Rối loạn lo âu phân ly ở trẻ cần được chẩn đoán và điều trị, để giúp trẻ có được sự phát triển ổn định và lạnh mạnh hơn. Để hiểu rõ hơn, ba mẹ có thể tham khảo đặc điểm của rối loạn lo âu phân ly, cũng như hướng can thiệp, qua nội dung chia sẻ sau đây.
Bạn đang đọc: Rối loạn lo âu phân ly ở trẻ ba mẹ cần can thiệp sớm
Rối loạn lo âu phân lý là một dạng rối loạn mà trẻ phải trải qua cảm giác lo âu quá mức, khó trấn tĩnh. Tình trạng kéo dài ít nhất 4 tuần đến trước 18 tuổi. Trẻ thường lo âu về việc chia tách với ba mẹ hay những người thân thiết. Rối loạn này xảy ra hầu hết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể ở thanh niên và người trưởng thành.
Contents
1. Triệu chứng của rối loạn lo âu phân ly
Dưới đây là một số các triệu chứng phổ biến nhất của trẻ có rối loạn lo âu phân ly:
- Có những lo lắng phi lý và kéo dài, rằng một điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra cho ba mẹ hay người chăm sóc nếu như rời khỏi trẻ.
- Lo sợ không thực tế và kéo dài, rằng đều tồi tệ sẽ xảy đến với chính trẻ nếu rời xa ba mẹ hoặc người chăm sóc.
- Từ chối đến trường nhằm mục đích ở nhà với người chăm sóc.
- Từ chối đi ngủ mà không có người chăm sóc bên cạnh hay khi trẻ không ở nhà.
- Lo sợ phải ở một mình.
- Gặp ác mộng về sự chia ly.
- Đái dầm .
- Phàn nàn về các triệu chứng của cơ thể như đau đầu, đau bụng trong những ngày đi học.
- Lặp lại những cơn giận giữ hoặc lời cầu xin.
Trẻ có rối loạn lo âu phân ly phải luôn đối mặt với trở ngại khi ở trường học. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có nhiều hành động quấy phá lớp học và từ chối tham gia các hoạt động tập thể. Điều này làm trẻ không thể tiếp thu bài học, dễ nghỉ học. Làm ba mẹ khó cho trẻ quay trở lại trường học. Trẻ không tập trung và hứng thú vào việc học hành, là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề. Đó có thể là: Trẻ thiếu kiến thức, không hiểu bài, chọc ghẹo bạn học trong lớp và dễ xung đột với gia đình.
2. Nguyên nhân và hậu quả rối loạn lo âu phân ly ở trẻ
Có nhiều yếu tố kết hợp gây ra rối loạn này ở trẻ: Sinh học, nhận thức, môi trường, tính khí và hành vi của trẻ.
Trẻ cũng có thể bị rối loạn lo âu phân ly nếu một trong hai người ba hoặc mẹ mắc các chứng rối loạn tâm lý. Rối loạn lo âu phân ly cũng do yếu tố gen quyết định và có thể di truyền.
Tìm hiểu thêm: Ăn gì khi bị sốt – những món ăn có tác dụng hạ sốt nhanh cho bé mẹ nên biết
Các nhà tâm lý học cho rằng, việc chia cách trẻ với người chăm sóc đầu đời quá sớm, làm gia tăng nguy cơ rối loạn lo âu phân ly, hoặc nỗi sợ hãi đến trường ở trẻ. Một vài trẻ sẽ dễ bị tổn thương do tính khí của mình. Các em đòi hỏi quá mức sự hiện diện của người chăm sóc trong mọi tình huống, và lo lắng tột cùng khi phải ở trong những tình huống mới mẻ.
Trong những trường hợp trẻ quá áp lực từ nhiều sự việc trong cuộc sống hàng ngày. Có thể là trẻ bị mất tình yêu thương của ai đó. Hay trẻ có ba mẹ ly hôn, chuyển trường, chuyển nhà, bị ép buộc phải chia cách người thân thiết quá sớm, sẽ dẫn đến rối loạn lo âu phân ly ở trẻ.
Rối loạn lo âu phân ly khiến trẻ khó hòa nhập được với cuộc sống, dễ xung đột với mọi người xung quanh. Đôi khi trẻ có các hành vi quá khích hoặc tiêu cực gây ảnh hưởng đến người thân. Nếu không được chẩn đoán và điệu trị kịp thời, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh tâm thần về sau.
3. Điều trị rối loạn lo âu phân ly ở trẻ
3.1 Không dùng thuốc
Can thiệp trẻ rối loạn lo âu phân ly bằng giáo dục tâm lý , thường sử dụng kết hợp với liệu pháp điều trị khác. Điều này liên quan đến giáo dục cá nhân và gia đình trẻ. Điều này giúp ba mẹ có kiến thức và cách ứng phó với trẻ có rối loạn lo âu phân ly. Ba mẹ có thể dạy con kỹ năng thư giãn và giải quyết vấn đề.
Can thiệp bằng liệu pháp tâm lý nếu hướng trên chưa đem lại hiệu quả. Liệu pháp tâm lý được xây dựng để tác động vào cử chỉ, nhận thức , hành vi của trẻ. Trong một vài tình huống, nhà trị liệu có thể làm việc với cả gia đình. Có thể hướng ba mẹ và trẻ tập ứng xử với các tình huống giả định, lên kế hoạch để xử lý các vấn đề có thể gặp phải. Cũng cần lưu ý khen ngợi và củng cố những hiệu quả mà trẻ đạt được.
3.2 Dùng thuốc
Đây là cách điều trị cho những trẻ rối loạn lo âu phân ly nặng, khi đã trải qua nhiều phương pháp khác mà thất bại. Việc điều trị bằng thuốc cần phải nhờ đến các bác sĩ và chuyên gia tâm lý – tâm thần mới có thể đem lại hiệu quả và an toàn cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Tăng chiều cao trong 1 tháng cho bé – chuyện thật tưởng như đùa
Trong quá trình chăm sóc trẻ rối loạn lo âu phân ly, ba mẹ nên lưu ý cư xử nhẹ nhàng với trẻ. Ngoài ra, ba mẹ cũng không quát nạt, la mắng, hù dọa làm trẻ hoảng sợ. Thay vào đó là thái độ kiên nhẫn, bình tĩnh, và bày tỏ tình yêu thương chân thành với trẻ.
Thông qua những thông tin chia sẻ về rối loạn lo âu phân ly ở trẻ ở trên, Blogtretho.edu.vn mong sẽ phần nào giúp ba mẹ thấu hiểu và giải tỏa khát khao tri thức của mình. Chính điều này sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình tốt hơn.
Minh Tâm tổng hợp