Tăng động giảm chú ý ở trẻ và hướng can thiệp hiệu quả

Rate this post

Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) là rối loạn được đặc trưng bởi những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Rối loạn khiến trẻ gặp khó khăn trong các mối quan hệ với mọi người và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập.

Bạn đang đọc: Tăng động giảm chú ý ở trẻ và hướng can thiệp hiệu quả

Các số liệu thống kê cho thấy, khoảng 5% số trẻ trên toàn cầu có các biểu hiện của rối loạn. Độ tuổi xuất hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ thường nằm trong khoảng từ 8 đến 11. Trẻ trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần so với các bé gái, rối loạn có xu hướng giảm khi các bé trưởng thành.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý ở trẻ và hướng can thiệp hiệu quả

  • Trẻ vận động quá mức : Trẻ thường chạy nhảy, múa tay múa chân liên tục, làm việc này chuyển sang làm việc khác. Khi bị ép ngồi xuống ghế bé thường vặn vẹo, ngọ nguậy liên tục trên ghế.
  • Giảm chú ý: Bé dễ bị phân tâm bởi những kích thích từ môi trường xung quanh hầu như trong mọi hoạt động như học tập, sinh hoạt, vui chơi,…
  • Mơ màng : Trong một vài trường hợp trẻ có rối loạn không quá huyên náo hay ồn ào nhưng yên tĩnh hơn, bé thường trong trạng thái mơ màng, nhìn lơ đãng ra ngoài trời và không để ý đến những điều đang diễn ra xung quanh.
  • Tình cảm xáo trộn: Trẻ thường khó điều tiết được cảm xúc dẫn đến bùng phát các cơn giận dữ một cách không phù hợp. Trong nhiều trương hợp, trẻ không có khả năng nhận biết nhu cầu và mong muốn của người khác dẫn đến khó khăn khi chờ đợi hoặc chen vào việc của người khác.
  • Xao lãng nhiệm vụ : Trẻ thường thích thú với nhiều thứ và hay bỏ dở giữa chừng để tập trung sự chú ý sang một thứ khác.

2. Các kiểu rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Tăng động giảm chú ý ở trẻ và hướng can thiệp hiệu quả

  • Kiểu bốc đồng/ tăng động : Trẻ vừa có hành vi bốc đồng và tăng động, nhưng trong hầu hết các khoảng thời gian trẻ có thể tập trung chú ý được.
  • Kiểu giảm chú ý : Còn được gọi là thâm hụt chú ý (ADD). Những trẻ này không hoạt động quá mức hay quậy phá trong lơp nên triệu chứng ít được chú ý hơn.
  • Kiểu kết hợp: Đây là dạng xuất hiện thông thường nhất. Trẻ vừa có biểu hiện của các hành vi bốc đồng vừa không tập trung chú ý.

Một số các rối loạn hành vi khác như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu có thể nhiều hay ít đi kèm với rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ.

3. Nguyên nhân khiến trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Tìm hiểu thêm: Noel 2019 chơi ở đâu – gợi ý tiêu biểu nhất cho các gia đình có trẻ nhỏ

Tăng động giảm chú ý ở trẻ và hướng can thiệp hiệu quả

Hình mô phỏng cấu trúc bên trong não của trẻ tăng động – Ảnh Internet

Nhiều chuyên gia cho rằng tổ hợp các yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân dẫn tới rối loạn: 

  • Di truyền : Nghiên cứu cho thấy, cứ trong 3 người đàn ông mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thì có 1 người di truyền lại cho con sau này. Gia đình trẻ mắc rối loạn thường có ít nhất một thành viên khác cũng mắc chứng này. Có giả thuyết cho rằng, phần mô não có liên quan đến hoạt động của trẻ tăng động mỏng hơn trẻ thường nên khi lớn lên, các mô não này cũng dày hơn khiến các triệu chứng giảm bớt.
  • Thời kỳ mang thai : Người mẹ tiếp xúc độc chất làm giảm Dopamin trong quá trình mang thai như ma túy, rượu, thuốc lá, dioxin, hydrocarbure benzen,… khiến nguy cơ trẻ mắc ADHD cao hơn.
  • Tai biến lúc sinh:  Trẻ sinh ra bị thừa cân, thiếu, tháng, thiếu oxi,…
  • Môi trường: Trẻ mẫu giáo tiếp xúc với môi trường có hàm lượng chì cao, trẻ bị chấn thương não sẽ có nguy cơ mắc rối loạn cao hơn.

3. Hướng can thiệp rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Phần lớn trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý đều cải thiện khi được can thiệp với nhiều phương pháp khác nhau.

Tăng động giảm chú ý ở trẻ và hướng can thiệp hiệu quả

  • Can thiệp bằng thuốc

Thuốc kích thích giúp trẻ kiểm soát các cơn bốc đồng và hành vi hiếu động. 65% đến 80% trẻ tăng động sử dụng thuốc có hiệu quả cải thiện tốt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, phụ huynh cần hỏi ý kiến của bác sĩ bởi thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ khó kiểm soát.

  • Can thiệp tâm lý

Các hình thức can thiệp tâm lý có thể giúp trẻ giảm bớt sự thất vọng và củng cố lòng tự trọng. Áp dụng can thiệp hành vi thông qua thiết lập cho trẻ những hình mẫu bắt chước theo, khuyến khích gia tăng những thói quen tốt và xây dựng kỳ vọng rõ ràng ở trẻ. Đào tạo kỹ năng giao tiếp xã hội giúp trẻ hòa đồng và có thể chia sẻ vấn đề của mình.

Điều trị dài hạn kết hợp giữa thuốc và liệu pháp nhận thức – hành vi trong can thiệp tâm lý được xem là biện pháp hữu hiệu nhất cho rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Tăng động giảm chú ý ở trẻ và hướng can thiệp hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Cho con ngậm ti giả – miếng cắn nướu: Lợi & hại ra sao mẹ có biết ?

  • Giáo dục đặc biệt

Nếu trẻ đi học trong môi trường giáo dục đặc biệt, chúng sẽ được thực hành các phuong pháp học tập phù hợp với phong cách của mình. Nhờ đó, tình trạng rối loạn của bé cũng được cải thiện.

  • Lập thời gian biểu

Lập một thời gian biểu hàng ngày, nhắc nhở trẻ về những gì phải làm trong suốt cả ngày sẽ giúp trẻ tự quản lý tốt hơn các các hoạt động trong ngày.

4. Phòng ngừa rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Để giảm nguy cơ mắc ADHD cho con cha mẹ cần lưu ý:

  • Giữ gìn trong thời kỳ mang thai: Người mẹ nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe thai nhi trong thời kỳ mang thai. Tránh tối đa việc tiếp xúc với môi trường độc hai cũng như các chất kích thich như: rượu, thuốc lá, ma túy, chất độc,…
  • Bảo vệ trẻ: Tránh cho trẻ tiếp xúc với những môi trường độc hai, môi trường có nồng độ chì cao,… Bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn ảnh hưởng đến cơ thể, đặc biệt là vùng đầu.

5. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ có rối loạn tăng động

[caption-5]

Theo các nghiên cứu thì một chế độ ăn uống có lợi cho trí não giúp cải thiện tốt hơn tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ bao gồm:

  • Thực phẩm chứa protein: Có nhiều trong thịt, các loại hạt, đậu, trứng,…
  • Thực phẩm có chứa carbohydrate phức hợp có nhiều trong các lọa trái cây như: Táo ,lê cam, bưởi, kiwi, …
  • Thực phẩm chứa axit béo Omege-3: Có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, dầu ô liu,…
  • Thực phẩm có chứa sắt, kẽm và Magie: Các chất này có ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dãn truyền thần kinh tác động lên hành vi của trẻ. Các thực phẩm có chứa sắt, kẽm và magie bao gồm: Sữa, thịt, tôm, cua, đậu, chuối, bơ,…

Trẻ tăng động cần tránh ăn thực phẩm có chứa chất tạo màu nhân tạo, chất phụ gia, đường và cafeine như: Kem, sô cô la, cà phê, pho mát, nước có gas, bắp, thức ăn nhanh,…Vì mỗi trẻ có những hoàn cảnh khác nhau, nên phụ huynh nhớ tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn, trước khi đưa ra bất kỳ thay đổi lớn nào trong khẩu phần ăn của con nhé!

Không có kế hoạch can thiệp rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ  nào phù hợp với tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, dù có thế nào, niềm mong mỏi lớn nhất cha mẹ là nhìn thấy con mình cải thiện từng ngày, đó cũng là ước muốn của Blogtretho.edu.vn. Và hy vọng kiến thức trong bài viết này phần nào giúp các bậc phụ huynh đang hoang mang, tìm được hướng can thiệp thích hợp cho con mình.

Nguyễn Oanh tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *