Rối loạn lo âu ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập, các mối quan hệ xã hội và chất lượng cuộc sống của trẻ. Để giúp con vượt qua rối loạn này, phụ huynh cần tìm hiểu về dạng khó khăn con đang gặp phải, và tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cần đưa con đến nhà trị liệu có chuyên môn để được can thiệp kịp thời.
Bạn đang đọc: Rối loạn lo âu ở trẻ em và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ
Contents
1. Một số dạng rối loạn lo âu ở trẻ em thường gặp
1.1. Rối loạn lo âu tổng quát (Generalized Anxiety Disorder – GAD)
Trẻ mắc rối loạn lo âu tổng quát, hoặc rối loạn lo âu toàn thể, thường lo lắng quá mức về rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, như: học tập, sự an toàn của bản thân và các thành viên trong gia đình, tiền bạc, bạn bè,…Danh sách này sẽ còn tiếp tục kéo dài mãi, và các em vẫn cứ chìm đắm trong tưởng tượng về những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Rối loạn lo âu tổng quát khiến trẻ có những triệu chứng về mặt cơ thể, như là đau đầu, đau dạ dày, tim đập nhanh, hoặc, có thể tự cô lập bản thân, tránh tiếp xúc với bạn bè và với những người xung quanh bởi những lo sợ của mình.
1.2. Rối loạn hoảng loạn (Panic Disorder)
Rối loạn hoảng loạn được đặc trưng bởi sự khởi phát nỗi sợ hãi đột ngột, còn gọi là “cơn hoảng loạn tấn công bất chợt” (Panic Attack). Các triệu chứng bao gồm: Khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, muốn trốn chạy, cảm giác nguy hiểm, đau ngực.
Bố mẹ cần lưu ý, khi trẻ có một nỗi sợ hãi tột độ kèm theo các dấu hiệu tim đập nhanh, vã mồ hôi, thở gấp,…xuất hiện ở ít nhất hai địa điểm khác nhau, chẳng hạn như ở nhà và ở trường học, đồng thời, né tránh những tình huống gây ra nỗi sợ – đây là những dấu hiệu cảnh báo rối loạn hoảng loạn ở trẻ. Khi đó, hãy đưa con đến nhà chuyên môn càng sớm càng tốt, vì nếu không được can thiệp, rối loạn này sẽ khiến tình trạng của con trở nên tồi tệ hơn.
1.3. Rối loạn lo âu phân ly (Separation Anxiety Disorder)
Tất cả trẻ em ít hay nhiều đều sợ sự chia cắt với người mình gắn bó nhất, đặc biệt là cha mẹ. Với một đứa trẻ sơ sinh, hoặc mới tập đi, thì sự xuất hiện của lo âu phân ly là điều bình thường. Với những trẻ lớn hơn, nhất là các bé mới đi học mầm non thì mỗi lần chia tay ba mẹ nơi cổng trường là khóc sưng mắt.
Lớn hơn chút nữa, tương tác xã hội của trẻ được mở rộng, khi đó, trẻ có những nỗi buồn khó diễn tả hơn khi rời xa bố mẹ hay những người thân thiết. Các em bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như khó giữ được bình tĩnh sau khi nói lời từ biệt, cảm thấy rất nhớ nhà, buồn chán khi phải rời xa nhà để đến trường, đi cắm trại,…Nếu các dấu hiệu này kéo dài và ảnh hưởng nặng nề đến cảm xúc lẫn khả năng thích nghi với sinh hoạt đời thường của trẻ, thì có thể trẻ mắc rối loạn lo âu phân ly và cần được đưa đến nhà chuyên môn hỗ trợ.
1.4. Ám sợ xã hội (Social Phobia)
Tìm hiểu thêm: 14 cách dạy con ngoan từ bé cực hữu hiệu mẹ hãy tham khảo ngay
Trẻ sợ sẽ tự làm cho mình xấu hổ khi nói chuyện – Ảnh Internet
Một trẻ mắc ám sợ xã hội thường cảm thấy rất lo lắng và cảnh giác (hơn cả mức xấu hổ) trong những tình huống tương tác xã hội thông thường, như nói chuyện với bạn bè, thầy cô, phát biểu ý kiến trước lớp, đi xe buýt,…Vì trẻ sợ sẽ tự làm mình bẽ mặt trước người khác, hoặc bị đánh giá thấp, bị chê cười.
Những nỗi sợ này gây cản trở khả năng và sự sẵn sàng của trẻ, khiến trẻ khó tham gia các hoạt động ở trường, lớp, khu phố,…Thậm chí, một số em còn cảm thấy không thể nói được một lời nào trong vài tình huống đặc biệt, như phải làm quen với bạn mới chẳng hạn.
2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu ở trẻ em
Cha mẹ cãi cọ khiến trẻ lo lắng – Ảnh Internet
Nhiều chuyên gia tin rằng, rối loạn lo âu bắt nguồn từ cả yếu tố sinh học và môi trường. Có thể, trẻ đã trải qua một số sự kiện gây cảm giác tiêu cực ở trường học, hoặc chưa được chuẩn bị tâm thế để hòa nhập với môi trường mới – như chuyển nơi ở mới, trường mới,…Hoặc, trẻ vừa có những trải nghiệm tang thương, mất mát (cha, mẹ hoặc ông, bà) gây tổn thương sâu sắc đến cảm xúc cá nhân. Trong một số trường hợp khác, trẻ có thể bị “nhiễm” lo lắng từ những người có tính-cách-luôn-lo-lắng xung quanh mình.
Các rối loạn lo âu cũng có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Một số trẻ bẩm sinh đã có nhiều lo lắng và thiếu khả năng đối phó với căng thẳng so những trẻ khác. Các mối lo âu của trẻ sẽ ngày càng gia tăng bởi những sự kiện gây căng thẳng như:
- Thường xuyên chuyển chổ ở, chuyển trường
- Cha mẹ cãi cọ, đánh nhau
- Cái chết của một người thân hay bạn bè
- Bị ốm, sức khỏe yếu, hoặc bị chấn thương sau một tai nạn
- Những vấn đề liên quan đến trường học như thi cử hay bị bạo lực học đường
3. Ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến chất lượng cuộc sống trẻ em
Lo âu khiến trẻ trở nên cô độc – Ảnh Internet
Khi mắc một dạng rối loạn lo âu, trẻ thường gặp khó khăn trong việc kết bạn, phát biểu trong lớp, hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội, trường, lớp bởi cảm giác xấu hổ, lo lắng, e sợ và cô độc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu không được điều trị, trẻ lo âu bệnh lý sẽ có nguy cơ cao gặp khó khăn trong học tập, bỏ lỡ những kinh nghiệm xã hội quan trọng, thậm chí, lạm dụng chất gây nghiện để giải quyết vấn đề của mình.
Các dạng rối loạn lo âu thường xảy ra kèm theo rối loạn khác như trầm cảm , rối loạn ăn uống, và rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD). Đặc biệt, ám sợ xã hội dễ bị nhầm lẫn với chứng sợ đám đông ở trẻ, phụ huynh cần tìm hiểu đầy đủ về các dạng rối loạn này để hỗ trợ con phù hợp.
4. Phụ huynh cần làm gì để để giúp con vượt qua rối loạn lo âu?
>>>>>Xem thêm: Dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh – những nguyên tắc và biện pháp dành cho bố mẹ
Trò chuyện về những mối lo lắng con đang gặp phải – Ảnh Internet
Có nhiều cách để cha mẹ và những người quan tâm có thể giúp trẻ vượt qua rối loạn lo âu. Điều quan trọng đầu tiên là, phải nói chuyện với con về những lo lắng trẻ đang gặp phải. Trấn an, nói trẻ biết bạn hiểu và chia sẻ cho cảm giác của chúng.
Nếu đứa trẻ đủ lớn, bạn có thể giải thích cho con hiểu lo lắng là gì, và những ảnh hưởng của nó lên cơ thể lẫn cuộc sống của con. Đồng thời, cố gắng giữ bình tĩnh khi nói chuyện với trẻ, cũng đừng phạt trẻ khi mắc lỗi hay thiếu sự cải thiện ở trường. Bên cạnh đó, cha mẹ nên tôn trọng quyền riêng tư của con, trao đổi thông tin cần thiết với giáo viên của con để giúp họ hiểu vấn đề gì đang xảy ra với trẻ.
Hiện nay, ở Việt Nam, có nhiều phòng khám tâm lý với những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm làm việc với trẻ em, phụ huynh có thể tìm đến để nhận được tư vấn và trợ giúp vấn đề của con mình.
5. Chế độ dinh dưỡng cho rối loạn lo âu ở trẻ em
[caption-7]Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có tác dụng cải thiện tình trạng lo âu ở nhiều đối tượng, trong đó, có cả trẻ em. Vì thế, trong chế độ ăn uống hàng ngày của con, cần bổ sung:
- Choline: Thành phần này giống như vitamin nhóm B, được sử dụng trong chu trình methyl hóa. Người có mức tiêu thụ choline thấp, đồng nghĩa với việc có khoảng 33% nguy cơ mắc rối loạn lo âu. Chất này được tìm thấy trong trứng, đậu phụ và trong các loại thịt.
- Thực phẩm lên men: Loại thực phẩm này có tác dụng làm thay đổi một số đường dẫn truyền nơ-ron thần kinh xử lý chức năng về cảm giác và cảm xúc của cơ thể, hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho người mắc rối loạn lo âu.
- Omega – 3: Việc bổ sung chất này có tác dụng làm giảm triệu chứng lo lắng.
- Chế độ ăn không gluten và đường: Nhiều nghiên cứu kết luận rằng, một chế độ ăn không có gluten và đường có thể giúp trẻ cải thiện sự lo lắng, do đó, bố mẹ cần lưu ý điều này khi thiết kế khẩu phần ăn phù hợp cho con.
Đừng để rối loạn lo âu ở trẻ em là “chướng ngại vật” làm cản trở các em có một cuộc sống chất lượng và hạnh phúc toàn vẹn. Trẻ lo âu bệnh lý thường tìm cách giấu đi những nỗi sợ hãi của mình, bởi các em cho rằng, mình sẽ không được thấu hiểu và thông cảm. Vì vậy, phụ huynh cần lắng nghe khi con trình bày vấn đề đang gặp phải, song song đó, dùng lời động viên giúp con cảm thấy mình không chống chọi mọi thứ một mình.
Nguyễn Oanh tổng hợp