Thai 32 tuần là thời điểm rất quan trọng để mẹ bầu điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho con và cho chính bản thân. Càng gần với ngày sinh nở, mẹ bầu càng phải chú ý nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, việc đảm bảo cho thai nhi đạt chuẩn cân nặng cũng là một lưu ý rất quan trọng. Vậy bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu mang thai 32 tuần như thế nào để mẹ khỏe mạnh và bé yêu phát triển tốt, đạt cân nặng đúng chuẩn? Blogtretho.edu.vn mời mẹ cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Thai 32 tuần mẹ bầu nên thiết lập chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Contents
1. Thai 32 tuần nặng bao nhiêu và phát triển thế nào?
Theo bảng cân nặng chuẩn thai nhi, bước vào tuần 32 của thai kì, bé yêu trong bụng mẹ có chiều dài khoảng 42cm, nặng khoảng 1,7 – 1,8kg, kích cỡ này tương đương một trái bí ngô. Ở tuần này, da bé không còn nhăn nheo nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của lớp mỡ dưới da. Hệ tiêu hóa, hệ thống thần kinh, bài tiết của bé vẫn đang trong quá trình phát triển liên tục, chuẩn bị cho một cơ thể hoàn chỉnh để thích nghi với môi trường sau khi ra khỏi bụng mẹ.
Ngoài ra, xương trên hộp sọ của thai nhi lúc này cũng chưa chụm vào, có thể hơi dịch chuyển và chồng lên nhau để cơ thể bé nhỏ của bé có thể chui qua đường sinh khi chào đời. Còn hệ thống xương của bé lúc này đã cứng cáp hơn nhiều, chỉ cần một thời gian nữa là bé có thể chào đời khỏe mạnh.
Khi thai được 32 tuần, móng tay, móng chân của bé đã cứng cáp hơn, nhọn hơn so với những tuần thai trước đó. Cũng kể từ thời điểm này, lượng nước ối của mẹ sẽ có xu hướng giảm dần. Cơ thể bé sẽ nằm giữa tử cung mẹ, không trôi nổi trong nước ối của mẹ như trước nữa. Không chỉ vậy, mi mắt, lông mày và tóc trên đầu của bé cũng đã có thể nhìn thấy rõ ràng hơn.
Lớp lông tơ phủ đầy cơ thể bé giờ đây đã bắt đầu rụng. Các chức năng khác của cơ thể cũng đang dần hoàn thiện, để đảm bảo cho khả năng sống độc lập bên ngoài tử cung mẹ, nếu như mẹ sinh bé vào thời điểm này.
2. Mẹ cần ăn gì để bé có cân nặng chuẩn khi thai 32 tuần?
Thai 32 tuần là thời điểm mẹ bầu tăng cân rất nhanh trong thai kỳ, bởi tốc độ phát triển của thai nhi rất nhanh và tuần này, bé có thể tăng thêm trên 200g. Để bé đạt được cân nặng chuẩn ở thời điểm này, mẹ cần cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Đừng quên bổ sung đầy đủ những nhóm thực phẩm quan trọng trong thực đơn hàng ngày, để cơ thể mẹ bầu luôn khỏe mạnh và bé yêu không bị nhẹ cân. Những nhóm thực phẩm mẹ cần lưu ý như:
2.1. Nhóm chất đạm (Protein)
Trong đạm chứa các axit amin cần thiết cho sức khỏe của mẹ cũng như giúp cấu tạo tế bào cho bé. Để bổ sung chất đạm, các mẹ nên ăn thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm chiết suất từ sữa, đậu nành hay ngũ cốc… Mỗi ngày, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên nạp vào khoảng 60 gram đạm từ các nguồn thực phẩm như: 1 quả trứng, từ 28 đến 57 gram thịt nấu chín, 227 gram sữa tách kem, 1 cốc sữa chua, 28 gram phô mai cứng, 2 muỗng canh bơ đậu phộng, nửa tách đậu khô đã làm chín.
2.2. Nhóm tinh bột (Carbohydrates)
Bên cạnh chất đạm, việc cung cấp tinh bột và chất xơ sẽ giúp mẹ bầu ngừa được chứng táo bón và bổ sung năng lượng cho bé. Tinh bột có trong cơm, mì, khoai củ chúng ta ăn hàng ngày, tuy nhiên, không nên bổ sung tinh bột từ các loại bánh ngọt, mì trắng bởi chúng ít dinh dưỡng mà có thể gây béo phì, thậm chí là tiểu đường thai kỳ . Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn ra nhiều lần trong ngày. Hãy bổ sung carbohydrates ví dụ như với 1 lát bánh mì (làm từ lúa mì), 28 gram ngũ cốc lạnh, nửa chén cơm hoặc mì ống, 1 củ khoai tây cỡ vừa.
2.3. Nhóm chất béo (Fats)
Đây là nguồn năng lượng quan trọng giúp cơ thể hấp thu được các vitamin tan trong dầu như Vitamin A, D, E, K. Tuy nhiên chất béo cung cấp nhiều Calories nên cần phải giới hạn hàm lượng không quá 1/3 khẩu phần hàng ngày. Các mẹ nên chia nhỏ chất béo ra thành 4 bữa ăn 1 ngày, chẳng hạn: 58 gram phô mai, 2 muỗng bơ đậu phộng, 3/4 chén salad cá ngừ, 2 muỗng phô mai Parmesan, 1 muỗng sốt mayonnaise, từ 85 đến 113 gram thịt nạc, 1 quả trứng (hoặc chỉ ăn lòng đỏ), nửa quả bơ nhỏ, 1 muỗng bơ đậu phộng.
Tìm hiểu thêm: Những nguy hiểm khi mẹ mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ
Khi chế biến món ăn, hãy chọn những loại chất béo không no (hay còn gọi là chất béo chưa bão hòa) như: dầu olive, dầu đậu phộng, dầu hạt cải. Tránh những loại chất béo no (chất béo bão hòa) có trong mỡ động vật, dầu cọ, dầu dừa… không tốt cho thai kỳ.
2.4. Nhóm chất khoáng
Với người mẹ đang mang thai ở tuần thứ 32 thì có hai loại chất khoáng quan trọng cần bổ sung là canxi và sắt, để giúp phát triển hệ xương cho bé, đồng thời tránh tình trạng thiếu máu cho mẹ.
Canxi : là thành phần thiết yếu để hình thành răng và bộ xương của thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung 1,200 mg canxi mỗi ngày, có thể chia nhỏ trong từng bữa ăn, có thể bổ sung canxi từ sữa và các chế phẩm có nguồn gốc từ sữa như: sữa chua, phomai, pho mát, caramen, kẽm…
Sắt: Sắt rất cần thiết trong quá trình tạo huyết sắc tố trong máu. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ cần nhiều hemoglobin để cung cấp oxy cho thai nhi. Bào thai cũng sẽ tự động dùng chất sắt để hình thành nguồn cung cấp máu cho chính mình. Ở giai đoạn mang thai thứ 3, bà bầu cũng chỉ cần cung cấp khoảng 30mg – 60mg sắt mỗi ngày để đạt được hiệu quả phòng bệnh và bổ sung. Có thể bổ sung chất sắt với viên sắt theo chỉ định của bác sỹ, cũng như sử dụng một số loại thực phẩm chứa sắt như các loại thịt đỏ, bánh mì ngũ cốc, rau có màu xanh đậm.
2.5. Nhóm vitamin
Vitamin C: Vitamin C giúp sản xuất collagen, một loại protein giúp xây dựng cấu trúc xương, sụn, cơ, mạch máu của em bé. Vitamin C cũng là chất chống lão hóa , ngăn ngừa bệnh tật giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu và tham gia vào quá trình hình thành thai nhi. Mỗi ngày trong thai kỳ thứ 3 nên bổ sung khoảng 100 – 120mg Vitamin C bằng cách ăn 2 đến 3 lần những loại như cam, quýt, bưởi, nho, dưa màu đỏ, bắp cải, xà lách trộn, bông cải xanh, bông cải trắng nấu chín, cà chua…
>>>>>Xem thêm: Trả lời 7 câu hỏi về phù chân khi mang thai mọi bà bầu đều muốn biết
Vitamin có nhiều trong trái cây, rau củ có màu vàng, đỏ… – Ảnh Internet
Vitamin A: Vitamin A là nguồn dưỡng chất giúp bé có làn da, xương và đôi mắt khỏe mạnh. Đồng thời, loại vitamin này còn giúp phát triển các tế bào để tạo ra cơ quan nội tạng của thai nhi. Lượng Vitamin A, vẫn như các thai kỳ trước, nên bổ sung từ dạng Betacaroten trong thực vật có màu đỏ, vàng như cà rốt, bí đỏ, cà chua…
Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi, hình thành xương, mô và răng. Lượng Vitamin D có thể đáp ứng đủ bằng cách uống bổ sung các loại thuốc có chứa khoảng 50% nhu cầu Vitamin D mỗi ngày và tiếp xúc với ánh nắng hàng ngày.
3. Vài lưu ý cho mẹ bầu khi thai nhi 32 tuần tuổi
Ở tuần 32, chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu không nên quá mặn vì dễ gây hiện tượng tích nước phù chân dẫn tới hội chứng tiền sản giật. Theo đó, các mẹ nên ăn ít nhưng ăn nhiều lần, thay vì ăn quá nhiều trong một lần, mẹ nên tập trung vào các loại thức ăn có lợi cho sức khỏe và mỗi lần ăn một ít. Chú ý nạp thêm năng lượng cho cơ thể sau mỗi 4 tiếng một lần và không được để bản thân rơi vào trạng thái quá đói.
Mẹ bầu nên nói “không” với cà phê, sữa chưa tiệt trùng, hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, đồ ăn tái sống, pho mát mềm, pate, rượu bia…Bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo chỉ số cần thiết, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh trong những tuần cuối thai kì. Các Vitamin và thuốc bổ nên được sự tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng.
[caption-7]Thai 32 tuần là lúc bé có thể đạt cân nặng nhanh chóng hơn các thời điểm trước đó trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bé có cân nặng ít hơn mốc cân nặng chuẩn, mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Điều quan trọng là các mẹ cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng cân bằng, thường xuyên tập luyện thể thao, giữ lối sống sinh hoạt lành mạnh và không căng thẳng, để đảm bảo thai kỳ thật khỏe mạnh và an toàn.
Nguyễn Vũ Thường tổng hợp