Ốm nghén từ tháng thứ 4, các triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu hầu hết đã giảm. Tuy nhiên nếu mẹ bầu nào vẫn còn tình trạng ốm nghén kéo dài sẽ dẫn đến việc chán ăn, ăn không ngon. Điều này gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân khiến mẹ bầu chán ăn qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Bạn đang đọc: Tại sao ốm nghén từ tháng thứ 4 mẹ bầu chán ăn?
Contents
1. Vì sao mẹ bầu chán ăn khi ốm nghén từ tháng thứ 4
Mẹ bầu chán ăn khi ốm nghén từ tháng thứ 4 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp.
1.1. Buồn nôn và nôn ói
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu , mẹ bầu thường xuyên bị ốm nghén với các biểu hiện như buồn nôn, nôn ói dẫn đến việc mẹ bầu chán ăn, nhạy cảm với một số loại thực phẩm. Những biểu hiện này hầu hết sẽ giảm, sau khi mẹ bầu trải qua chu kỳ mang thai 3 tháng đầu tiên.
Tuy nhiên, qua tháng thứ 4, một số mẹ bầu vẫn có thể gặp triệu chứng chán ăn. Buồn nôn và nôn ói là một trong những nguyên nhân chính khiến mẹ bầu chán ăn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Thông thường, mẹ bầu buồn nôn và nôn ói gây ảnh hưởng đáng kể đến việc ăn uống đồng thời có cảm giác ăn không ngon miệng. Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, mẹ bầu nên:
- Tránh những loại thức ăn cay, nóng và các loại thức ăn béo, đồ chiên.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn hợp lý và khoa học trong một ngày.
Nếu ốm nghén từ tháng thứ 4 với các biểu hiện buồn nôn và nôn ói nghiêm trọng. Kèm theo đó là chóng mặt, sụt cân trầm trọng, suy nhược cơ thể, tốt nhất mẹ bầu nên đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra sức khoẻ và theo dõi sự phát triển của thai nhi, điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.
1.2. Tâm trạng mẹ bầu thay đổi
Mẹ bầu rơi vào tình trạng lo lắng kéo dài có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hằng ngày. Bên cạnh đó, trầm cảm cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu chán ăn, không có cảm giác thèm ăn. Lúc này lượng dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể giảm sút, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
1.3. Sử dụng các loại thuốc trong giai đoạn thai kỳ
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến mẹ bầu giảm cảm giác thèm ăn. Cụ thể là các chất ức chế Serotonin như Zoloft và Prozac có thể được chỉ định sử dụng cho những mẹ bầu được chẩn đoán mắc chứng lo âu hay bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, các chất như Olanzapine và Buprenorphine cũng có thể gây ra tác dụng phụ khiến mẹ bầu không có cảm giác thèm ăn.
2. Mang thai tháng thứ 4 vẫn ốm nghén và chán ăn có bất thường không?
Thông thường vào giai đoạn giữa thai kỳ, các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn ói sẽ biến mất. Tuy nhiên, ốm nghén cũng có thể kéo dài trong suốt khoảng thời gian thai kỳ. Nếu mẹ bầu vẫn ốm nghén khi mang thai tháng thứ 4 với các triệu chứng nghén mà không kèm theo các dấu hiệu bất thường, lúc này mẹ bầu không nên quá lo lắng vì đây là dấu hiệu bình thường. Thai nhi lúc này cũng đang phát triển tốt, mẹ ốm nghén không nghiêm trọng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Nếu tình trạng nôn, buồn nôn do một số nguyên nhân như ngộ độc thực phẩm , viêm dạ dày hay bệnh túi mật cũng có thể khiến mẹ bầu chán ăn. Điều này cần phải lưu ý điều trị để cải thiện vấn đề ăn uống. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu buồn nôn hay nôn ói kèm theo các triệu chứng như sốt, chóng mặt, đau đầu cũng có thể không phải do ốm nghén mà là do một số nguyên nhân khác, cần được thăm khám kiểm tra.
Tìm hiểu thêm: Tính ngày kinh nguyệt chính xác và lợi ích mà chị em nào cũng nên biết
Nếu ốm nghén từ tháng thứ 4 nặng, trong quá trình ốm nghén nặng bị mất nước hoặc chán ăn kéo dài khiến cân nặng giảm sút nghiêm trọng. Lúc này, mẹ bầu cũng nên thăm khám bác sĩ nhanh chóng để có phương pháp điều trị kịp thời nhé.
Như vậy có thể thấy rằng, ốm nghén từ tháng thứ 4 thông thường với các biểu hiện buồn nôn, nôn nhẹ không ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển tốt do nội tiết tố, đồng thời nhau thai tiết ra vào máu khiến mẹ bầu ốm nghén. Tuy nhiên, nếu ở tháng thứ 4 mẹ bầu nghén nhiều và nặng kéo dài, hay xuất hiện một số triệu chứng có thể liên quan đến một số bệnh hoặc một số tình trạng nào đó, khiến mẹ chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi. Do vậy, mẹ bầu không nên chủ quan, cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và theo dõi tình trạng sức khoẻ của mẹ lẫn bé nhé.
3. Ốm nghén từ tháng thứ 4 chán ăn mẹ bầu nên làm gì?
Mẹ bầu ốm nghén từ tháng thứ 4 nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo đủ chất giúp thai nhi phát triển toàn diện. Một số loại thực phẩm rất dễ chế biến thành những khẩu phần nhỏ giúp mẹ bầu dễ dàng ăn ngon và hấp thụ các dưỡng chất.
Trong giai đoạn mang thai tháng thứ 4, mẹ bầu nên bổ sung vitamin D đồng thời bổ sung canxi giúp xương bé phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó bổ sung từ 20-30mg sắt hằng ngày giúp cung cấp máu cho cơ thể và rau xanh để đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, chất béo từ các loại quả hoặc các loại hạt có chứa nhiều acid béo, bổ sung omega 3, omega 6, omega 9 từ cá biển. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý cân đối chế độ dinh dưỡng hoặc tham khảo thực đơn từ bác sĩ chuyên khoa.
>>>>>Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng giúp sinh con trai, gái như ý muốn
Thêm vào đó, mẹ bầu nên bổ sung một số loại thức ăn như:
- Thức ăn giàu protein: trứng luộc, sữa chua, phô mai, bánh quy giòn, bánh quy dinh dưỡng , bột yến mạch, súp gà hay phở gà.
- Các loại rau củ quả nhiều chất xơ: Cà rốt, khoai lang hay salad, đậu xanh.
Ốm nghén từ tháng thứ 4 đã giảm, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Tuy nhiên, tình trạng chán ăn hoặc đôi khi ăn không ngon miệng vẫn xảy ra. Hy vọng rằng, bài viết trên giúp mẹ bầu có được những thông tin hữu ích liên quan đến điều này. Nếu mẹ bầu nào giai đoạn này vẫn còn gặp tình trạng ốm nghén nặng, chán ăn nghiêm trọng thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám nhằm có cách cải thiện nhanh chóng nhé.
Khánh Kim