“Vào viện Bạch Mai đêm thứ 5 thì đêm thứ 6 vợ tôi phải mổ. Lúc đó vợ tôi đau vật vã nhưng vẫn luôn nói bác sĩ hãy mổ lấy bé ra trước rồi mới đến mổ đầu cho mình. Tôi không cầm được nước mắt, nếu lúc đó vợ tôi mất thì không biết cuộc đời tôi sẽ như thế nào”, tâm sự của anh Dương Đức Định, chồng bệnh nhân phải cấp cứu trong tình trạng viêm màng não sắp đẻ.
Bạn đang đọc: Rơi nước mắt trước cuộc chiến chống tử thần của một sản phụ
Ca phẫu thuật hy hữu
Có lẽ suốt cuộc đời mình anh Dương Đức Định (28 tuổi) ở Kinh Môn, Hải Dương không bao giờ quên được những phút giây kinh hoàng khi mà vợ con mình đang nằm trong vòng tay của tử thần.
Anh Định kể: “Sự việc xảy ra hôm 20/1, bình thường như mọi ngày thì vợ tôi thường dậy chuẩn bị nấu bữa sáng trong lúc tôi đi tập thể dục. Sau khi về thì tôi sẽ ăn và đi làm. Thế nhưng hôm đó sau khi đi về, tôi thấy vợ ngồi dưới đất và nôn thốc nôn tháo ra “mật xanh, mật vàng” trên giường lẫn dưới sàn nhà.
Tình trạng bệnh của sản phụ Đỗ Thị Mai Thương.
Dự cảm cho thấy tình hình lúc ấy rất nguy kịch, tôi liền gọi cho bác sĩ hàng ngày vẫn theo dõi tình trạng thai nhị của vợ. Bác sĩ cho hay có thể do khi có thai nên cơ địa thay đổi dẫn đến nôn ói, uống nước gừng, nghỉ ngơi sẽ khỏi”.
Rồi anh Định kể tiếp: “Thế nhưng vợ tôi uống nước gừng xong và nằm được vài tiếng thì lại nôn tiếp. Lúc này tôi cảm thấy vô cùng lo lắng cho tình trạng của hai mẹ con nên đã chuyển vợ vào bệnh viện E gần nhà để theo dõi và bác sĩ cho biết tình trạng vợ tôi bình thường, không bị bệnh gì cả.
Nhưng cứ ăn xong lại nôn, tôi lo lắng nên xin cho vợ mình tiếp tục ở lại bệnh viện theo dõi ở khoa tiêu hóa. Đến khi 11 giờ đêm, huyết áp vợ tôi bình thường, xuất hiện trạng thái hơi đau đầu Sau khi được tư vấn, tôi chuyển vợ sang Bệnh viện Bạch Mai trong trạng thái không tỉnh táo.
Bác sĩ khoa truyền nhiễm bắt đầu tiến hành chọc dịch não tủy và phát hiện có bất thường và kết luận có chảy máu trong não. Đến 6 giờ sáng hôm sau, tức 24/1 vợ tôi được chuyển sang cấp cứu.
Lại được chuyển tiếp về khoa thần kinh, bác sĩ tại khoa này cho tôi biết: “Những trường hợp này khó quá bởi nhìn trên phim chụp không thể phát hiện máu chảy từ đâu để xử lý. Nhất là lúc này sản phụ lại có bầu, nếu dùng thuốc tốt cho mẹ mà ảnh hưởng đến em bé thì chẳng khác nào mang tiếng “giết người”.
Sau khi tôi hoàn tất thủ tục, ký cam kết và chuẩn bị mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong quá trình mổ. Lúc đó vợ tôi đau vật vã nhưng vẫn luôn nói bác sĩ mổ lấy bé ra trước rồi mới đến mổ đầu cho mình. Tôi không cầm được nước mắt, nếu lúc đó vợ tôi mất thì không biết cuộc đời tôi sẽ như thế nào”.
Sơ sểnh một phút chắc không qua được!
ThS. BS. Nguyễn Tuấn Đạt, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngày 23/1, có một bệnh nhân nữ tên Đỗ Thị Mai Thương, 27 tuổi (địa chỉ ở Từ Liêm, Hà Nội), vào viện cấp cứu vì rối loạn ý thức. Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, không có tăng huyết áp, đang có thai tuần thứ 34. Trước nhập viện 2 ngày đột ngột xuất hiện đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều, không rõ sốt, ở nhà chưa điều gì, khi ý thức bệnh nhân xấu dần thì được đưa tới khoa cấp cứu.
Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong trạng thái ngủ gà (GCS 12 điểm), mạch 68 lần/phút, huyết áp 110/65 mmHg, nhiệt độ 36,70C, nhịp thở 20 lần/phút, SpO298% (thở khí phòng), đường máu mao mạch 5,6 mmol/l, tư thế cò súng, gáy cứng, không có liệt khu trú, đồng tử hai bên đều (kích thước đồng tử 3 mm và có phản xạ với ánh sáng), tim và phổi chưa phát hiện gì đặc biệt khi thăm khám lâm sàng.
Từ những thông tin ban đầu này chúng tôi đã có có một số định hướng chẩn đoán rằng bệnh nhân bị đột quỵ não bao gồm xuất huyết dưới nhện hoặc xuất huyết não. Viêm màng não hoặc viêm não.
Vì bệnh nhân có thai, chúng tôi đã cân nhắc chọc dịch não tủy trước và cho kết quả: Dịch não tủy hồng đều cả 3 ống xét nghệm và để không đông (sau 6 giờ). Sau đó để có chẩn đoán chính xác và an toàn cho thai nhi, y bác sĩ khoa cấp cứu đã quyết định chụp MRI sọ não và mạch não kết luận: Hình ảnh khối dạng máu tụ thùy thái dương phải. Sau khi làm việc với gia đình sản phụ, báo cáo tình hình, chúng tôi tiến hành ca mổ”.
Theo bác sĩ Chinh, khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cũng cho hay: “Đây là một ca khó cho đội ngũ y bác sĩ bởi nếu sơ sểnh một chút không phát hiện kịp thời chắc bệnh nhân sẽ không qua kịp. Đối với bệnh nhân đang có thai nữa thì cực kỳ nguy hiểm”.
Tìm hiểu thêm: Mách mẹ bầu 13 loại lá cây có tác dụng trị mụn
>>>>>Xem thêm: Mách nhỏ bà bầu cách phân biệt các cơn co tử cung đầu và cuối thai kỳ
Em bé con chị Thương đã chào đời ngày 14/2, nặng 2,6kg.
“Bác sĩ thông báo ca mổ đã thành công là lấy được máu tụ, kẹp cổ được nguồn máu chảy. Thế nhưng khi bác sĩ thông báo nếu mai bệnh nhân không tỉnh mà đi vào hôn mê sâu thì gia đình tôi phải chấp nhận. Lúc đó bệnh viện cũng đã dùng tất cả máy móc thiết bị để cho tim mẹ vẫn đập để nuôi dưỡng cho con đến ngày sinh sẽ mổ. Đầu óc tôi như quay cuồng, tai ù đi và gục ngay trên bàn của bác sĩ. 7 giờ sáng hôm sau, bác sĩ gọi thông báo vợ và con đã qua cơn nguy kịch”, anh Định nói.
Chia sẻ sau khi cùng vợ con qua ải tử thần, anh Định nói: “Tôi thật sự không biết nói gì hơn để cảm ơn các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã tận tình cứu sống vợ và con tôi. Tôi cảm ơn các bác sĩ rất nhiều”
Sau khi mổ và điều trị tôi đưa vợ về quê ở Hải Dương để nghỉ ngơi chờ đến ngày con chào đời. Đến ngày 14/2 thì bé đã chào đời và nặng 2,6kg trong niềm vui khôn xiết của gia đình.
Đến chiều 17/2 tức 29 tết thì được bác sĩ thông báo ngày 30 tết vợ con tôi sẽ được xuất viện. Đêm đó tôi không ngủ được nên lang thang ở sân bệnh viện đứng khóc trong niềm vui, niềm hạnh phúc”.
Theo Vietnamnet