Mẹ bầu siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nên siêu âm bao nhiêu lần trong thai kì? Theo khuyến cáo của bác sĩ,trong quá trình mang thai thì mẹ bầu nên siêu âm tối thiểu 3 lần để quan sát sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, vì lo sợ tình trạng dị tật ở thai nhi, có những mẹ bầu quá lo lắng và thường xuyên đi siêu âm. Đó luôn là vấn đề mà nhiều mẹ bầu cần quan tâm và nắm vững.
Bạn đang đọc: Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi và những điều mẹ bầu lưu ý
Contents
- 1 1. Mẹ bầu nên siêu âm bao nhiêu lần trong thai kì?
- 2 2. Siêu âm nhiều ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
- 3 3. Thời điểm nào siêu âm là gây hại nhất?
- 4 4. Ba phương pháp siêu âm hiện nay
- 4.1 Siêu âm 2D:chỉ nhìn hình theo chiều ngang và dọc. Đây là hình thức siêu âm cơ bản nhất.
- 4.2 Siêu âm 3D: nhìn hình theo hình ảnh không gian, loại siêu âm này có thể giúp bác sĩ đánh giá sâu về mặt hình thái của thai.
- 4.3 Siêu âm 4D: đây là sự mở rộng của siêu âm 3D. Hình thức siêu âm 4D giúp xem được trực tiếp những cử động của thai nhi ở trong bụng mẹ.
- 5 5. Mẹ bầu nên lưu ý gì trước khi siêu âm?
1. Mẹ bầu nên siêu âm bao nhiêu lần trong thai kì?
Trong một thai kì bình thường, mẹ bầu nên siêu âm ít nhất 3 lần theo như khuyến cáo của bác sĩ. Lần thứ nhất cho 3 tháng đầu của thai kì (từ tuần 12 đến tuần 14), lần thứ hai cho ba tháng giữa thai kì (tuần 22 đến tuần 24), lần thứ ba cho ba tháng cuối (tuần 32 đến tuần 34). Trong trường hợp mẹ có song thai, đa thai, từng có thai chết lưu hay thai nhi có biểu hiện bất thường nào đó như đau bụng, ra máu, tăng cân nhanh…thì cần siêu âm nhiều hơn để biết cụ thể tình trạng của thai nhi.
Ba giai đoạn này là ba thời điểm quan trọng mà mẹ bầu nên nhớ. Mỗi đợt siêu âm sẽ có những mục đích khác nhau:
Siêu âm lần thứ nhất:khi tuổi thai từ 12-14, thai nhi sẽ được chẩn đoán về tuổi thai, số lượng thai, ngày sự sinh của em bé…Lần siêu âm này rất quan trọng, đặc biệt với phụ nữ kinh nguyệt không đều hoặc không nhớ rõ ngày kinh cuối cùng của minh. Trong lần siêu âm này, thai nhi cũng được đo độ mờ da gáy để phát hiện bất thường trong nhiễm sắc thể hoặc những bất thường khác để chữa trị kịp thời.
Siêu âm lần thứ hai: khi thai được 22 – 24 tuần sẽ được khảo sát hình thể để phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi, nhau thai hay nước ối. Mẹ bầu cũng được biết thai nhi có bị dị tật như hở hàm ếch, sứt môi hay các vấn đề về nội tạng hay không.
Siêu âm lần thứ ba: khi thai được 32 – 34 tuần sẽ được siêu âm để phát hiện bệnh về tim, mạch máu, não…vì những bệnh này thường xảy ra muộn. Đồng thời cũng biết được cân nặng, ngôi thai, nước ối, nhau thai có quấn vào thai nhi hay không để chuẩn bị cho lần sinh nở sắp tới.
2. Siêu âm nhiều ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Dù thai nhi cần được siêu âm nhưng chỉ với tần suất vừa phải, chỉ siêu âm quá ba lần dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu lạm dụng siêu âm quá nhiều, những bức xạ từ máy siêu âm vào bào thai sẽ làm thân nhiệt của mẹ bầu tăng lên, gây ra những tổn thương cho não bộ dẫn đến dị tật bẩm sinh (đặc biệt khi siêu âm vào những tuần đầu của thai kì).
3. Thời điểm nào siêu âm là gây hại nhất?
Khi thai nhi dưới 8 tuần tuổi thì không nên siêu âm. Trong 2 tháng đầu này, thai nhi đang hình thành các bộ phận cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục và hệ thần kinh trung ương. Trong quá trình siêu âm, không ai dám chắc rằng không có bất kì tia nào (trong đó có sóng siêu âm) làm ảnh hưởng đến sự hình thành của thai nhi.
Tìm hiểu thêm: 9 cách hay giúp mẹ bầu trị chứng mất ngủ trong thai kỳ
4. Ba phương pháp siêu âm hiện nay
Siêu âm 2D:chỉ nhìn hình theo chiều ngang và dọc. Đây là hình thức siêu âm cơ bản nhất.
Siêu âm 3D: nhìn hình theo hình ảnh không gian, loại siêu âm này có thể giúp bác sĩ đánh giá sâu về mặt hình thái của thai.
Siêu âm 4D: đây là sự mở rộng của siêu âm 3D. Hình thức siêu âm 4D giúp xem được trực tiếp những cử động của thai nhi ở trong bụng mẹ.
5. Mẹ bầu nên lưu ý gì trước khi siêu âm?
Quá trình siêu âm sẽ tốn khoảng 5 đến 15 phút.
Trước khi siêu âm nên uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang căng ra giúp nhìn rõ em bé, lúc bạn mắc tiểu nhất chính là lúc siêu âm rõ nhất.
Mẹ nên mặc quần áo thoải mái khi siêu âm.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu 3 tháng đầu có được quan hệ không và đây là câu trả lời cho bạn
Từ những thông tin trên, Blogtretho.edu.vn hy vọng mẹ đã biết được siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi đi siêu âm là như thế nào. Mẹ hãy siêu âm đúng lúc và đủ lần, không nên siêu âm theo cảm tính của mình, mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ để thai nhi được theo dõi kĩ càng, tránh dị tật về sau mẹ nhé.
Hoàng Hoài tổng hợp