Suy dinh dưỡng độ 2 là tình trạng cân nặng dưới ngưỡng từ – 3SD đến – 4SD, tương đương với cân nặng còn 60 – 70% trọng lượng của trẻ bình thường. Vậy phải điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ như thế nào, để có thể giúp trẻ phục hồi một cách nhanh chóng? Blogtretho.edu.vn mời mẹ cùng tham khảo chia sẻ hữu ích sau nhé.
Bạn đang đọc: Suy dinh dưỡng độ 2 – làm sao cho trẻ nhanh hồi phục mẹ có biết?
Contents
1. Dinh dưỡng với trẻ suy dinh dưỡng độ 2
Suy dinh dưỡng độ 2 (suy dinh dưỡng trung bình, mức độ vừa) làm mất lớp mỡ dưới da vùng bụng, mông, chi. Ở cấp độ này, trẻ bắt đầu có biểu hiện của rối loạn tiêu hoá từng đợt và dẫn đến biếng ăn.
Trẻ suy dinh dưỡng độ 2 có thể điều trị ngoại trú tại các phòng khám hoặc các trung tâm phục hồi dinh dưỡng. Vì suy dinh dưỡng độ 2 có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, phụ huynh vẫn cần áp dụng chế độ ăn dành cho trẻ suy dinh dưỡng độ 1.
Ngoài ra, mẹ cần bổ sung thêm nữa các vi chất như kẽm , selen, protein trong các bữa ăn phụ (ngoài bữa ăn chính thức mỗi ngày).
- Lượng kẽm và selen có nhiều trong hạt nảy mầm như giá đậu xanh.
- Protein nên lấy từ các loại có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt (bò, gà, lợn), sữa, hải sản (cá, tôm, hàu), …
- Một lượng protein đáng kể có trong thực vật như: đậu, đỗ, lạc, vừng.
Bên cạnh đó cách chế biến đa dạng các món ăn, cách bài trí sao cho hấp dẫn cả về khứu giác, thị giác, vị giác để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Điều này cũng góp một phần vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng, để cải thiện tình trạng cân nặng của con.
Tốt nhất, mẹ chia nhỏ bữa ăn theo thói quen hoạt động của trẻ. Chế độ ăn này sẽ giúp cơ thể trẻ dễ hấp thu chất dinh dưỡng và nhanh có cảm giác đói hơn.
2. Một số thực đơn phục hồi trẻ suy dinh dưỡng độ 2 tại nhà
Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, ThS. Lê Thị Hải – Theo Viện Dinh dưỡng, thì thực đơn dành cho trẻ suy dinh dưỡng mức độ 2 có thể tham khảo như dưới đây:
2.1 Trẻ dưới 6 tháng
Tìm hiểu thêm: Bệnh sởi và 8 vấn đề tiêu biểu liên quan cha mẹ nào cũng phải biết
Cũng như trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng nói chung, hay đang ở tình trạng suy dinh dưỡng độ 1 , với trẻ có nguy cơ hoặc đang ở tình trạng suy dinh dưỡng độ 2, mẹ cần phải tăng cữ bú cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên ép con, mà tích cực cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, vào bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.
Trong trường hợp mẹ thiếu hoặc mất sữa, thì phải bổ sung ngay bằng các loại sữa bột, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương). Lưu ý dinh dưỡng cho mẹ cần phải được đảm bảo đủ chất, mẹ cần ăn, ngủ tốt và được nghỉ ngơi. Và nếu bổ sung bằng các loại sữa khác ngoài sữa bột, thì mẹ cũng cần cẩn thận hoặc tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng, để bảo đảm việc cho con dùng thích hợp và hiệu quả.
2.2 Trẻ từ 6 – 12 tháng
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là có thể ăn dặm, nên mẹ có thể tích cực và kỹ lưỡng trong việc chuẩn bị thức ăn dặm cho con. Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.
Cho trẻ ăn nước cháo trộn với sữa hoặc dùng sữa giàu năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml.
Có thể cho trẻ ăn bột hoặc cháo xay, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn theo tỷ lệ 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột) và thêm thịt, cá và rau củ xay nhuyễn vào hỗn hợp bột, cho trẻ ăn 3 -4 bữa/ngày. Cách ăn này được biết là cung cấp rất nhiều năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng.
Cho con ăn dặm đúng cách và khoa học , để bảo đảm quá trình cho ăn dặm này không dẫn đến tình trạng biếng ăn, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi thể chất và cân nặng của trẻ.
Lưu ý, nếu trong giai đoạn này trẻ vẫn còn đang bú mẹ, thì vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Sau khi cai sữa vẫn nên cho trẻ uống sữa bột hoặc các loại sữa phù hợp khác.
2.3 Trẻ 13 – 24 tháng
6h: 150 – 200ml sữa giàu năng lượng
9h: Cháo+ rau: 200ml (1 bát ăn cơm)
Cách chế biến cháo:
- Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)
- Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
- Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)
- Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)
12h: Sữa: 200ml
14h: Chuối tiêu 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng
17h: Cháo (thịt, cá, tôm, trứng) + rau + dầu
2.4 Trẻ 25 – 36 tháng
7h: Sữa giàu năng lượng: 200ml
11h: Cơm nát +( thịt, cá, trứng, tôm…) + canh rau. Cơm: 1-2 bát lưng (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g
14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml. Gạo tẻ: 30g (1 nắm), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).
>>>>>Xem thêm: Cách làm ruốc tôm cho bé ăn cơm thêm ngon miệng
17h: Cơm xay + thịt (các loại thịt, trứng, cá trắng/ cà hồi, tôm…) + canh rau màu xanh
20h: Bột dinh dưỡng: khoảng 200ml, hoặc các loại cháo giàu dinh dưỡng hay súp: khoai tây + thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát nhỏ. Hoặc súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (ức gà, thịt bò thăn, thịt heo): 50g, rau bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ để bổ sung vitamin và vi chất dinh dưỡng khác.
Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ, nhưng nguyên nhân chính yếu vẫn là chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu khoa học, hoặc quá nghèo nàn. Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 sẽ nhanh chóng phục hồi, khi bố mẹ nắm được kiến thức cơ bản về dinh dưỡng dành cho trẻ. Mẹ cũng đừng quá lo lắng, cũng đừng vội chủ quan nhé, hãy bình tĩnh và lựa chọn phương pháp tốt nhất, chắc chắn con mình sẽ nhanh hồi phục.
Mai Lê tổng hợp