần

Thai 38 tuần có kích thước khoảng bằng một cụm đại hoàng. Con nặng khoảng 3kg và dài 55cm. 

Thai 38 tuần – bạn đã gần cán đích

2. Cơ thể mẹ bầu ở tuần thai 38

Ở tuần thai thứ 38, bạn vẫn tiếp tục tăng cân (dù bạn có tin điều này hay không). Nếu bạn có cân nặng bình thường (BMI trong khoảng 18-25) trước khi mang thai thì bạn có thể tăng khoảng 250-500g một tuần trong tam cá nguyệt thứ ba.

Một số mẹ bầu thấy khó khăn đối với việc tập luyện thể dục trong thời gian này. Nếu bạn nằm trong nhóm này, thay vào các bài tập hàng ngày của bạn, hãy tập trung vào hít thở. Nó không những khiến bạn thư giãn và thấy thoải mái hơn, mà còn giúp bạn kiểm soát được cơn đau cũng như sự khó chịu khi chuyển dạ và sinh con. 

Thai 38 tuần – bạn đã gần cán đích

2.1. Triệu chứng

Bạn có thể trải qua những triệu chứng sau ở tuần 38 của thai kỳ:

  • Đi tiểu thường xuyên : do kích thước khá lớn nên lúc này, tử cung tạo nhiều áp lực lên bàng quang khiến bạn hay phải ghé thăm nhà vệ sinh hơn. Tuy nhiên đừng vì vậy mà bạn hạn chế uống nước nhé. Bạn cần uống nhiều nước để bổ sung chất lỏng cho cơ thể và em bé.
  • Áp lực lên vùng chậu : ngoài bàng quang thì hông và khung chậu của bạn cũng phải chịu nhiều áp lực do kích thước ngày càng lớn của tử cung cũng như do em bé ngày càng di chuyển xuống thấp để chuẩn bị chào đời. Ngoài ra, việc cơ thể sản xuất hormone relaxin – loại hormone làm mềm dây chằng, cơ và khớp để chuẩn bị cho quá trình sinh nở cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau lưng hoặc đau vùng chậu, đặc biệt khi bạn càng đến gần ngày dự sinh. Để cảm thấy dễ chịu, bạn hãy tranh thủ nghỉ ngơi, di chuyển chậm, cẩn thận và ngâm mình trong bồn nước ấm nếu có thể. 

Tìm hiểu thêm: Thai nhi được mấy tuần có tim thai và nghe tim thai bằng cách nào?

Thai 38 tuần – bạn đã gần cán đích

  • Phù chân và mắt cá : việc cơ thể bạn sản xuất và dự trữ nhiều chất lỏng hơn khi mang thai là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phù tay chân, đặc biệt vào những tuần cuối thai kỳ như tuần thai 38. Để giúp đối phó với tình trạng này, bạn hãy nghỉ ngơi với chân kê cao, uống nhiều nước, mặc quần áo cũng như đi giày dép rộng rãi thoáng mát. Một số mẹ bầu thấy rằng đi tất chuyên dụng dành cho mẹ mang thai có thể giúp giảm phù và khó chịu. Nếu bạn nhận thấy mình đột ngột bị phù ở mặt và tay, hãy đến cơ sở y tế ngay để được kiểm tra vì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật – một biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm cho cả bạn và em bé.
  • Buồn nôn : một số cơn buồn nôn nhẹ có thể tăng trở lại khi bạn mang thai đến tuần 38 hoặc các tuần tiếp theo, và đôi khi nó là một trong những dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dạ của bạn đang bắt đầu. Nếu bạn thấy buồn nôn, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và ăn những thực phẩm nhạt như bánh mì nướng, cơm không hay chuối – chúng sẽ giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn.
  • Các cơn co thắt : bạn có thể tiếp tục trải qua các cơn co Braxton Hicks hoặc các cơn co chuyển dạ thật sự. Hãy lưu ý rằng trong khi cơn co Braxton Hicks xuất hiện bất thường và sẽ giảm dần hoặc biến mất khi bạn nghỉ ngơi hay thay đổi tư thế, thì cơn co chuyển dạ thường diễn ra đều đặn với cường độ và tần suất tăng dần theo thời gian. Đồng thời chúng thường bắt đầu từ phía sau và di chuyển đến phía trước bụng của bạn cũng như sẽ không biến mất dù bạn có nghỉ ngơi hay đổi tư thế. 

Thai 38 tuần – bạn đã gần cán đích

2.2. Những việc bạn cần cân nhắc ở tuần thai thứ 38

Thai 38 tuần là thời điểm bạn nên cân nhắc một số việc liên quan đến quá trình sinh của mình như:

  • Phương pháp giảm đau khi sinh : bạn có thể muốn sử dụng các loại thuốc giảm đau nhiều mức độ để giúp giảm cảm giác đau đớn trong quá trình sinh nở. Chúng bao gồm thuốc giảm đau, thuốc gây tê và khá phổ biến là gây tê màng cứng. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sỹ để được tư vấn phương pháp phù hợp với mình.
  • Chọn người đồng hành với bạn trong cuộc sinh nở : mặc dù khi bạn sinh con, sẽ có đội ngũ bác sỹ và y tá giúp đỡ bạn trong suốt quá trình, nhưng việc có một người đồng hành để làm nguồn động viên sẽ khiến bạn yên tâm và thoải mái hơn. Bạn có thể chọn chồng, người thân, bạn bè hay thậm chí là huấn luyện viên (sản khoa) để cùng bạn trải qua những giây phút khó khăn nhưng trọng đại của đời mình. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, những phụ nữ được cỗ vũ về mặt tinh thần trong quá trình sinh con sẽ có cuộc sinh ngắn hơn cùng như ít cần hỗ trợ giảm đau hơn.
  • Tìm hiểu quy định về ăn uống khi sinh tại bệnh viện bạn dự định sinh em bé : thông thường, nếu bạn sinh mổ bạn sẽ được yêu cầu không ăn, uống trong một thời gian nhất định trước khi thực hiện phẫu thuật. Đối với sinh thường, bạn có thể uống một chút chất lỏng trong quá trình sinh nhưng không được ăn thức ăn cứng. Bạn hãy trao đổi với bác sỹ hoặc y tá để được hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. 

Thai 38 tuần – bạn đã gần cán đích

3. Một số câu hỏi bạn nên hỏi bác sỹ ở buổi khám thai định kỳ

Càng gần về cuối thai kỳ, bạn sẽ càng được chỉ định khám thai thường xuyên hơn để bác sỹ theo dõi sức khỏe của bạn cùng thai nhi và để phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào có khả năng gây nguy hiểm cho bạn và bé.

Trong các buổi khám thai này, bạn hãy hỏi bác sỹ những vấn đề sau để chuẩn bị cho ngày sinh:

  • Tôi có thể làm gì từ bây giờ để chuẩn bị cho lúc sinh con không?
  • Quan hệ tình dục trong những tuần cuối của thai kỳ có an toàn không?
  • Có yếu tố nào tác động dẫn đến việc cần sinh sớm không? Và việc thúc sinh khi thai 38 tuần có phổ biến không?
  • Nếu tôi nghĩ rằng tôi đang chuyển dạ, tôi nên gọi cho ai? Tôi nên gọi báo ngay hay đợi thêm dấu hiệu cụ thể?
  • Tôi có bơm ngực hoặc đã thực hiện phẫu thuật khác ở ngực, vậy tôi có thể cho con bú mẹ không?
  • Khi nào tôi có thể bắt đầu cho bé bú mẹ sau khi sinh? 

Thai 38 tuần – bạn đã gần cán đích

4. Về việc hoàn thành những vấn đề nhỏ trong danh sách của bạn

Đã rất gần đến ngày sinh, vì vậy bạn nên kiểm tra lại một số việc sau:

  • Túi đồ đi sinh của bạn đã đầy đủ chưa. Bạn đã lập danh sách các vật dụng thường dùng như điện thoại, sạc hay bàn chải đánh răng?
  • Bạn đã chuẩn bị nôi hoặc ghế an toàn cho bé cho ngày ra viện về nhà chưa, nếu chưa, hãy làm ngay bây giờ. 

Thai 38 tuần – bạn đã gần cán đích

>>>>>Xem thêm: Giải đáp 9 thắc mắc chung xoay quanh chuyện thai máy

Thai 38 tuần là lúc bạn nên bắt đầu chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho ngày vượt cạn cùng bé yêu cả về vật chất, thể lý và tinh thần. Hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều để luôn cảm thấy thoải mái và vui vẻ để khi thời khắc quan trọng đến, bạn có thể đón nhận với toàn bộ niềm vui và tình yêu của mình bạn nhé.

Theo Pampers

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *