Sinh không đúng ngày dự sinh là vấn đề nhiều mẹ bầu gặp phải. Dựa theo lý thuyết, thời gian mang thai của nữ giới sẽ là 9 tháng 10 ngày, nhưng thường thì thực tế ngày sinh và thời gian mang thai của các thai phụ không giống nhau, có thể thay đổi và không duy trì cố định trong cả thời kỳ mang thai. Nguyên nhân dẫn đến điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Vậy, sinh không đúng ngày dự sinh có sao không?
Bạn đang đọc: Sinh không đúng ngày dự sinh có sao không?
Contents
1. Ngày dự sinh có chính xác không?
Theo lý thuyết, mỗi thai phụ sẽ có thời gian mang thai kéo dài 9 tháng 10 ngày. Nhưng chúng không đúng với tất cả phụ nữ mang thai, mà mỗi thai phụ sẽ có ngày dự sinh khác nhau. Bởi, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: thời gian trưởng thành của thai nhi, chu kỳ kinh nguyệt cuối của thai phụ, cơ địa thai phụ, thai nhi chậm phát triển, thiếu cân nặng,…. Ngoài ra, ngày dự sinh lúc đầu còn có thể thay đổi trong quá trình mang thai .
Để xác định ngày dự sinh của thai phụ, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và dựa theo kết quả siêu âm để tính hoặc dựa theo chu kỳ kinh nguyệt. Thường thì hai cách này sẽ có kết quả dự sinh không giống nhau, nhưng tỉ lệ chênh lệch cũng không quá lớn. Trên thực tế cho thấy, nhiều mẹ bầu được bác sĩ tính ngày dự sinh chính xác, nhưng rất ít thai phụ sinh đúng ngày dự sinh, em bé có thể chào đời muộn hoặc sớm hơn dự kiến khoảng từ 1 đến 2 tuần. Mặc dù ngày dự sinh có thể thay đổi trong quá trình mang thai, nhưng biết trước được ngày dự sinh sẽ giúp mẹ bầu có được cột mốc cụ thể và chuẩn bị tâm lý tốt hơn chào đón bé yêu.
2. Sinh không đúng ngày dự sinh có sao không?
Sinh không đúng ngày dự sinh có sao không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Trong quá trình mang thai, khi đi khám thông qua siêu âm bác sĩ sẽ tính tuổi thai nhi để dự đoán ngày dự sinh. Nhờ đó, mà có cột mốc cụ thể giúp thai phụ có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón bé yêu. Tuy nhiên, ngày dự sinh có thể sẽ thay đổi trong thai kỳ. Do đó, nhiều mẹ bầu có thể sinh chính xác ngày dự sinh hoặc sinh không đúng ngày dự sinh.
Ở thời điểm này, mẹ bầu cần lưu ý, nếu bé sinh trước hoặc chính xác ngày dự sinh là rất bình thường. Tuy nhiên nếu sinh sau ngày dự sinh thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức để xác định thai nhi có đang phát triển bình thường không, hay gặp phải những vấn đề bất thường. Nếu thai nhi phát triển bình thường thì mẹ bầu có thể yên tâm. Ngược lại, nếu có bất thường sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp xử lý kịp thời tránh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tìm hiểu thêm: Sinh con trai và những lưu ý cơ bản chị em cần biết
3. Cách tính ngày dự sinh cho mẹ bầu
Cách tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt
Cách tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt như sau: thai phụ lấy ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối và đánh dấu rồi cộng thêm 7 ngày. Sau đó, cộng thêm 9 tháng nữa sẽ ra ngày dự sinh. Đối với cách tính trên, tuổi thai nhi sẽ được dựa trên chu kỳ kinh nguyệt của mẹ. Tuy nhiên, cách này chỉ có tỷ lệ chính xác đối với những thai phụ có kinh nguyệt đều đặn và nhớ được kỳ kinh cuối. Còn đối với những thai phụ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì rất khó để tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt.
Cách tính ngày dự sinh theo kết quả siêu âm
Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, thông qua các buổi khám siêu âm, bác sĩ sẽ đo kích thước và dự đoán tuổi của thai nhi. Sau đó, tính tròn lên 40 tuần để dự đoán ngày dự sinh cho thai phụ. Ngày tính chuẩn nhất là vào khi thai nhi được khoảng 12 tuần tuổi, thêm bớt 7 ngày trước hoặc sau đó.
>>>>>Xem thêm: Đau bụng khi rụng trứng và những cách khắc phục cơn đau
4. Những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên lưu ý gì?
Bước vào giai đoạn tháng cuối của thai kỳ, để quá trình sinh nở cũng như tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn, mẹ bầu nên lưu ý một số điều sau:
- Nên đi khám theo đúng chỉ định, lịch hẹn của bác sĩ. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi và mẹ. Nếu có bất thường sẽ được chỉ định nhập viện và có phương pháp xử lý kịp thời.
- Cần phải theo dõi lượng nước ối và cân nặng của thai nhi thường xuyên.
- Mẹ bầu phải biết cũng như nắm rõ những dấu hiệu chuyển dạ để khi cơ thể có dấu hiệu thì lập tức đến bệnh viện ngay.
- Để ý những sự thay đổi của cơ thể, phân biệt rỉ ối, dịch âm đạo, cơn đau bụng, tránh trường hợp thai nhi có vấn đề như: sinh non , lưu thai, suy thai.
Sinh không đúng ngày dự sinh là hiện tượng gặp khá phổ biến đối với nhiều thai phụ. Mặc dù, khi đi khám bác sĩ sẽ dự đoán ngày dự sinh. Chúng có thể chính xác, nhưng trong quá trình mang thai sẽ bị thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau, khiến ngày dự sinh bị lệch. Bé có thể ra đời sớm hoặc muộn hơn dự kiến khoảng từ 1 – 2 tuần. Ngoài ra, khi gần đến ngày dự sinh, mẹ bầu cũng nên lưu ý kỹ cơ thể để được xử lý ngay nếu có vấn đề bất thường mẹ nhé.
Diễm Diễm