Suy dinh dưỡng nặng – mẹ phải chăm sóc thế nào để trẻ mau cải thiện tình trạng

Rate this post

Suy dinh dưỡng nặng bao gồm Thể teo đét (Marasmus) và Thể phù (Kwashiorkor). Trong trường hợp này, mẹ cần đưa trẻ tới Bệnh viện để được điều trị kịp thời, nhằm ngăn chặn ngay những biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, thực hiện tích cực, sẽ giúp trẻ suy dinh dưỡng nặng nhanh chóng phục hồi và mau khỏe mạnh trở lại.

Bạn đang đọc: Suy dinh dưỡng nặng – mẹ phải chăm sóc thế nào để trẻ mau cải thiện tình trạng

Suy dinh dưỡng nặng – mẹ phải chăm sóc thế nào để trẻ mau cải thiện tình trạng

1. Về chế độ ăn dành cho trẻ suy dinh dưỡng nặng

1.1 Thực đơn dinh dưỡng khoa học

Trẻ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng nặng bắt buộc phải được điều trị nghiêm ngặt và tuân thủ quá trình của bác sỹ chuyên khoa. Thêm vào đó, việc quan trọng tiếp theo là việc mẹ cần xây dựng một thực đơn dinh dưỡng tối ưu dành cho trẻ, trong đó phải đảm bảo:

  • Tính cân đối của khẩu phần.
  • Trong khẩu phần phải có đủ các nhóm thực phẩm cung cấp: chất bột đường, chất đạm, chất béo, các vitamin và chất khoáng.
  • Cho trẻ uống sữa kèm thêm dầu, đường hoặc các loại thức ăn giàu năng lượng khác, có thể là bột ngũ cốc nấu với thịt, cá, trứng (thay đổi) + rau + dầu và phải đảm bảo 1 kcal/1 ml thức ăn. Ngoài ra, nên cho trẻ uống thêm các loại nước ép hoặc sinh tố trái cây.

Suy dinh dưỡng nặng – mẹ phải chăm sóc thế nào để trẻ mau cải thiện tình trạng

1.2 Bổ sung sữa

Trẻ cần được bổ sung lượng sữa phù hợp để góp phần bảo đảm đủ chất, cũng như tăng cường dinh dưỡng. Tùy theo tình trạng và độ tuổi, theo tư vấn của bác sỹ, mẹ bổ sung lượng sữa công thức phù hợp cho con. 

Nếu cơ thể trẻ không thích ứng với loại sữa bột nào đó, mẹ hãy đổi loại sữa. Nếu trẻ không thích ứng với sữa bò, mẹ có thể thay thế bằng sữa thực vật như sữa đậu nành , sữa gạo, sữa hạnh nhân,…Lượng sữa cho con cũng theo hướng dẫn của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sự hấp thu của con. Tùy theo loại sữa chọn lựa thay thế, dựa vào đó mẹ cần bổ sung thêm các vitamin khoáng chất cho đầy đủ và phù hợp. 

Suy dinh dưỡng nặng – mẹ phải chăm sóc thế nào để trẻ mau cải thiện tình trạng

1.3 Chế độ ăn tăng cường

  • Tăng dần protein từ 1 – 2 – 3 – 4 – 5 g/ kg. Khi trẻ ổn định, mẹ sẽ duy trì ở mức 3g/ kg. Mẹ nên chọn loại protein có nguồn gốc động vật như trứng, sữa, thịt, cá…. Khi nhu cầu protein được thoả mãn thì năng luợng là yếu tố quyết định sự tăng trọng của trẻ trong quá trình phục hồi dinh dưỡng.
  • Ăn nhiều bữa trong ngày, những ngày đầu cứ cách 2 tiếng cho bé ăn 1 lần.
  • Ăn từ cháo (bột) loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.
  • Mức độ calo tăng dần (75 – 100 – 150 – 200 kcal/ kg). Khi trẻ đã ổn định, mẹ có thể duy trì ở mức 120 kcal/ kg/ ngày (kg là cân nặng của trẻ). Với mức 200 kcal/ kg thì trẻ suy dinh dưỡng  ở mức độ nặng bắt kịp đà tăng truởng “Catch – up growth” – nghĩa là tăng được khoảng 70 g/ kg/ tuần, hay còn gọi là “sự lớn bù”.

Tìm hiểu thêm: Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em và mọi vấn đề liên quan bố mẹ nên biết

Suy dinh dưỡng nặng – mẹ phải chăm sóc thế nào để trẻ mau cải thiện tình trạng

2. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng nặng

Nguyên tắc chung khi tiến hành kết hợp điều trị bằng chế độ dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lưu ý về tuổi và cân nặng thực tế của trẻ (so với tuổi, dựa trên bảng cân nặng chuẩn.)
  • Trẻ suy dinh dưỡng nặng đang trong giai đoạn nào: giai đoạn đầu hay giai đoạn đang phục hồi.
  • Tình trạng hiện tại của trẻ: tốt hay xấu.

Suy dinh dưỡng nặng – mẹ phải chăm sóc thế nào để trẻ mau cải thiện tình trạng

  • Trẻ có còn bú sữa mẹ, sữa mẹ có đủ cho nhu cầu của trẻ hay không.
  • Trẻ bị mất nước là điều tất nhiên, vì suy dinh dưỡng nặng luôn kèm theo rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy) từ nhẹ cho đến vừa. Do đó, mẹ cần tham khảo (theo ý kiến của bác sỹ) về việc bù ngay lượng nước đã mất cho trẻ bằng dung dịch oresol, thường tỷ lệ áp dụng là 50 – 100 ml/ kg cân nặng trong 4 – 6 giờ, và duy trì ở mức 100 ml/ kg. Để chắc chắn về việc bù nước đúng cách, mẹ phải tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện cho trẻ nhé. 

Suy dinh dưỡng nặng – mẹ phải chăm sóc thế nào để trẻ mau cải thiện tình trạng

Ngoài ra việc đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, thì môi trường sống của trẻ bị suy dinh dưỡng nói chung, trẻ suy dinh dưỡng nặng nói riêng nặng là rất quan trọng. Vì khi đảm bảo vệ sinh và môi trường sống chung quanh tốt, điều này sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng và tránh được các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.

Nếu trẻ suy dinh dưỡng nặng thường kèm theo: hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn điện giải, tổn thương tim, cùng với các biến chứng nhiễm khuẩn khác thì khả năng tử vong là rất cao. Cho nên, mẹ cần theo dõi kỹ để kịp thời xử lý, mang con đế cơ sở y tế nhanh nhất khi cần thiết, để phòng tránh những tình huống xấu xảy ra.

Suy dinh dưỡng nặng – mẹ phải chăm sóc thế nào để trẻ mau cải thiện tình trạng

>>>>>Xem thêm: Thực đơn cho bé 3 tuổi chậm tăng cân và cần tăng chiều cao

Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ cần thời gian điều trị lâu dài và nỗ lực rất lớn của phụ huynh. Trong quá trình điều trị, nguồn thực phẩm, chế độ dinh dưỡng, thực đơn khoa học được xem là hướng phục hồi tốt nhất. Ngoài ra cha mẹ cũng cần cho trẻ ra ngoài trời, vận động nhiều. Hãy động viên, trò chuyện, vui đùa với trẻ. Những cử chỉ âu yếm, yêu thương và nhẫn nại mà cha mẹ dành cho trẻ, chính là liều thuốc tâm lý rất hữu hiệu, giúp trẻ có tinh thần tốt, nạp dinh dưỡng và tiêu thụ dinh dưỡng tốt. Tổng hợp các điều này sẽ làm cho bộ máy cơ thể hoạt động tốt hơn và con cũng nhanh chóng hồi phục và sớm phát triển trở lại bình thường. 

Mai Lê tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *