Tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em và những điều bố mẹ nên biết

Rate this post

Tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em có thể được xem là một trong những nguồn tư liệu rất giá trị trong việc chăm sóc trẻ em. Dựa vào đó, người ta sẽ tìm ra các cách giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em hiệu quả. Cùng với những số liệu về tình trạng dinh dưỡng trẻ em, được phân tích theo chỉ số nhân trắc học của Tổ chức Y tế thế giới, tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em là thông tin tổng hợp những con số quan trọng, phản ánh sự quan tâm đầu tư của gia đình và xã hội, về chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về điều này, qua nội dung cụ thể dưới đây nhé. 

Bạn đang đọc: Tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em và những điều bố mẹ nên biết

1. Về nội dung của tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em

  • Tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em là gì?

Tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em là tập hợp những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong đó, nghiên cứu nêu ra những nguyên nhân gây thấp còi suy dinh dưỡng ở trẻ và các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng hiệu quả ở trẻ em. 

Tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em và những điều bố mẹ nên biết

Từ các tài liệu này, các mẹ có thể thấy một cách rất rõ rằng, chế độ dinh dưỡng tốt tác động đến cả cuộc đời bé. Vì từ khi nằm trong bụng mẹ, thai nhi đã chịu tác động dinh dưỡng từ mẹ, cho đến khi chào đời và trưởng thành, dinh dưỡng là một trong yếu tố quan trọng, quyết định sự phát triển, trưởng thành về thể lực, tầm vóc mỗi người. Một chế độ dinh dưỡng tốt từ trong bụng mẹ đến khi ra đời và quá trình lớn lên sau đó, sẽ giúp bé khỏe mạnh và ngược lại.

  • Nội dung của tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em

Các tài liệu về suy dinh dưỡng trẻ em nêu rõ, suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi ảnh hưởng trực tiếp tới vóc dáng, thể lực của trẻ sau này. Nếu một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi từ nhỏ, lớn lên chắc chắn sẽ không thể đạt được tầm vóc mơ ước, chưa kể tới việc ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ trong suốt chặng đường tới khi trưởng thành. Điều đáng lo ngại là khi tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi giảm dần, trẻ thừa cân béo phì đang có dấu hiệu gia tăng ở các thành phố lớn. 

Các mẹ cần nhớ rằng, ở độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi, trẻ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao cần để phát triển cơ thể bé. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ ǎn uống đầy đủ theo lứa tuổi. Các trẻ dưới 6 tháng phải bú mẹ hoàn toàn, và đến tháng thứ 7 trở đi, trẻ bắt đầu chế độ ăn dặm bên cạnh sữa mẹ. Từ lúc này, các mẹ cần tham khảo thêm các loại tài liệu về suy dinh dưỡng trẻ em vì phương pháp nuôi dưỡng trẻ có ý nghĩa rất lớn đối với vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ.

Tìm hiểu thêm: Cách làm bento đơn giản đẹp mắt bé nào cũng thích

Tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em và những điều bố mẹ nên biết

Nhiều bà mẹ chỉ cho trẻ ǎn bột muối, thức ǎn thiếu dầu mỡ, thức ǎn động vật, rau xanh, hoa quả. Đây là những tập quán nuôi dưỡng chưa hợp lý cần được khắc phục. Mặt khác, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, trẻ cần được ǎn nhiều bữa trong ngày vì trẻ nhỏ không thể ǎn một lần với khối lượng lớn như trẻ lớn hoặc người lớn. Điều này có liên quan đến vấn đề chǎm sóc trẻ.

Tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em cũng chỉ ra tằng, khi người mẹ bị suy dinh dưỡng trước và trong khi mang thai ǎn có thể đẻ ra trẻ bị nhẹ cân, còi cọc. Bé bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này, và khi mẹ bị suy dinh dưỡng có thể bị mất sữa hoặc chất lượng sữa giảm sút. 

Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng như nhiễm giun, sán, đây là tình trạng hay gặp ở nước ta. Chế độ nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻ bệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi.

Ngoài chǎm sóc về ǎn uống, đứa trẻ cần chǎm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh. Môi trường sống ở gia đình bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước không sạch để nấu ǎn, tắm giặt cho trẻ, sử lý nước thải, phân, rác không đảm bảo là những yếu tố dẫn đến suy dinh dưỡng.

2. Cách phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Qua tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em, chắc chắn tất cả chúng ta đều nhận thấy rõ ràng về việc cần thiết phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Chỉ có phòng chống từ sớm, mới là giải pháp hoàn hảo và là cách giúp cho trẻ phát triển toàn diện. 

Để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, nhất là với trẻ dưới 5 tuổi, trẻ trong thời gian ăn bổ sung cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh những bữa chính nên cho trẻ ăn 2-3 bữa phụ như hoa quả chín và nước trái cây để tăng cường vitamin và chất khoáng giúp trẻ phát triển toàn diện.

Thêm vào đó, các mẹ có thể phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi bằng cách tăng cường bổ sung cho trẻ các dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin D3 và Mk7 giúp phát triển và bảo vệ xương, tránh tình trạng trẻ bị còi xương, thiếu chất. Mẹ cần bổ sung cho bé dưỡng chất để giúp bé tăng sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt (các bệnh về đường hô hấp…). Ngoài các vấn đề dinh dưỡng như việc chăm sóc sức khỏe như tiêm phòng, vệ sinh nhà cửa thì yếu tố nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo cũng là yếu tố dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ.

Tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em và những điều bố mẹ nên biết

>>>>>Xem thêm: Bệnh ung thư mắt ở trẻ em nguy hiểm khôn lường nếu không kịp thời chữa trị

Tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em cũng nhấn mạnh rằng, để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn cần có sự hiểu biết và chủ động thay đổi hành vi của mỗi gia đình. Chính vì vậy, trong thời gian mang bầu mẹ cần ăn uống bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ. Trẻ em sau sinh cho bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ đầu, và bú hoàn toàn 6 tháng đầu.

Theo tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em thì phòng chống suy dinh dưỡng bắt đầu từ việc thường xuyên chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ bằng cách sử dụng nguồn nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Bố mẹ cần chủ động tẩy giun định kỳ cho trẻ. Luôn lưu ý về việc thực hiện vệ sinh tay chân cho trẻ trước và sau khi ăn. Ngoài việc chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ, bố mẹ cũng cần tạo cho trẻ tinh thần vui tươi thoải mái. Điều này không chỉ góp phần chống thấp bé còi xương ở trẻ, mà còn giúp trẻ được phát triển thêm phần khỏe mạnh, toàn diện.

Nguyên Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *