Tâm lý trẻ bị bạo hành về thể chất và tinh thần là một góc khuất mà người lớn không phải lúc nào cũng hiểu được. Tuy không phải hữu hình như một vết thương trên cơ thể, nhưng trẻ trải qua, hay chứng kiến sự bạo hành sẽ chịu tác động về tâm lý rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến cuộc đời của các con sau này.
Bạn đang đọc: Tâm lý trẻ bị bạo hành – vấn đề nghiêm trọng mà bố mẹ không nên thờ ơ
Contents
1. Như thế nào được gọi là bạo hành đối với trẻ em
Chúng ta thường cho rằng những hành động bạo lực, ngược đãi làm trẻ bị đau hay bị thương mới được gọi là bạo hành. Tuy nhiên, cả những lời nói, thái độ, hay việc chứng kiến bạo lực…gây tổn thương tâm lý trẻ cũng được xem là bạo hành.
Vậy cụ thể như thế nào được xem là bạo hành đối với trẻ?
Theo luật Hành động vì trẻ em 1989 tại Anh (The Children Act 1989), thì bạo hành đối với trẻ em là hành động gây tổn hại trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Và những tổn hại được xem là trực tiếp như được liệt kê dưới đây:
- Phạt một đứa trẻ quá nhiều
- Đánh hoặc rung lắc trẻ
- Liên tục chỉ trích, đe dọa hoặc từ chối trẻ
- Quấy rối hoặc tấn công tình dục đối với trẻ
- Không chăm sóc trẻ – không cho trẻ ăn đủ, phớt lờ, không chơi hay nói chuyện với trẻ hoặc không đảm bảo giữ an toàn cho chúng.
Những hành động trên có thể làm trẻ đau về thể lý, nhưng nặng nề hơn là nỗi đau về tinh thần mà các con sẽ bị ám ảnh suốt cuộc đời. Tâm lý bất ổn sẽ khiến con gặp nhiều khó khăn khi trưởng thành.
2. Tâm lý trẻ bị bạo hành và những ảnh hưởng
Khi trẻ trải qua hay chứng kiến bạo lực nhất là bạo lực trong gia đình (có thể là hành động, thái độ hoặc lời nói), con sẽ có tâm lý luôn lo lắng sợ hãi nhưng lại không thể kể cho ai về hoàn cảnh của mình. Chúng ta có thể thấy lạ nhưng đó là hành động thường thấy của trẻ – im lặng dù mình có bị đau. Nguyên nhân của sự im lặng được các chuyên gia phân tích như sau:
- Trẻ bị người lớn đe dọa không được nói cho người khác biết
- Trẻ nghĩ rằng trẻ là người có lỗi
- Trẻ sợ không ai tin mình
- Trẻ sợ nếu người khác biết thì mình sẽ bị phạt
- Người bạo hành trẻ là người mà trẻ yêu thương
- Trẻ không muốn người bạo hành mình bị phạt hoặc bị đi tù
- Trẻ không muốn gia đình tan vỡ
Tìm hiểu thêm: Top 10 xe hơi điện trẻ em tphcm mới nhất năm 2020
Do còn quá non nớt và phải chịu đựng quá nhiều suy nghĩ và cảm xúc, tâm lý trẻ sẽ không ổn định, dễ dàng cáu gắt, trầm cảm. Trẻ sẽ thường xuyên đổ lỗi cho bản thân và có xu hướng hành động tiêu cực đối với người khác. Đây là hậu quả nghiêm trọng và nguy hiểm hơn rất nhiều so với tổn thương nhìn thấy được. Việc giúp trẻ phục hồi cũng sẽ cần nhiều công sức, nhiều người và thời gian.
3. Giúp đỡ trẻ bị bạo hành như thế nào
Một đứa trẻ bị bạo hành sẽ khá nhạy cảm và khó xây dựng mối quan hệ với người khác. Vì vậy để giúp đỡ con, bạn phải rất kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Trước tiên, bạn hãy đưa trẻ đến một môi trường an toàn càng sớm càng tốt, sau đó hãy đưa con đến gặp bác sỹ để được điều trị cả về thể lý lẫn tâm lý. Bạn và những người khác trong gia đình cũng cần gặp các chuyên gia tâm lý, để được hướng dẫn cách đối xử phù hợp với trẻ.
Vấn đề quan trọng nhất là bạn cần giúp trẻ không còn phải trải qua hay chứng kiến bạo lực thêm nữa.
>>>>>Xem thêm: Khu vui chơi trẻ em và nỗi lo của phụ huynh trong mùa dịch bệnh
Tâm lý trẻ bị bạo hành có được bình ổn trở lại hay không phụ thuộc rất nhiều vào hành động của bạn và những người xung quanh trẻ. Sự thờ ơ của người lớn có thể dẫn trẻ bị bạo hành đi vào vết xe đổ bạo lực , gây ra các tệ nạn xấu cho gia đình và xã hội. Nhưng sự nỗ lực và dám hành động của chúng ta sẽ giúp các con vẫn được là những đứa trẻ, các con sẽ thấy mình vẫn được quan tâm, yêu thương và cần đến. Đó là nền tảng cho sự phát triển lành mạnh trong tương lai của các con, của gia đình và toàn xã hội.
Theo CDC & Psychology Today
Lily Nguyễn lược dịch và tổng hợp