Thai 14 tuần đã phát triển như thế nào trong bụng mẹ?

Rate this post

Thai 14 tuần là thời điểm mẹ bầu đã bước sang tam cá nguyệt thứ 2. Đây cũng là lúc tim bé đã đập đủ mạnh để mẹ có thể cảm nhận được. Ngoài ra, những bộ phận cơ thể như phổi, mắt, miệng và các cơ mặt của bé cũng liên tục phát triển cho đến khi hoàn thiện. Bên cạnh đó, cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi đáng lưu ý trong tuần này.

Bạn đang đọc: Thai 14 tuần đã phát triển như thế nào trong bụng mẹ?

Thai 14 tuần đã phát triển như thế nào trong bụng mẹ?

1. Thai nhi 14 tuần tuổi phát triển thế nào?

Ở tuần thai thứ 14, em bé của bạn đã bắt đầu thực hiện những chuyển động mắt qua hai bên. Mí mắt của bé vẫn còn khép kín, nhưng các cơ kiểm soát mắt thì đã cử động. Lúc này chỉ có khoảng tương đương một tách nước ối bao xung quanh, nhưng cũng đủ để bảo vệ và hỗ trợ cho em bé. Bắt đầu đã có phản xạ cho việc nuốt, em bé 14 tuần trong bụng mẹ đã có thể nuốt vài ngụm nước ối. Dung dịch này sẽ đi vào thai, và được thải ra khi tiểu tiện.

Trong tuần này em bé đã dài từ 8 – 9 cm từ đầu tới mông, nặng khoảng 43g, phần cổ đã dần định hình, phần đầu không còn dính liền với hai bả vai nữa. Bên cạnh đó, lông tơ mọc trên mặt bé, thậm chí bao phủ quanh cơ thể để bảo vệ thai nhi, chúng sẽ rụng trước khi bé được chào đời.

  tuần thứ 14, tim của bé bắt đầu đập số nhịp bằng một phần hai nhịp tim của mẹ, đủ mạnh để có thể phát hiện qua việc siêu âm. Phổi của thai hoạt động trong dung dịch nước ối của mẹ. Bác sĩ có thể nghe thấy nhịp tim của thai nhi từ 14 tuần trở đi. Đồng thời, thai nhi có thể cử động các cơ mặt như cau có, giận giữ, lo lắng…trong tuần này. Bên cạnh đó, bộ phận sinh dục của bé cũng dần dần hoàn thiện hơn.

Thai 14 tuần đã phát triển như thế nào trong bụng mẹ?

2. Cuộc sống mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần thai thứ 14?

2.1. Thai 14 tuần là thời điểm mẹ bầu đã bước sang tam cá nguyệt thứ 2

Chào mừng đến tam cá nguyệt thứ 2, giai đoạn yêu thích của hầu hết phụ nữ bởi những điều tốt đẹp, thoải mái, dễ chịu của thai kỳ đều nằm ở giai đoạn này. Nhiều phụ nữ cảm thấy nhẹ nhõm khi vượt qua được tuần 12 vì lúc này một số yếu tố nguy cơ gây nguy hiểm cho thai nhi đã giảm đi nhiều so với 3 tháng đầu. Bạn dường như sẽ cảm thấy hăng hái hơn một chút và năng lượng của bạn đang trở lại.

Đây là thời điểm tốt để mẹ trở nên năng động hơn và làm những việc mình có thể, nếu mẹ thấy mình chưa làm được gì nhiều từ lúc bắt đầu mang thai đến giờ. Những việc làm ấy chẳng hạn như chuẩn bị quần áo mới phù hợp hơn cho mình, và cho cả bé yêu nữa. 

Thai 14 tuần đã phát triển như thế nào trong bụng mẹ?

2.2. Đau dây chằng tử cung là hiện tượng thường gặp ở tuần này

Đối với nhiều phụ nữ, một tác dụng phụ có thể có của sự phát triển tử cung trong sản phụ khoa gọi là đau dây chằng tử cung. Về cơ bản, đây là cảm giác đau tăng dần trong thai kì, cảm thấy như đau nhức hoặc nhói trên một hoặc cả hai bên của bụng mà bắt đầu xuất hiện khoảng tuần thứ 14 (nhưng có thể tấn công bất cứ lúc nào trong tam cá nguyệt thứ hai). Đây là lý do tại sao, tử cung được hỗ trợ bởi các bó dây chằng chạy từ háng lên phía bên của bụng.

Khi tử cung của bạn phát triển ngày một lớn hơn, các dây chằng hỗ trợ kéo dài và mỏng ra để thích ứng với trọng lượng ngày càng tăng. Trọng lượng này kéo trên các dây chằng và gây ra một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới. Nó thường gây chú ý nhiều hơn khi bạn thay đổi vị trí đột ngột hoặc đứng dậy từ tư thế ngồi, nằm hoặc khi ho. Cách tốt nhất để làm giảm nhẹ vấn đề này là hãy đặt chân lên cao và nghỉ ngơi trong một tư thế thoải mái sẽ giúp giảm bớt sự căng thẳng và đau đớn.

Tìm hiểu thêm: 6 bí quyết giúp mẹ bầu luôn đẹp và quyến rũ trong suốt 40 tuần

Thai 14 tuần đã phát triển như thế nào trong bụng mẹ?

2.3. Những vấn đề về sức khỏe của mẹ trong tuần thai thứ 14

Dù cho không phải đối mặt với đủ thứ triệu chứng mang thai thì bạn cũng có nguy cơ bị cảm lạnh, cúm và các sự cố khác nhiều hơn khi mang thai. Đó là do miễn dịch của bạn bị giảm trong thai kỳ để giữ thai nhi của bạn khỏi bị đào thải khi bé xuất hiện. Tự bảo vệ sức khỏe là cách tốt nhất để đẩy ngăn chặn sự tấn công của các loại vi trùng. Các mẹ nên rửa tay thường xuyên (và sử dụng chất lỏng khử trùng cho những lần không có bồn rửa tay), không dùng chung đồ uống, thức ăn, bàn chải đánh răng và tránh những người bệnh…

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã bị một bệnh gì đó, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị đúng với thể trạng của mình. Và nếu được kê đơn thuốc để nhanh chóng hết bệnh, tránh ảnh hưởng đến em bé vì tình trạng bệnh của mẹ kéo dài khi không điều trị, bạn hãy uống thuốc như bác sỹ đã kê đơn. Vì trong nhiều trường hợp cần thiết, bà bầu vẫn phải uống thuốc và bác sỹ khi đã kê đơn cho bạn, đã có sự lựa chọn phù hợp nhất cho tình trạng mang thai của bạn. 

Thai 14 tuần đã phát triển như thế nào trong bụng mẹ?

3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi mang thai ở tuần 14

Mẹ nên có nhiều tương tác với thai nhi bằng các nói chuyện, đọc sách hay kể chuyện cho bé nghe. Điều này sẽ giúp con bạn khi sinh ra có khả năng ngôn ngữ phát triển hơn những đứa trẻ cùng trang lứa. Nếu trước đó mẹ đang vật lộn với cơn ốm nghén thì đến thời điểm này, hiện tượng đó sẽ chấm dứt và mẹ có thể nhanh cảm thấy đói hơn. Mặc dù mẹ cần ăn những thức ăn tốt cho mẹ và thai nhi, nhưng mẹ không cần phải ăn cho cả hai, mà nên ăn đủ chất và đa dạng các loại thực phẩm.

Bên cạnh đó, tuần thai thứ 14 cũng là thời điểm thích hợp để tập luyện sàn chậu nếu mẹ chưa tập trước đó. Luyện tập những cơ này sẽ giúp mẹ tránh tiểu tiện mất kiểm soát khi mẹ cười, hắt hơi hoặc ho. Mang thai và sinh đẻ sẽ đặt một áp lực lớn lên sàn chậu, bây giờ mẹ càng luyện cho những cơ này trở lên chắc khỏe thì càng tốt. Ngoài ra, việc tiêm chủng vắc xin và khám thai theo lịch cũng là những việc mà bà bầu nên làm, nên tuân thủ chặt chẽ trong tuần mang thai thứ 14 này.

Thai 14 tuần đã phát triển như thế nào trong bụng mẹ?

>>>>>Xem thêm: Những cách giúp mẹ bầu đối phó với hen suyễn trong thai kỳ

Khi thai 14 tuần, bà bầu đã bắt đầu quen với những thay đổi trong cơ thể của mình. Đừng băn khoăn hay lo lắng nhiều, hãy tận hưởng những tuần thai thật thoải mái ở tam cá nguyệt thứ 2 này mẹ nhé. Vì, tâm trạng mẹ thoải mái và không căng thẳng cũng được xem là một liều thuốc bổ cho thai kỳ, giúp cả con lẫn mẹ đều khỏe hơn. 

Nguyễn Vũ Thường tổng hơp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *