Tâm lý trẻ khi có em thay đổi nhanh như chong chóng và luôn khiến các mẹ phải đau đầu. Các mẹ cần có sự chuẩn bị như thế nào để giúp trẻ cảm thấy đỡ hụt hẫng, và chính mẹ cũng dễ dàng hơn , trong việc cùng một lúc chăm sóc các con yêu của mình đây? Mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn khám phá vấn đề khá mệt mỏi nhưng cũng rất thú vị này trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Tâm lý trẻ khi có em và sự chuẩn bị phù hợp của cha mẹ
1. Những thay đổi trong tâm lý trẻ khi có em
Khi thấy trong gia đình xuất hiện thêm một thành viên mới, nhận thấy mình không còn là “cái rốn của vũ trụ”, trẻ bắt đầu cảm thấy khó chịu với em bé mới chào đời. Nhiều trẻ rất khó khăn trong việc chấp nhận sự hiện diện của người em trong gia đình. Khi này, nội tâm trẻ xuất hiện các khủng hoảng, những hành vi “em bé” của trẻ diễn ra giống với những hành vi thực sự của em trẻ. Thông điệp của trẻ là muốn tập trung sự chú ý của mẹ với trẻ như khi chưa có em bé.
Tùy vào tính cách, một số biểu hiện trong quá trình diễn biến tâm lý trẻ khi có em như sau:
- Trở nên ít nói, trầm lặng.
- Buồn bã, dễ khóc, dễ tủi thân.
- Hiếu động, nghịch ngợm quá mức.
- Nóng nảy, dễ cáu gắt, sẵn sàng đánh người khác hoặc đập phá đồ chơi.
- Cãi lại ba mẹ (nhất là mẹ) từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ.
- Phản ứng rất giận dữ khi có ai đấy nhắc đến em bé.
- Kể xấu về em với người khác khi được người khác hỏi thăm.
- Giành đồ chơi, giành đồ ăn của em.
- Cố tình đập phá, làm hỏng những đồ vật bạn dành riêng cho bé sơ sinh.
- Trẻ có thể tỏ bức xúc và bảo con ghét mẹ, con ghét em, con không cần em.
2. Cần chuẩn bị cho tâm lý trẻ khi có em như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi chuẩn nhất mẹ hãy tham khảo ngay
Cả trước, lẫn trong quá trình mang thai, các mẹ nên thông báo và giúp con hình dung về em bé trong bụng mẹ, về thành viên mới sắp ra đời. Mẹ thường xuyên cho trẻ nói chuyện với em bé trong bụng, có thể cho trẻ chơi búp bê để trẻ có thể phần nào hình dung về em bé.
Để hạn chế những khủng hoảng trong tâm lý trẻ khi có em, các mẹ không nên quá lơ là, không quan tâm đủ và đúng mức tới trẻ. Các ông bố có thể san sẻ với các mẹ trong việc trông con để mẹ có đủ sức khỏe và dành thời gian cho trẻ khi có em. Ngoài ra, các mẹ nên giao cho bé những nhiệm vụ liên quan đến chăm sóc em bé. Trẻ sẽ cảm thấy mình không bị cho ra rìa, vẫn được gần gũi với mẹ. Ví dụ, khi đi chơi, mẹ hỏi trẻ con muốn mặc áo màu gì, con thích cho em mặc áo màu gì,… Như vậy trẻ vừa được quan tâm và trẻ cũng có thể quan tâm em của mình.
Để tăng tinh thần trách nhiệm cho các “ông anh, bà chị” khi nhà có thêm em bé nhỏ, các mẹ có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện về vai trò mới của trẻ. Kể chuyện về em bé và anh trai hoặc chị gái có thể giúp bé thích nghi với hoàn cảnh mới của mình. Những câu chuyện giúp trẻ vui vẻ và tự hào về sự hiện diện của trẻ sẽ đóng vai trò tích cực, làm gương để dạy con học cách yêu thương . Thêm vào đó, trẻ sẽ càng được yêu thương nếu trở thành một người anh, người chị tốt.
>>>>>Xem thêm: Hiệu quả của sữa non Colos Mom dành cho trẻ suy dinh dưỡng
Trong quá trình phát triển tâm lý trẻ khi có em, ba mẹ hãy lắng nghe để có thể hiểu cảm giác, mong muốn từ sâu bên trong của trẻ, khi gia đình xuất hiện thêm thành viên mới bé nhỏ. Mọi việc hoàn toàn bình thường khi trẻ có cảm xúc xáo trộn về sự thay đổi mới trong gia đình. Trẻ phải chia sẻ mẹ với một người khác và mẹ quan tâm đến em bé nhiều hơn. Lúc này, bạn nên dịu dàng và mềm mỏng trò chuyện, hỏi han trẻ về cảm giác của trẻ để trẻ cảm thấy ấm áp, an toàn dù có thành viên mới xuất hiện.
Những biến chuyển trong cảm xúc, suy nghĩ sẽ làm cho tâm lý trẻ khi có em có những xáo động nhất định. Vai trò quan trọng của các mẹ là phải dành thời gian quan tâm, trò chuyện với trẻ và đôi khi dành nhiều không gian riêng với trẻ, để trẻ cảm thấy mình an toàn, hạnh phúc trong chính ngôi nhà của mình, ngay cả khi có thêm người. Điều này cần sự hỗ trợ tích cực từ các ông bố, trong việc san sẻ việc nhà với vợ, cũng như sự chia sẻ của mọi người thân nữa, để người mẹ có thể tranh thủ thời gian và sức khỏe cho các con.
Minh Tâm tổng hợp