Thai 37 tuần và những thay đổi quan trọng nơi cơ thể mẹ bầu

Rate this post

Thai 37 tuần cũng là lúc các mẹ đã bước qua những tuần thai cuối cùng, thời gian bé yêu chào đời sẽ không còn xa nữa. Trong khi bé yêu vẫn không ngừng phát triển, thì cơ thể mẹ cũng có rất nhiều thay đổi ở tuần này. Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 27 của thai kỳ, các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Thai 37 tuần và những thay đổi quan trọng nơi cơ thể mẹ bầu

Thai 37 tuần và những thay đổi quan trọng nơi cơ thể mẹ bầu

1. Thai 37 tuần bé yêu của bạn trông như thế nào?

Vào tuần 37, thai nhi lúc này đã ra dáng một em bé sơ sinh và chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đời, sống độc lập khỏi cơ thể mẹ. Chính vì vậy hệ thống các cơ quan trẻ trong giai đoạn này gần như đã hình thành toàn diện.

  • Bé 37 tuần tuổi nặng khoảng 2,8 – 3 kg và dài khoảng 48 – 50 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Trông bé yêu của bạn đã phổng phao, hồng hào và sẵn sàng cho việc chào đời rồi đấy.
  • Hệ thống não bộ của bé đã bắt đầu phát triển và truyền tín hiệu thích ứng, kết nối với các dây thần kinh chủ lực trong cơ thể. Bộ não sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong những năm đầu sau khi bé con sinh ra đời.
  • Mắt bé đã bắt đầu hình thành nên các phản ứng với ánh sáng nhạy cảm, thậm chí còn hướng về phía có ánh sáng.
  • Bé đã có khoảng 300 chiếc xương, trong khi người lớn chỉ có 206 chiếc. Hầu hết hệ thống xương trong cơ thể bé như: xương ống tay, ống chân, xương cột sống đều đã cứng cáp. Riêng bộ xương sọ của bé thì vẫn còn chưa cứng để giúp bé dễ dàng chui ra ngoài khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ.

Thai 37 tuần và những thay đổi quan trọng nơi cơ thể mẹ bầu

  • Lúc này, bé đang dần hoàn thiện các tế bào da, tóc đã xuất hiện khá nhiều nhưng màu tóc thì không giống với bố mẹ, trông chúng như những sợi lông tơ vậy, điều này là hết sức bình thường nên ba mẹ đừng ngạc nhiện vì màu tóc của con yêu khi bé chào đời nhé.
  • Các ngón tay của em bé đã bắt đầu linh hoạt. Bây giờ em bé có thể nắm chặt một vật nhỏ hơn, như một ngón chân hoặc mũi. Em bé của bạn đang mút ngón tay cái của mình nhiều hơn như để chuẩn bị cho những bữa ăn của mình sau khi sinh.
  • Bé của bạn đã nằm cố định và đầu đã quay xuống dưới hoặc bắt đầu quay xuống dưới để chuẩn bị ra ngoài.

2. Những dấu hiệu thay đổi của cơ thể mẹ bầu đừng bỏ qua

Thay đổi hoạt động của thai nhi:  Khi thai 37 tuần, đầu bé sẽ di chuyển vào khung xương chậu của mẹ, điều này có nghĩa là bé sẽ không còn nhiều không gian cho các cử động của mình. Nhưng quan trọng là bạn vẫn cảm nhận thấy một số cử động của bé yêu mỗi ngày. Thiên thần nhỏ của bạn giờ đang giống hệt như một đứa trẻ sơ sinh với những giấc ngủ sâu, khi đó bé hầu như không di chuyển gì cả.

Thai 37 tuần và những thay đổi quan trọng nơi cơ thể mẹ bầu

Nong hoặc mờ cổ tử cung:  Để sẵn sàng cho việc chuyển dạ, cổ tử cung của mẹ sẽ giãn mở ra và mờ hơn tức là trở nên mỏng hơn trước. Hai việc này diễn ra dần dần, qua một thời gian vài tuần hoặc vài tháng, tử cung giãn và mờ ban đêm nên các mẹ sẽ không thể cảm nhận được điều này, nhưng bác sĩ thì sẽ dự đoán được thông qua việc thăm khám.

Chảy máu:  Khi bạn cảm thấy vùng tam giác ẩm ướt, có chất nhầy màu hồng hoặc nâu rỉ ra, có nghĩa là các mạch máu ở cổ tử cung đang vỡ vì cổ tử cung nở ra để chuẩn bị cho việc chuyển dạ và sinh con sắp diễn ra.

Suy tĩnh mạch:  Nếu các tĩnh mạch ở chân của mẹ đang nổi lên vào lúc này, hãy thử ngủ nghiêng về bên trái nhé, và hãy cố gắng nâng chân của bạn bằng cách đặt một chiếc gối dưới chân.  Đây là cách tốt nhất giúp cho máu lưu thông tối ưu đấy.

Đau vùng xương chậu:  Khi đầu bé yêu đè vào khung xương chậu, hông và bàng quang, các mẹ sẽ cảm thấy áp lực hơn. Nếu bạn cảm thấy thực sự không thoải mái, hãy đầu tư vào một chiếc đai hỗ trợ trọng lượng của bụng của bạn và giảm áp lực lên vùng chậu.

Tìm hiểu thêm: Làm sao để cổ tử cung mở nhanh?

Thai 37 tuần và những thay đổi quan trọng nơi cơ thể mẹ bầu

Chuột rút chân:  Thai 37 tuần bạn sẽ phải đối mặt với chứng chuột rút ở chân sẽ làm cho bạn đau về đêm, hãy thử uống thêm nước vào ban ngày và chắc chắn rằng bạn đang cung cấp đủ canxi và magiê, để có thể giúp bạn giảm bớt đau khi bị chuột rút chân.

Rạn da:  Khi bộ ngực, bụng, và có thể là cả mông của bạn lớn chưa từng có, bạn sẽ nhận thấy những dấu vết điển hình của việc mang thai vào lúc này. Đừng lo lắng quá, chúng sẽ mờ dần một vài tháng sau khi sinh và đây chính là những huy hiệu của niềm tự hào minh chứng cho thiên chức làm mẹ thiêng liêng của bạn.

Suy giảm trí nhớ thai kỳ: Thai 37 tuần có rất nhiều điều để quan tâm vào lúc này như quần áo, đồ dùng của con yêu đã đầy đủ chưa? Những giấy tờ cần thiết còn thiếu gì không? Hay bạn đã chuẩn bị được bao nhiêu bữa ăn dự trữ trong tủ lạnh?… Do đó không có gì là lạ khi bạn cảm thấy trí nhớ của mình suy giảm và bạn hay quên thứ này, thứ kia. Hãy dán những mảnh giấy nhớ xung quanh nhà và trong máy tính để không quên những lịch hẹn quan trọng nhé.

Thai 37 tuần và những thay đổi quan trọng nơi cơ thể mẹ bầu

Ngực thay đổi:  Rốn của bạn có thể đã lồi ra từ tuần trước, nhưng bạn có thể nhận thấy rằng núm vú của bạn bây giờ cũng cương lên, điều này sẽ giúp cho em bé khi ngậm vào bú dễ dàng hơn.

Mất ngủ:  giai đoạn cuối này là thời gian thử thách nhất khi mẹ thấy chưa bao giờ đi ngủ lại trở nên khó khăn như vậy. Bạn đã nghe nói rằng khi mang thai việc mất ngủ là cách tự nhiên để chuẩn bị cho những đêm thiếu ngủ sắp tới chưa? Nếu có thể hãy cố gắng chợp mắt để bạn có đủ năng lượng để sinh con và chăm sóc thiên thần nhỏ khi bé chào đời. Mẹ nên ngủ lâu hơn một chút, chợp mắt bất cứ khi nào bạn cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi, và luyện cho mình thói quen thư giãn trước khi ngủ.

3. Những lời khuyên cho mẹ khi thai 37 tuần

Tuần thai 37 này, mẹ cần lưu tâm hết sức đến vấn đề ăn uống và sức khỏe để chuẩn bị đón bé yêu an toàn và khỏe mạnh nhất. Vì thế mẹ cần lưu ý những điều sau trong chế độ dinh dưỡng của mình.

Thai 37 tuần và những thay đổi quan trọng nơi cơ thể mẹ bầu

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng với các loại thức ăn giàu dưỡng chất lành mạnh, tốt cho sự phát triển, cân nặng và trí óc của thai nhi như nhóm thức ăn chứa nhiều đạm, sắt, vitamin, canxi, vv… Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên ăn chín uống sôi, tránh ăn thực phẩm tươi sống, chưa được chế biến kỹ. Đồng thời tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá, cà phê, các loại nước ngọt đóng chai, tránh uống quá lạnh nên mẹ nhớ hạn chế uống nước đá nhé.

Để tránh chứng ợ hơi và điều hòa lượng nước ối nên ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây. Mẹ cũng có thể uống nước gừng, nước chanh, bạc hà, trà hoa cúc hoặc các loại trà thảo mộc đều rất tốt.

Bổ sung thêm hàm lượng canxi bằng việc uống các loại sữa giàu canxi dành riêng cho mẹ bầu. Trung bình bạn nên uống khoảng 2 ly trong một ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ. Lưu ý không lạm dụng uống quá nhiều và bổ sung thêm canxi bằng các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, sò, cá nhỏ nguyên xương nhé.

Thai 37 tuần và những thay đổi quan trọng nơi cơ thể mẹ bầu

>>>>>Xem thêm: Bà bầu làm đẹp như thế nào để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi?

Thai 37 tuần , không còn bao lâu nữa mẹ sẽ được gặp bé cưng, cảm giác thật hồi hộp đúng không nào? Lúc này mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng tất cả các đồ vật cần thiết cho trẻ sơ sinh để có thể đón bé yêu chào đời bất cứ lúc nào. Và bạn cũng nên dành thời gian đọc những cuốn sách về cách chăm sóc, giáo dục trẻ vì khi con chào đời hẳn mẹ sẽ rất vất vả đấy.

Nguyễn Vũ Thường tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *