So sánh ưu – nhược điểm giữa sinh thường – sinh mổ

Rate this post

Dù khảo sát gần đây nhất cho thấy có khoảng 75% các mẹ vẫn chọn sinh thường và tin vào những lợi ích vượt trội của nó so với đẻ mổ, nhưng số lượng các mẹ đăng ký đẻ mổ vẫn không ngừng tăng lên không phải do nguyên nhân bệnh lý.

Bạn đang đọc: So sánh ưu – nhược điểm giữa sinh thường – sinh mổ

Đồng thời, bên cạnh đó, tâm lý băn khoăn không biết chọn sinh thường hay sinh mổ vẫn làm phiến khá nhiều mẹ bầu. Những so sánh dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về hai cách sinh này cùng với những ưu nhược điểm của nó.

Ưu điểm sinh thường

Nhiều mẹ vẫn tin rằng sinh thường có nhiều ưu điểm hơn hẳn vì đây là cách sinh con thuận với tự nhiên.

Với người mẹ

Với mẹ sinh thường thời gian chuyển dạ là một khoảnh khắc đặc biệt mà mẹ có thể cảm nhận.

So sánh ưu – nhược điểm giữa sinh thường – sinh mổ

Mẹ sinh thường mau chóng hồi phục và lấy lại sức.

Việc sinh thường là hoàn toàn tự nhiên nên mẹ bầu sẽ không bị ảnh hưởng bới bất cứ loại thuốc nào. Một số loại thuốc gây tê và kháng sinh thường ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và các cơ quan cảm giác.

Khi mẹ sinh thường sữa sẽ về sớm. Do đó, mẹ sẽ có sữa để bé bú ngay khi sinh.

Mẹ sinh thường cũng hồi phục nhanh chóng sức lực, ăn uống dễ dàng hơn và vận động cũng trở lại bình thường nhanh hơn.

Với em bé

Endorphins là một hormone giảm đau tự nhiên được tiết ra trong quá trình sinh của mẹ giúp bé có thể thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ dễ dàng hơn.

Bé cũng tránh được các nguy cơ ngạt thở cao hơn so với đẻ mổ. Điều này là do nang phổi được thúc đẩy mở rộng trong quá trình sinh, khiến cho bé hô hấp ổn định khi ra ngoài.

Việc bé được mẹ chăm sóc và cho ăn sữa non ngay khi chào đời là một cách tiếp nguồn năng lượng rất quý giá. Ngoài ra bé cũng không phải chịu các tác dụng phụ từ thuốc hay các tác động từ thiết bị máy móc nếu mẹ sinh thường.

Ưu điểm sinh mổ

Đẻ mổ là lựa chọn đôi khi cần thiết để có thể bảo vệ cả mẹ lẫn bé với những ưu điểm không thể phủ nhận của nó.

Với người mẹ

Với những mẹ bầu không thể đẻ thường được do sự bất thường của thai nhi, bất thường của cơ quan sinh sản, bệnh lý hay vấn đề sức khỏe… thì đẻ mổ là cần thiết để đảm bảo mẹ tròn con vuông.

So sánh ưu – nhược điểm giữa sinh thường – sinh mổ

Đẻ mổ giúp mẹ tròn con vuông với những ca khó sinh.

Khi mẹ bầu đẻ mổ thường sẽ không mất quá nhiều sức lực cho việc rặn đẻ, đối phó các cơn đau và thường sẽ tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật.

Việc thấy mặt con nhanh chóng, chỉ khoảng sau 30 phút lên bàn mổ là ưu điểm dễ thấy khi so sánh với việc mẹ phải mất hàng giờ hay chục giờ để sinh thường.

Với em bé

Với em bé, ưu điểm nổi trội duy nhất mà phương pháp đẻ mổ mang lại là có thể cứu được sự sống của bé khi bé gặp những vấn đề khó khăn không thể chào đời bình thường được. Thao tác nhanh gọn và những hỗ trợ của y học hiện đại giúp cho bé có thể thoát được những hiểm nguy trong đường tơ kẽ tóc.

Nhược điểm sinh thường

Tuy được đánh giá rất cao, nhưng đẻ thường cũng có những hạn chế của nó:

Với người mẹ

Mất sức cực lớn là điều mẹ bầu phải đối mặt khi rặn đẻ.

Thứ hai mẹ bầu cũng sẽ gặp nguy hiểm vô cùng nếu như mẹ và thai nhi có những bất thường không đảm bảo cho việc sinh tự nhiên.

Tìm hiểu thêm: Danh sách giúp mẹ chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé trai thật đầy đủ và tiết kiệm

So sánh ưu – nhược điểm giữa sinh thường – sinh mổ

Mẹ sinh thường mất nhiều sức lực để rặn đẻ.

Với em bé

Nguy hiểm nhất đối với bé khi phải sinh thường là những biến cố bất ngờ xảy ra mà bé không thể thuận lợi chào đời. Lúc này nếu không có can thiệp từ bên ngoài được có thể khiến trẻ tử vong.

Nhược điểm sinh mổ

Đẻ mổ có khá nhiều nhược điểm, thường thì chỉ nên áp dụng cho mẹ bầu và thai nhi không đáp ứng được điều kiện để sinh thường:

Với người mẹ

Dùng thuốc tê và thuốc mê trong quá trình phẫu thuật sinh là cần thiết. Nhưng các loại thuốc này lại ảnh hưởng đến huyết áp, nguồn sữa mẹ. Vết mổ cũng làm tổn thương tử cung.

Mẹ khi đẻ mổ cũng mất nhiều máu hơn sinh thường và trở nên thiếu máu. Điều này lại ảnh hưởng đến sự hồi phục của cơ thể, tử cung chậm hơn rất nhiều sau sinh.

Đẻ mổ cũng để lại cho mẹ bầu nhiều di chứng hơn như nguy cơ bị dính ruột, viêm bàng quang, nhiễm trùng vết mổ…

Vết thương do sinh mổ để lại tạo nên nguy cơ vỡ tử cung gây đe dọa đến sức khỏe của mẹ và bé trong lần mang thai sau. Thường mẹ sau khi sinh mổ phải đợi từ 3 – 5 năm sau mới có thể mang thai sinh con lần nữa. Và lần sinh thứ hai khoảng 99% cũng là mổ.

Nếu mẹ sinh mổ tiến hành phá thai sau đó có thể gây ra thủng tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Với em bé

So sánh ưu – nhược điểm giữa sinh thường – sinh mổ

>>>>>Xem thêm: 8 cách tuyệt vời giúp mẹ bầu thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới ông bố tương lai

Bé sinh mổ thường yếu ớt hơn trẻ sinh thường.

Với bé khi sinh mổ, do không phải chịu sức ép tự nhiên khi chào đời nên dễ phát sinh các hội chứng suy hô hấp, xuất huyết nội, viêm phổi… do các chức năng của các cơ quan này không được kích thích để phát triển lành mạnh.

Một số thống kê cho thấy trẻ sinh mổ cũng có hệ miễn dịch kém hơn trẻ sinh thường và sau này dễ mắc bệnh tật hơn.

Trẻ sinh mổ cũng có biểu hiện bắt nhịp với cuộc sống bình thường chậm hơn. Bé cũng bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc được dùng lên cơ thể mẹ khi tiến hành phẫu thuật.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Những trường hợp mẹ bầu nên sinh mổ:

Mang bội thai:Khi mẹ mang đa thai có thể mẹ sẽ không đủ sức để rặn đẻ tất cả các bé. Do đó, việc sinh mổ trở nên an toàn hơn cho mẹ và các bé.

Thai dị tật bẩm sinh:Trẻ có dị tật bẩm sinh có thể không chịu nổi những áp lực khi sinh thường. Lúc này sinh mổ nên là lựa chọn ưu tiên.

Có tiền sử sinh mổ:Thường nếu mẹ đã sinh mổ một lần thì lần thứ hai có thể mẹ cũng cần sinh mổ bởi vì những tổn thương do lần phẫu thuật cũ không cho phép mẹ sinh thường.

Thai phụ yếu:Việc sinh thường mất khá nhiều sức lực. Do đó, nếu sức khỏe mẹ bầu không đảm bảo thì mẹ cần được đẻ mổ.

Thai nhi có vấn đề : Có rất nhiều vấn đề ở thai nhi khiến cho việc sinh thường không thể tiến hành được mà phải đẻ mổ. Các vấn đề thường gặp là: thai nhi có nhịp tim bất thường, thai ngôi mông (thai ngôi ngược), thai quá to mẹ không thể rặn đẻ được, sa dây rốn hay các vấn đề về nhau thai…

Với những mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV hay herpes sinh dục…, khi tiến hành sinh mổ sẽ hạn chế truyền bệnh sang cho bé. Ngoài ra nếu mẹ bị bệnh tiểu đường hay tiền sản giật thì bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ cho mẹ bầu để giữ an toàn cho mẹ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *