Thai 31 tuần là thời điểm mà thai nhi lớn lên nhanh chóng. Đây cũng là lúc mà cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn. Để hiểu rõ hơn về những sự thay đổi của mẹ và thai nhi vào tuần thứ 31, cũng như việc mẹ cần làm gì hay lưu ý ra sao,…mẹ bầu theo dõi nội dung chi tiết liên quan của Blogtretho.edu.vn dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Thai 31 tuần – cẩm nang dành cho mọi mẹ bầu ở giai đoạn này
Contents
1. Sự phát triển của thai nhi tuần 31
- Thời điểm này thai nhi nặng khoảng 1,7kg, dài khoảng 42,5cm, chu vi đầu bé là khoảng 25cm.
- Bé đã có móng tay, móng chân, tóc và lông tơ.
- Phổi của bé đang ngày một hoàn thiện hơn nhưng cũng chưa hoàn toàn.
- Tuần 31 là lúc lượng dịch ối bao bọc em bé đạt khối lượng lớn nhất, bào thai có khoảng 1 lít nước ối và sẽ sản xuất 500ml/ngày.
- Cơ thể và bộ não của bé cũng đang phát triển, tạo ra những liên kết giúp các hệ thống trong cơ thể kết hợp làm việc với nhau.
- Bé có thể sử dụng được cả 5 giác quan như người bình thường.
- Cơ quan sinh dục của bé phát triển. Ở các bé trai, hai tinh hoàn di chuyển từ thận qua bẹn đến bìu. Ở các bé gái, có thể nhìn thấy âm vật nhưng môi âm hộ vẫn phát triển để che nó.
- Em bé sẽ đá, đạp, nhào lộn khá nhiều lần trong ngày.
- Tủy xương của bé đã có thể sản xuất các tế bào hồng cầu từ gan.
- Da bé tiếp tục gia tăng lớp mỡ bên dưới. Ngoài ra da bé còn mịn màng và hồng hơn.
- Bé đã có thân nhiệt riêng và cơ chế ổn định thân nhiệt đã hoạt động.
- Bé có thể thè lưỡi, nếm nước ối và mùi vị thức ăn và thức uống mà mẹ nạp vào cơ thể.
- Can-xi, phốt pho, và sắt đang được tích trữ trong cơ thể, xương của bé cũng đang phát triển và cứng dần lên.
- Hệ miễn dịch của bé đã đạt “thành tựu” đáng chú ý, sẵn sàng đối mặt với thế giới đầy nguy cơ gây nhiễm bệnh.
2. Thai tuần 31 mẹ có những thay đổi gì?
2.1 Cơ thể mẹ
- Tử cung của mẹ giãn rộng, đỉnh tử cung bây giờ khoảng 12,7 cm, đẩy dạ dày và cơ hoành lên gần tới phổi. Vì vậy mẹ sẽ hơi có cảm giác khó thở và thở gấp.
- Cân nặng của mẹ tăng nhanh, mẹ bầu tăng khoảng từ 1-1,5 kg.
- Vết rạn da trên bụng và những vị trí khác trên cơ thể mẹ đang tăng lên, nhiều hơn, nhiều hơn và nhiều hơn qua các tuần.
- Lượng máu trong cơ thể mẹ đã tăng 40-50% từ khi bé bắt đầu hình thành đến nay.
- Tất cả các bộ phận của mẹ cũng tăng lên.
- Ngực mẹ cũng sẽ xuất hiện sữa non gọi là “premilk”. Sữa non là sữa ban đầu cung cấp cho bé lượng calo và chất dinh dưỡng trong vài ngày đầu tiên, trước khi mẹ có sữa và nếu mẹ có dự định cho con bú sữa mẹ.
- Mẹ sẽ bị phù nề, giãn tĩnh mạch, đặc biệt ở chân và bụng xuất hiện nhiều hơn.
- Các khớp và dây chằng nối khung xương chậu với xương sống lỏng hơn làm mẹ bị mất cân bằng và cảm thấy đau khi đi lại, đứng hoặc ngồi,…
- Mẹ có thể bị đái dắt vào giai đoạn này.
- Sự ứ dịch và hình dáng mắt thay đổi.
- Mẹ không thể tiêu hóa bình thường, mẹ sẽ bị ợ nóng, khó tiêu.
- Những cơn quặn thắt Braxton Hick sẽ thường xuyên hơn.
- Mẹ có thể nhận thấy các móng tay, móng chân dài nhanh, tóc mọc nhiều nhờ lượng hormone và lượng máu tuần hoàn tăng trong thời gian mang thai .
2.2 Cảm xúc của mẹ
- Tâm trạng của mẹ bầu trong thời điểm này liên tục bị thay đổi.
- Mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi , thất vọng, kiệt sức.
- Đôi khi mẹ còn cảm thấy mất ngủ.
- Mẹ hay không vui và chán với ngoại hình hiện tại của mình.
2.3 Những triệu chứng mẹ có thể gặp
- Tiểu thường xuyên, tiểu rắt.
- Giãn tĩnh mạch, rạn da, sưng phù.
- Suy giảm trí nhớ.
- Mất ngủ, chuột rút,…
- Xuất hiện những cơn gò giả để chuẩn bị cho lần chuyển dạ thật sự.
- Thai nhi chuyển động nhiều.
- Đầy hơi, khó tiêu, táo bón.
- Mệt mỏi.
3. Mẹ cần làm gì vào thời điểm này
3.1 Những điều cần làm
3.1.1 Chế độ dinh dưỡng khi thai nhi 31 tuần
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đúng cách để giúp mẹ khỏe và em bé phát triển được tốt.
- Mẹ hãy chia nhỏ lượng thức ăn hàng ngày thành 5 – 6 bữa nhỏ, nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng từ các nhóm thực phẩm.
- Canxi là chất dinh dưỡng cần thiết trong thời điểm này, giúp cho thai nhi phát triển về răng và xương. Ngoài ra canxi còn giúp mẹ chống loãng xương, mất xương vào thời điểm mang thai và cho con bú sau này. Mẹ nên cung cấp cho cơ thể khoảng 1500mg mỗi ngày. Những thực phẩm chứa nhiều canxi như: sữa, các chế phẩm từ sữa, hải sản, vừng, mè, cà rốt, đậu nành,… Ngoài việc ăn uống những thực phẩm trên, bạn có thể bổ sung thêm canxi bằng cách uống thêm viên thuốc bổ chứa canxi.
- Mẹ nên ăn uống đầy đủ các loại rau củ quả đa dạng bổ sung khoáng chất và vitamin cho bé.
- Mẹ cần phải bổ sung chất sắt hằng ngày để tránh tình trạng thiếu máu cho cả bạn và em bé, từ các loại thực phẩm như thịt đỏ, các loại rau xanh, ngũ cốc, trái cây khô…
- Thường xuyên bổ sung axit béo omega 3 và DHA hỗ trợ cho sức khỏe của não và mắt. Mẹ hãy bổ sung thêm các loại cá như cá ngừ, cá thu, cá hồi và tôm vào khẩu phần ăn trong tuần.
3.1.2 Những điều cần làm khác
- Tập các bài tập Kegel để tăng sức mạnh cho vùng xương chậu. Bài tập với 4 cấp độ lần lượt là nín tiểu, tập kegel với ngón tay, co thắt âm đạo và giữ 5 giây, lặp lại các bài tập trước với mức độ cao hơn.
- Theo dõi cử động của thai nhi trong tuần thai thứ 31 bằng việc đếm những cử động 3 lần/ ngày.
- Giữ vệ sinh vùng kín, tránh dùng thuốc khử mùi âm đạo.
- Mỗi ngày thai phụ nên lau rửa đầu vú, dùng nước ấm xoa bóp bầu vú.
- Ăn vài món tráng miệng nhẹ nhàng trước khi ngủ.
- Thai phụ cần thay đổi tư thế ngủ (nghiêng sang trái) giúp máu và oxy truyền đến thai nhi tốt hơn.
- Mẹ nên chuyển sang mặc áo ngực cho con bú, áo ngực lớn hơn ít nhất một cỡ so với cỡ áo hiện tại của mẹ để được thoải mái nhất.
- Tạo thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc, mặc đồ ngủ thoải mái, uống nước trước khi ngủ.
- Đi khám thai định kỳ giúp bạn theo dõi sự phát triển sức khỏe của thai nhi.
- Ở thời điểm khi thai nhi 31 tuần tuổi này, mẹ bầu cũng nên luôn giữ cho mình tinh thần thoải mái trước khi lâm bồn và nên chuẩn bị tâm lý tốt nhất khi nằm viện chờ sinh.
3.2 Những điều mẹ cần tránh khi thai 31 tuần
- Tránh xa khói thuốc lá.
- Hạn chế mang vác, bưng bê các vật nặng khi thai 31 tuần.
- Không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
- Không quan hệ vào thời điểm này.
- Xoa vuốt bụng.
- Tránh các món ăn tái, sống, chưa được nấu chín hoàn toàn, cũng nên hạn chế đồ ăn quá mặn.
- Tránh ăn những loại đồ ăn vặt như bánh kẹo hay những loại thức ăn chế biến sẵn.
- Không nên uống nước ngọt có ga , nước cam và hấp thụ những thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Thai phụ không nên nạp caffeine và chocolate vào chiều muộn hoặc tối.
- Thai phụ cần chú ý hơn trong việc đi đứng và không nên vội vã.
- Chú ý đến dịch âm đạo, khi nó đột nhiên thay đổi màu sắc và trạng thái như loãng hơn, có màu hồng hoặc lẫn máu,… thì phải đến gặp bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu nên nằm nghiêng bên nào để không ảnh hưởng đến thai nhi
4. Lời khuyên của bác sĩ thai tuần 31
- Để chắc chắn rằng mẹ bị rò rỉ nước tiểu mà không phải là nước ối , hãy ngửi thử mùi của nó. Nếu chất lỏng không có mùi amoniac giống như nước tiểu mà có mùi ngọt của nước ối, hãy báo ngay cho bác sĩ.
- Trong tháng khám thai này, bác sĩ sẽ kiểm tra lại huyết áp và trọng lượng của mẹ và hỏi mẹ về bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng mẹ có thể gặp phải.
- Việc chạy bộ quá nhiều khi thai 31 tuần tuổi cũng không an toàn nếu mẹ có huyết áp cao khi mang thai hoặc có nguy cơ cao sinh non.
- Mẹ không được khuyến khích đi quá xa hay mang theo vật nặng.
- Nếu vùng kín xuất hiện dấu hiệu ngứa, đau, dịch tiết ra có mùi hôi, bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám ngay.
- Các xét nghiệm trước khi sinh trong tam cá nguyệt thứ ba bao gồm các xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra UTI, tiền sản giật, xét nghiệm lượng đường trong máu, các xét nghiệm được thực hiện để đảm bảo sự phát triển của bé là bình thường và để kiểm tra vị trí của thai nhi.
5. Chuẩn bị cho ngày dự sinh
- Bạn hãy đăng ký tham gia các lớp giáo dục mang thai và sinh con nếu chúng ở quanh khu bạn ở.
- Bạn đã trao đổi về vấn đề nghỉ sinh với đồng nghiệp và sếp của bạn. Các thủ tục, giấy tờ (nếu có) cần được hoàn thành.
- Lập danh sách những món lặt vặt cần mua và giao cho ai đó mua giùm.
- Bạn có nghĩ về bất kỳ cái tên nào cho con mình chưa? Nếu chưa thì bạn nên suy nghĩ từ tuần 31 này.
- Tích cực tập những bài tập thể dục như đi bộ, tập yoga, bơi lội,…
- Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho trẻ sơ sinh để chào đón bé yêu ra đời.
- Lên danh sách đồ mẹ cần mang theo khi đi đẻ.
- Luôn giữ tinh thần thư giãn, thoải mái, hạn chế những áp lực, căng thẳng hoặc lao động quá sức.
- Các tài liệu hướng dẫn sinh con cũng khuyên các bà mẹ mang thai thực hành tập trung vào một vật hoặc một bức ảnh để tập trung trong thời gian chuyển dạ.
6. Những câu hỏi thường gặp vào tuần thai 31
6.1 Vào tuần thai 31 mẹ hay bị chuột rút có nguy hiểm không?
Chuột rút là một dấu hiệu xuất hiện khi mang thai. Vào tuần thai 31 , chuột rút thường không gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của thai nhi và thai phụ. Tuy nhiên khi bị chuột rút nó sẽ gây cho mẹ đau đớn, khó chịu, mất ngủ làm cho mẹ sức khỏe giảm sút. Khi mẹ bị chuột rút vào giai đoạn cuối của thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và thai phụ. Vì khi bị chuột rút đột ngột có thể khiến thai phụ bị ngã, dẫn đến trường hợp sảy thai, động thai.
Cách khắc phục chuột rút
- Mẹ nên duỗi thẳng chân, nhẹ nhàng uốn con từng ngón chân về phía cẳng chân.
- Nếu bị chuột rút ở bụng thì nên nằm thư giãn, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút .
- Dùng một viên đá lạnh đặt lên vùng bị chuột rút, khi giảm đau mẹ nên đi lại để lưu thông mạch máu, cho cơn đau hết hẳn.
Phòng chống tình trạng chuột rút
- Mẹ nên thay đổi những tư thế khác nhau để các cơ được thư giãn.
- Tránh tình trạng ngồi vắt chéo chân, nên co duỗi bắp chân thường xuyên.
- Nên vận động nhẹ nhàng để các cơ được thư giãn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung canxi đúng cách, tránh tình trạng cơ thể bị thiếu canxi.
- Không nên làm những công việc nặng nhọc trong những tháng cuối thai kỳ.
- Tắm bằng nước ấm, có thể ngâm chân bằng nước ấm pha muối, gừng trước khi đi ngủ.
- Khi ngủ, mẹ nên gác chân lên gối cao, nằm nghiêng sang bên trái để không tạo áp lực lên tim, giúp tim hoạt động đủ công suất, bơm máu đi khắp cơ thể, đặc biệt là xuống chân.
6.2 Phụ nữ mang thai 31 tuần bị phù chân có nguy hiểm không?
- Hiện tượng phù chân vào thời điểm này không nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi lẫn thai phụ. Nhưng nếu mẹ bị phù chân kèm theo những triệu chứng sưng to, da căng bóng, nhấn vào thấy lõm, thể trọng tăng quá mức, huyết áp thay đổi, đây là hiện tượng không bình thường. Lúc này thai phụ cần thận trọng và cảnh giác hơn.
- Nếu tình trạng chân bị sưng phù kéo dài kèm theo chứng nhức đầu, đau bụng, có vấn đề về thị giác. Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật, cảnh báo nguy cơ của hội chứng cao huyết áp vô cùng nguy hiểm cho cả thai nhi lẫn thai phụ.
Những cách giúp hạn chế tình trạng thai 31 tuần bị phù
- Thai phụ cần bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể thông qua các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu. Mẹ cũng nên cung cấp đầy đủ sắt trong thai kỳ để đảm bảo đủ lượng hồng cầu nuôi cơ thể mẹ và bé. Không nên ăn quá mặn khiến cơ thể người mẹ tích nước gây hiện tượng sưng phù.
- Thai phụ nên nằm nghiêng sang trái khi ngủ và nên kê cao chân lên gối khi ngủ.
- Không nên nhịn tiểu và nên uống đủ 2-2,5 lít nước/ngày.
- Mẹ nên vận động, đi lại nhẹ nhàng, co duỗi hai chân thường xuyên để khí huyết lưu thông.
6.3 Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa?
Thời gian thai nhi quay đầu ở mỗi mẹ bầu là khác nhau và thường đến tuần thai thứ 35, 36 mới xác định được con đã quay đầu hay chưa. Chính vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu thai nhi 31 tuần tuổi chưa quay đầu. Hãy chờ thêm khoảng 4 – 5 tuần nữa, nếu thai nhi vẫn chưa chịu quay đầu thì mẹ có thể gặp bác sĩ để được tư vấn.
Mẹ bầu nên làm gì để thai 31 tuần có ngôi thai thuận?
- Nằm nghiêng không chỉ giúp mẹ giảm áp lực, giúp oxy và máu dễ dàng lưu thông cung cấp cho thai nhi mà còn giúp cho bé có thể xoay chuyển dễ dàng hơn.
- Luôn chú ý kê mông cao bằng một chiếc đệm hay gối nhỏ khi ngồi.
- Đi lại để vận động cơ thể cũng như hỗ trợ bé quay đầu một cách dễ dàng, không nên ngồi quá nhiều.
- Nên tập bài thể dục với đầu gối và ngực dành cho mẹ bầu mang thai 30-37 tuần.
- Bơi lội vào những tháng cuối thai kỳ không chỉ giúp thính giác thai phát triển tốt mà còn giúp bé di chuyển đến vị trí có âm thanh. Từ đó, thai nhi sẽ quay đầu một cách thuận lợi hơn.
7. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai 31 tuần
- Mỗi ngày hãy cố gắng dành ra vài phút yên tĩnh để thư giãn, hãy ngồi xuống, hít thở, thư giãn, và ngồi yên như thế.
- Thay đổi tư thế nhạ nhàng hoặc tắm nước nóng đểu giúp giảm các cơn đau, khó chịu.
- Nguồn hỗ trợ tinh thần từ gia đình, đặc biệt là người chồng.
- Hãy tiết kiệm một số tiền mỗi tuần để giúp cân bằng ngân sách gia đình sau khi bạn sinh em bé.
- Nên nắm rõ chu trình hoạt động và nghỉ ngơi của em bé trong bụng bạn.
- Hãy dành thời gian thư giãn với những chuyển động của em bé.
- Khi thấy khoảng cách những cơn gò tử cung càng ngắn, kèm theo đó là hiện tượng căng cứng bụng, thời gian gò lâu hơn gây đau bụng hoặc ra chất nhầy lẫn ít máu ở âm đạo, đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ trước khi sinh.
- Mẹ nên tránh tình trạng nghẹt ống dẫn sữa dẫn đến viêm tuyến sữa.
- Mẹ bầu có thể bước vào một cuộc chuyển dạ thật sự và sinh non dù thai chưa đến ngày từ những cơn co thắt chuyển dạ thật xuất hiện.
- Mẹ cũng nên chú ý một số dấu hiệu sinh non khác như việc ra dịch âm đạo nhiều hơn, bao gồm chất nhầy và máu, đau bụng hoặc co thắt giống như chu kỳ kinh nguyệt, tăng áp lực ở vùng chậu, hay đau lưng vùng thấp,…
- Bà bầu nhớ tiếp tục duy trì thói quen uống đủ và nhiều nước mỗi ngày, cùng với các loại nước ép hoa quả bổ dưỡng như nước cam tươi nguyên chất, nước dừa, các loại sinh tố…
- Hiểu biết nhiều về quá trình chuyển dạ sẽ giúp bạn giải tỏa những nỗi lo lắng và bất an trong ngày sinh.
- Hãy tiếp tục thực hành các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vận động nhẹ để dễ sinh.
- Ba mẹ tương lai lên kế hoạch cho những tháng ngày sau khi sinh em bé.
- Chồng nên quan tâm tới vợ nhiều hơn, và chú trọng vào việc kế hoạch chọn bệnh viện, hộ lý khi sinh em bé.
>>>>>Xem thêm: Những mối nguy khi mẹ bầu thừa sắt trong thai kỳ
Thai 31 tuần là thời điểm mà trẻ phát triển vượt trội, đặc biệt là về trí não. Tuy nhiên thời điểm này so với những tuần trước đó trong 40 tuần thai , mẹ cũng sẽ gặp những tình trạng khó chịu, mệt mỏi,… nên cần mẹ bầu nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý để giữ gìn sức khỏe lại không gây ảnh hưởng cho bé. Vượt qua giai đoạn này thuận lợi, chuẩn bị cho việc em bé chào đời không còn xa, diễn ra thật tốt đẹp các mẹ nhé.
Chi Lê tổng hợp